*

– Trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, việc các tạp chí khoa học xãhội ở Việt Nam từng bước tuân thủ những chuẩn mực của tạp chí khoahọc, theo từng tiêu chí, nhóm tiêu chí là cần thiết, bảo đảm chất lượngkhoa học của tạp chí chuyên ngành.

*

Phát triển các tạp chí khoa học xã hội Việt Nam theo chuẩn quốc tếĐể làm được điều này, các tạp chí khoa học xã hội cần mạnh dạn đổi mới tư duy, cách làm, tạo những chuyển biến cả về nội dung, hình thức, khắc phục tình trạng “tạp chí ao làng”, “một mình một kiểu” như hiện nay.

Đang xem: Phát Triển Các Tạp Chí Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Vài nét về Tạp chí khoa học xã hội Khoa học xã hội là một bộ phận của nền khoa học mỗi quốc gia, với nhiều chuyên ngành phong phú và đa dạng; với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu các quy luật hình thành, phát triển của xã hội và con người, nhất là mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên và xã hội; đem lại cơ sở khoa học để xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ thể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, khoa học xã hội ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc.Tạp chí khoa học xã hội được xuất bản định kỳ nghiên cứu sâu một ngành, lĩnh vực của khoa học xã hội; là công cụ hữu hiệu để đăng tải các kết quả nghiên cứu, hoạt động khoa học, giới thiệu các công trình khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực khoa học xã hội.

*

Tạp chí Khoa học xã hội và nhân vănNhững năm qua, một số tạp chí được coi là “điểm sáng” trong nỗ lực phát triển và khẳng định vị thế trong khối các tạp chí khoa học xã hội. Trong đó, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn (JOSSH) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mặc dù mới thành lập tháng 8/2015, trên cơ sở phát triển và kế thừa chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn, nhưng tới nay, các bài viết của tạp chí đã và đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Imfact Factor…Tạp chí Quản lý quy trình gửi – nhận – phản biện và xuất bản bài viết trên JOSSH bằng phần mềm Quản lý tạp chí. Các bài viết đăng trên JOSSH được truy cập mở trên website. Tạp chí Kinh tế và phát triển thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với phiên bản tiếng Anh (Journal of Economics & Development) trở thành xuất bản phẩm đầu tiên trong lĩnh vực khoa học xã hội của Việt Nam được chỉ mục trong Hệ thống Trích dẫn Đông Nam Á (Asean Citation Index: ACI).Ngoài ra, Tạp chí còn được chỉ mục trong hệ thống Google Scholar và Vietnam Citation Gateway (V-CitationGate). Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam phiên bản tiếng Anh (Vietnam Socio – Economic development) của Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) sau 1 năm thí điểm nâng cấp đã trở thành tạp chí duy nhất của Việt Nam được ABDC (Australian Business Dean Council) đánh giá cao và ghi nhận, xếp hạng trong Danh mục các tạp chí học thuật tham khảo của Hội đồng… và một số tạp chí khác của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, một số cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đang triển khai các đề án, kế hoạch nâng cấp tạp chí tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.Tuy nhiên, con số các tạp chí khoa học xã hội đã và đang nỗ lực phát triển để hội nhập vào dòng chảy khoa học quốc tế không nhiều, thậm chí là quá ít ỏi, trong khi số lượng tạp chí khoa học xã hội ở Việt Nam khá lớn, đa dạng về ngành, lĩnh vực. Nhiều tạp chí vẫn “dậm chân tại chỗ”, những biểu hiện nỗ lực để vươn tầm nội dung, hình thức khoa học còn chậm chạp. Có thể thấy, con số các tạp chí khoa học xã hội xây dựng và tuân thủ quy chế phản biện chuyên gia – một quy chế luôn được các tạp chí khoa học quốc tế khuyến khích chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì vậy, không ít bài nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội thiếu sự thẩm định khoa học chặt chẽ, đã được ra đời chỉ để “tròn vai”.Bên cạnh đó, nội dung đăng tải trên một số tạp chí khoa học thực sự chưa bám sát vào các vấn đề lý luận – thực tiễn KHXH đang thu hút sự quan tâm của giới học giả Việt Nam cũng như công chúng; chưa tạo được độ sắc nét về nội dung, dẫn đến sự gia tăng những tạp chí có chất lượng “bình bình”, dàn hàng ngang trong kết cấu nội dung bài vở. Tiếp theo là sự “đa dạng” kiểu bài báo khoa học, từ mô hình bài, đến bố cục các mục, tiểu mục, cách ghi tài liệu tham khảo “muôn hình vạn trạng”… thiếu một khung chuẩn khoa học và chất lượng.

*

Một số Tạp chí chưa xây dựng được các quy chế, quy định liên quan đến công tác biên tậpKhông chỉ có vậy, số tạp chí có Hội đồng Biên tập hoạt động thực chất, đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng các tạp chí chuyên ngành không nhiều. Đa phần là “điểm danh, ghi tên”, việc trao đổi, bàn bạc đường hướng cho tạp chí thiếu hiệu quả, chưa nói đến việc tham gia viết bài chất lượng hoặc tham gia phản biện các bài viết “gai góc”. Công tác xuất bản lệ thuộc nhiều vào phát hành báo chí Trung ương hoặc biếu tặng, cho không, mà chưa có chiến lược bài bản, chuyên nghiệp, góp phần đưa tạp chí đến với cộng đồng khoa học ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, sự liên kết tích hợp giữa hoạt động thông tin với hoạt động xuất bản được rất ít tạp chí đặt ra.Bên cạnh một số ít tạp chí khoa học đã triển khai quy trình xuất bản trực tuyến, tạo sự tương tác nhất định với công chúng, với bạn đọc khoa học ở Việt Nam và trên thế giới, nhiều tạp chí chỉ dừng lại ở phiên bản điện tử của tạp chí in với các bài viết trong số đưa lên dưới dạng bài viết hoặc định dạng PDF. Các tạp chí này hoàn toàn chưa tận dụng được sự tương tác qua lại giữa công chúng và tòa soạn, công chúng – tác giả trên môi trường Internet. Một số tạp chí khoa học có những cách làm khác như, cho phép bạn đọc tải bài viết xuống và trả phí – tuy nhiên cách làm này chưa hiệu quả. Xu hướng “báo hóa tạp chí điện tử” cũng đã và đang manh nha xuất hiện ở một số tạp chí khoa học xã hội…PGS,TS Phạm Quang Minh chỉ rõ, những “tử huyệt” của các tạp chí KHXH&NV ở nước ta hiện nay như: Nghèo nàn về nội dung, nặng về minh họa, kém thuyết phục về phương pháp; Công tác tuyển chọn bài vở và bình duyệt được làm có tính hình thức và không tuân thủ các nguyên tắc bình duyệt theo chuẩn mực, hoặc không có những chuẩn mực rõ ràng; Coi nhẹ việc trích dẫn khoa học, cả về mặt đạo đức nghề nghiệp và kỹ thuật trích dẫn; Né tránh những vấn đề bị coi là “nhạy cảm” ở cả phía các nhà nghiên cứu và phía các tạp chí khoa học; Mờ nhạt vai trò Hội đồng Biên tập(1) .

Xem thêm: Những Tuổi Làm Nhà Đẹp Nhất Năm 2018, Tuổi Nào Xây Nhà Là Đẹp Nhất?

*

Phát triển các tạp chí khoa học xã hội Việt Nam theo chuẩn quốc tếĐổi mới tư duyHiện nay, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đang xây dựng và hoàn thiện Vietnam Citation Index (VCI, Chỉ số trích dẫn Việt Nam). VCI bao gồm các sản phẩm như tiêu chuẩn VCI (tiêu chuẩn tối thiểu) cho các tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, chỉ số ảnh hưởng VCI-Impact Factor, cơ sở dữ liệu các đề mục và tóm tắt các bài báo thuộc các tạp chí đạt chuẩn VCI để phục vụ cho tham khảo và trích dẫn(2) .Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, “bộ tiêu chuẩn VCI còn rất thấp so với mặt bằng chung khu vực và quốc tế, trong đó còn bỏ ngỏ một số tiêu chí về tính minh bạch trong mối quan hệ gắn kết giữa tạp chí với cộng đồng tác giả”, và theo họ, VCI cần “chọn ngay một bộ tiêu chuẩn quốc tế có nhiều điểm gần với điều kiện Việt Nam nhất để làm thành tiêu chuẩn của VCI. Như vậy, VCI sẽ là một cầu nối để tạp chí nào đạt tiêu chuẩn này cũng đã sẵn sàng hội nhập quốc tế, hoặc làm bước đệm để tiến tới các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cao hơn”(3) .Xét đến cùng, tạp chí khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, tạp chí khoa học Việt Nam nói chung đang rất cần một chuẩn mực cụ thể ở tầm quốc gia để lấy đó làm mục tiêu phát triển trong giai đoạn đầu. Bộ chuẩn mực cần có sự tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, để tiến tới những kỳ vọng cao hơn, xa hơn ở giai đoạn sau, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế tạp chí khoa học, và cuối cùng, sẽ có những tạp chí khoa học xã hội Việt Nam trở thành tạp chí quốc tế. Đó là mong muốn của những người luôn quan tâm, dõi theo sự phát triển của khoa học xã hội nói riêng, khoa học công nghệ Việt Nam nói chung.

*

Một số Tạp chí cóHội đồng Biên tậphoạt động chưa thực chấtThời gian tới, Ban Biên tập các tạp chí khoa học xã hội cần có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong nghiên cứu khoa học và triển khai làm tạp chí khoa học xã hội một cách nghiêm túc, có thể rút ra một số vấn đề sau:Thứ nhất, các tạp chí cần nỗ lực nâng cao chất lượng nội dung khoa học trong mỗi bài viết. Về mặt khoa học, đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kết cấu; về mặt nội dung, như GS. Vũ Khiêu đã từng nhấn mạnh: “Các tạp chí KHXH phải bám sát thực tế của cuộc sống…, tràn đầy hơi thở của cuộc sống, phải là những vấn đề nóng hổi ở trong nước và trên thế giới, những vấn đề đang được mọi người quan tâm”(4). Các tạp chí khoa học xã hội cần quan tâm mở rộng cộng tác viên qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó, đặc biệt chú ý việc tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động tọa đàm, hội thảo khoa học ở tầm quốc gia, quốc tế… thu hút các chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm viết bài. Đây là cơ hội để quảng bá các tạp chí khoa học xã hội, góp phần nâng cao uy tín, đồng thời cũng là dịp để mở rộng cộng tác viên trong và ngoài nước.Thứ hai, cần mạnh dạn cải tiến, thay đổi hình thức trình bày các tạp chí khoa học xã hội theo các chuẩn mực chung. Khắc phục tình trạng “một mình một kiểu”, “tạp chí ao làng”, không theo quy chuẩn, nhất là về hình thức quy chuẩn bài báo khoa học, trích dẫn, tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, xây dựng, hình thành các quy chế, quy định liên quan đến công tác biên tập, phản biện bài viết chặt chẽ; Huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực, ngành tham gia phản biện, góp phần bảo đảm sự khoa học, chuẩn mực cũng như tính minh bạch trong nghiên cứu, tạo cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng tạp chí khoa học.

Xem thêm: Nhà Sách Đại Học Bách Khoa Tp Hcm, Thư Viện Bách Khoa

Thứ ba, đối với một số tạp chí khoa học xã hội được xác định là tạp chí trọng điểm của các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, cần tập trung xây dựng, phát triển tạp chí bằng tiếng Anh cho các số có nội dung chuyên ngành, liên ngành, từng bước tiến tới xuất bản tạp chí trực tuyến. Thu hút các nhà nghiên cứu, chuyên gia nước ngoài tham gia Hội đồng Biên tập, hoặc cộng tác, phản biện. Các tạp chí khoa học xã hội cần chủ động xây dựng các mối liên hệ, phối hợp với các nhà xuất bản danh tiếng của nước ngoài để tạp chí có thể được tích hợp dữ liệu vào các nhà xuất bản lớn, góp phần quảng bá tạp chí đến với đông đảo cộng đồng khoa học, góp phần tăng lượng trích dẫn đến tạp chí./.Nguyễn Thị Minh HuếTài liệu tham khảo(1) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Công bố quốc tế trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh(2) https://www.vci.gov.vn/ve-chung-toi(3) http://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Tap-chi-KH-Viet-Nam-Goi-y-giai-phap-hoi-nhapquoc-te-12914 (4) Nhiều tác giả (1986): Công tác tạp chí, Nxb Sách giáo khoa Mác Lê nin, H, tr.52

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *