Sách của Barbara Oakley một chuyên gia về phương pháp học tập. Mọi người có thể đã biết đến bà qua cuốn “Learning how to learn” hoặc khóa học trực tuyến cùng tên trên coursera. Tôi nhận được cuốn sách này như một món quà trước tết nguyên đán. Ra tết, cũng ngại mở ra đọc vì nghĩ trong sách chứa toàn những lời khuyên mẹo mục để sao cho học nhanh, nhớ giỏi. … Thế rồi dịch bệnh đến làm cuộc sống chậm lại, tôi lần hồi mở sách ra đọc thử xem sao. Hóa ra rất hay các bạn ạ.

Đang xem: Cách chinh phục toán và khoa học

Quá trình đọc một cuốn sách hay giống như tự đối thoại bản thân. Tôi bắt đầu hồi tưởng về quá trình đi học từ thời đánh vần, học bảng cửu chương, cho đến thời học đại học và sau đại học sau này khi lật giở từng trang sách. Từng mẩu ký ức ùa về trong mỗi câu chuyện kể, phân tích sai lầm, đúng đắn của từng cách học tập. Tất cả chúng ta ai cũng đã từng đi học, đã từng vật vã với những mảng kiến thức khác nhau. Yêu môn này, ghét môn kia. Rồi cùng đám bạn cùng trang lứa cạnh tranh so sánh, ngưỡng mộ những người học nhanh. Cũng từng chứng kiến những người học không đúng phương pháp bị rớt lại phía sau. Nhưng tựu chung lại chúng ta đều có kinh nghiệm cá nhân, không ai chính thức dạy chúng ta cách học như nào cho đúng đắn hiệu quả.

Xem thêm: Khóa Học Làm Bánh Mì Việt Nam, Khóa Học Làm Nhân Bánh Mì Mở Quán

*

Ai trong chúng ta cũng đều giữ cho mình một vài kinh nghiệm học tập nào đó mà ta cho là hiệu quả. Tuy nhiên trong những thứ chúng ta rút ra được có không ít định kiến sai lầm. Tôi tự thấy mình may mắn là hầu hết kinh nghiệm của tôi (mà tôi vẫn cho là phù hợp với cá nhân mình) phần nhiều là đúng đắn so với những nghiên cứu và phân tích chỉ ra trong sách. Bên cạnh đó, điều đáng quý sau khi đọc cuốn này là tôi thấy ra một vài định kiến sai lầm của mình về phương pháp học, những thứ đôi khi khiến cho tôi khá vất vả và mất thời gian.

Xem thêm: Khóa Học Cơ Bản Spa Bao Nhiêu Tiền ? Bảng Chi Phí Rẻ Nhất Năm 2020

Về mặt kỹ thuật, cuốn sách này hệ thống hóa lại các phương pháp học tập hiệu quả dựa trên các nghiên cứu hệ thống về tâm lý và khoa học thần kinh gần đây. Các kết quả nghiên cứu khô khan được diễn giải theo cách sáng rõ dễ hiểu cho đại chúng, xen vào đó là những mẩu chuyện và kinh nghiệm cá nhân của nhiều nhân vật cũng như của chính tác giả – tiến sĩ Barbara Oakley. Thật ra bà là tiến sĩ ngành kỹ thuật (engineering) hiện đang là giáo sư ngành này tại một đại học bên Hoa Kỳ. Do đặc điểm cá nhân (hồi bé bà bị xếp vào loại trẻ chậm hiểu) nên sau này bà để tâm nghiên cứu và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp học tập.

*

Các điều quan trọng rút ra sau mỗi cuốn sách đều tùy thuộc vào đặc điểm và trải nghiệm của từng cá nhân. Đối với tôi một số điều nói trong sách là hiển nhiên tôi biết rồi, nhưng có thể đối với một số người thì đó là điều quan trọng cần rút ra vì họ chưa từng biết, thậm chí mắc sai lầm về điều đó trong suốt quãng đời học tập của mình. Sau đây là một vài điểm quan trọng tôi rút ra sau khi đọc cuốn sách này:

Có hai chế độ học tập là: tập trung và phân tán. Cả hai chế độ này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập các khối kiến thức và liên kết các khái niệm rộng lớn tạo thành tri thức trong não người học. Tập trung là lúc chúng ta đào sâu vấn đề theo một hướng. Phân tán là những lúc chúng ta lơ đãng, suy tư khi nghỉ ngơi, hoặc chợt nhìn ra ngoài sân trường trong giờ học. Thực ra lơ đãng khá là quan trọng vì tiềm thức đang làm việc để thiết lập ra các kết nối rộng hơn theo hướng lan tỏa, giúp thẩm thấu kiến thức.Việc tạo khối thông tin về một vấn đề cụ thể trong quá trình học. Việc này có nghĩa là ta đã nắm được vấn đề cụ thể một cách rõ ràng (thường là thông qua vận dụng vào bài tập). Khối thông tin được tạo ra khiến có thể dễ dang truy vấn giúp tiết kiệm không gian cho trí nhớ làm việc (work memory, trí nhớ ngắn hạn). Tạo khối thông tin cũng giúp cho việc liên kết các khối thông tin rộng hơn sau này tạo nên bức tranh toàn cảnh.Ảo tưởng hiểu bài: Tôi đã gặp khá nhiều bạn cùng lứa, cũng như sinh viên của tôi mắc phải ảo tưởng này. Họ thường là những người chăm chỉ. Có một số người sau khi làm được một chuỗi các bài tập dạng giống nhau cảm thấy tự tin cho rằng mình hiểu bài rồi. Hay có một số người rất chịu khó đọc sách kiểu tuần tự từ đầu đến cuối và cho rằng mình đã gặp tất cả các kiến thức trong sách rồi, gấp sách lại yên tâm mà không nghiền ngẫm gì. Tôi thì hay có kiểu giải vài bài đại diện, sau đó chuyển sang dạng khác để tìm ra ý nghĩa toàn thể của mảng kiến thức. Nhiều người cho kiểu học này là lớt phớt, nhưng hóa ra cách của tôi đúng như trong sách khuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *