Hiện nay, Viện đang đào tạo cử nhân Kỹ thuật Môi trường, kỹ sư Kỹ thuật Môi trường vớisự lựa chọn một trong hai chuyên ngành: Công nghệ Môi trường hoặc Quản lý Môi trường, thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường và thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường vàChương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường. Trong những năm gần đây, Viện tiếp nhận mỗi năm khoảng từ 120 đến 150 sinh viên đại học, khoảng 30-35 học viên cao học và từ 3 đến 5 nghiên cứu sinh. Kể từ khóa sinh viên đầu tiên (K35) đến K62, Viện Khoa học và Công nghệ Môi tường đã đón nhận và đào tạo 2302 sinh viên, trong đó có 1558 cử nhân/ kỹ sư đã tốt nghiệp, tiếp nhận và đào tạo 789 học viên cao học, trong đó 673 thạc sĩ đã tốt nghiệp. Số nghiên cứu sinh của Viện tính đến năm học 2017-2018 là 54 người, trong đó 22 NCS đã được công nhận tiến sĩ. Các Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Môi trường được đào tạo tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trở thành một thương hiệu có uy tín được nhiều đơn vị có nhu cầu đặt hàng và đã đóng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước tại hầu hết các tỉnh, thành trong cảnước.

Đang xem: Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường

Khóa kỹ sư Công nghệ môi trường đầu tiên (K35) đã được đào tạo ngay từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường, tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường ngày nay. Kể từ đó,các thế hệ kỹ sư Công nghệ Môi trường của Viện đã và đang sử dụng những kiến thức học được làm việc, cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước. Dù có nhiều bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc, đặc biệt đối với các khóa đầu tiên của Viện khi các vấn đề về bảo vệ môi trường vẫn còn mới mẻ ở nước ta, các cựu sinh viên môi trường của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt được công việc vốn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và đã gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực triển khai các công nghệ xử lý chất thải, giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, hoạt động dịch vụ hay trong vai trò quản lý.

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của Việt Nam cũng làm cho việc đào tạo các cán bộ ngành môi trường phải thay đổi cho phù hợp do nhu cầu nhân lực của ngành tăng lên rất nhanh về số lượng và thay đổi về cơ cấu ngành nghề. Để giảm thiểu các tác động có hại do hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, bên cạnh các giải pháp công nghệ, cần thiết phải có các công cụ quản lý môi trường hiệu quả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong hoàn cảnh đó, sau một thời gian dài chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất và chương trình, khóa đào tạo ngành Quản lý môi trường đầu tiên của Viện được bắt đầu từ K48 đã góp phần đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường, đặc biệt là quản lý môi trường công nghiệp.

Sự thành công trong đào tạo của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường luôn gắn với đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết với giảng dạy với chương trình đào tạo phù hợp. Các chương trình đào tạo được các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy soạn thảo nhằm sử dụng tối đa cơ sở vật chất, lồng ghép các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy.

Nội dung chương trình đào tạo của Viện trang bị kiến thức về giải quyết các vấn đề ô nhiễm trong công nghiệp, đặc biệt là khả năng phát hiện và giải quyết nguồn phát sinh ô nhiễm, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, ứng dụng các công cụ kỹ thuật và quản lý trong kiểm soát ô nhiễm. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, chương trình đào tạo luôn được cập nhật và chỉnh sửa phù hợp với xu thế phát triển của ngành môi trường ở trong nước và trên thế giới.

Với các chương trình đào tạo này, các sinh viên tốt nghiệp tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường có thể làm việc tại các cơ quan đào tạo và nghiên cứu, các cơ sở công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế,các đơn vị tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường. Rất nhiều cựu sinh viên, học viên của Viện đã khởi nghiệp trong lĩnh vực môi trường và trở thành các chủ doanh nghiệp thành công trong nhiều mảng hoạt động bảo vệ môi trường.

Một số mốc quan trọng trong hoạt động đào tạo đại học của Viện như sau:

Từ khóa 35 đến khóa 47, Viện chỉ có chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ Môi trường theo học chế niên chế.

Xem thêm: Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học Là Gì, Thế Nào Là Một Bài Báo Khoa Học

Từ khóa 48 đến khóa 51, Viện có 2 chương trình đào tạo là Công nghệ Môi trường và Quản lý Môi trường theo học chế niên chế.

Các khóa 52 và 53, Viện có hai chương trình đào tạo là Kỹ thuật Môi trường và Công nghệ và Quản lý Môi trường, đào tạo theo học chế tín chỉ.

Bắt đầu từ khóa 54, theo chương trình khung của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường bắt đầu chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật Môi trường, kỹ sư Kỹ thuật Môi trường với lựa chọn một trong hai chuyên ngành là Công nghệ Môi trường hoặc Quản lý Môi trường.

Chương trình đào tạo đại học ngành Kỹ thuật môi trường được điều chỉnh từ K57 hiện đang được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA, trên cơ sở kết quả tự đánh giá sẽ đề ra các kế hoạch để tiếp tục cải thiện nội dung và chất lượng đào tạo. Hiện nay chương trình đào tạo với định hướng tích hợp các chương trình Cử nhân – Kỹ sư, Cử nhân – Thạc sỹ, Cử nhân – Kỹ sư – Thạc sỹ áp dụng từ K62 đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện theo phương pháp tiếp cận CDIO và mô hình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra.

Chương trình đào tạo được xây dựng và phát triển theo định hướng tiếp cận với người học bám vào bốn trụ cột giáo dục của UNESCO:Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để tự khẳng định mình. Trong giai đoạn hiện nay, Viện đã và đang triển khai đổi mới công tác đào tạo theo phương châm đã được đề ra thống nhất trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đổi mới cơ bản, toàn diện, tiến hành từng bước vững chắc chương trình đào tạo trong xu thế quốc tế hóa, gắn chặt với yêu cầu thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Đổi mới mô hình đào tạo và chương trình đào tạo gắn liền với đổi mới phương pháp dạy và học, gắn liền với cải thiện môi trường dạy và học; chú trọng tính cơ bản và tính thực tiễn, đảm bảo người tốt nghiệp có năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của xã hội. Đổi mới phải nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, gắn liền với phát triển bền vững và phải đi liền với đánh giá và kiểm định chất lượng thường xuyên. Tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy giáo dục đại học, tạo ra văn hóa đổi mới, có sự tham gia tích cực, chủ động của toàn thể đội ngũ cán bộ giáo chức và sinh viên của Nhà trường vào quá trình đổi mới.

Dù được đào tạo theo chương trình nào, sinh viên của Viện luôn thể hiện quyết tâm học tập tốt để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng. Kết quả khảo sát đến năm 2017 cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 1 năm tốt nghiệp trung bình là 90% với mức lương cao và mức độ tăng trưởng lương rất tốt. Bên cạnh học tập, các em còn tham gia nghiên cứu khoa học và đã đạt nhiều giải thưởng như: giải thưởng sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quỹ sáng tạo VIFOTEC, giải thưởng phát minh xanh SONY, giải thưởng “Ngày sáng tạo Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Số lượng sinh viên tăng hàng năm và đạt 120– 150 sinhviên/năm đã thể hiện hoạt động đào tạo đại học của Viện phù hợp với nhu cầu xã hội.

Xem thêm: Đại Học Bách Khoa Hà Nội Điểm Chuẩn 2016, Điểm Chuẩn 2016: Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Sinh viên, học viên cao học theo các chương trình giảng dạy tại Viện được cung cấp đề cương chi tiết, danh mục các tài liệu tham khảo và bài giảng được cập thông tin mới về công nghệ môi trường và quản lý môi trường để người học có đủ tài liệu học tập và tham khảo thêm. Bên cạnh thư viện của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường còn có một thư viện với hàng ngàn đầu sách và các tài liệu chuyên môn trong lĩnh vực môi trường, các luận văn tốt nghiệp, là nơi người học có thể tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *