Viết bởi Jenny Tai, 14 tháng 9 năm 2018Được xuất bản trên trang NTUC Income thietbihopkhoi.com Singapore

Một tuổi thơ hạnh phúc và trọn vẹn là trẻ được học tập, vui chơi và trải nghiệm trong sự yêu thương của gia đình và xã hội. Ngày nay, trẻ thường phải dành rất nhiều thời gian cho việc học tại trường ngay từ bậc tiểu học và vất vả với rất nhiều kỳ thi.

Đang xem: Hãy Tìm Ngay Một Lớp Học Ngoại Khóa Cho Trẻ Em

Cách để trẻ có thể vừa học vừa chơi đồng thời có thể phát triển kỹ năng và tìm tòi những năng khiếu của chính bản thân mình là để bé tham gia vào các học ngoại khoá, năng khiếu, kỹ năng sống. Những lớp học này tập trung vào các sở thích ngoài các môn học trên trường giúp thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy vượt trội. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu và tìm ra những lớp học phù hợp với trẻ, hãy tham khảo một số loại hình lớp học dưới đây nhé:

Lớp học kịch nghệ

*

*

Hình ảnh: Unsplash

Diễn xuất là một đam mê mà bạn chỉ có thể phát hiện ra khi bạn thử. Vì thế hãy để trẻ trải nghiệm với môn học nghệ thuật này. Đối với tự tin và các bé thích được chú ý thì lớp kịch nghệ có thể khiến bé tỏa sáng. Điều đó không có nghĩa lớp kịch nghệ không phù hợp với các bé nhút nhát, dè dặt. Sân khấu có thể là nơi khiến bé cảm thấy tự tin hơn và tự do để thể hiện bản thân.

Các lớp học kịch và nhạc kịch có thể giúp thúc đẩy trẻ tự tin, cùng với sự phát triển về cảm xúc, xã hội và thể chất.

Lớp học kịch nghệ có thể giúp các bé tự tin cũng như phát triển về cảm xúc xã hội và thể chất. Những yêu cầu về việc sử dụng lời nói và các bài hát sẽ giúp trẻ cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Việc đóng vai vào các nhận vật, thể hiện lời thoại thật diễn cảm và ghi nhớ, nắm bắt lời thoại chính là cách để các bé rèn luyện bản thân tốt nhất.

Khi các bé được học cách xây dựng tính các nhân vật, xây dựng cảnh, các phân cảnh đối thoại cùng bạn bè, các bé sẽ phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và nảy sinh các suy nghĩ vượt trội.

Bố mẹ có thể cân nhắc lợi ích của lớp kịch nghệ: Các lớp kịch nghệ giúp bé cải thiện kỹ năng giao tiếp trước đám đông, khuyến khích kỹ năng hợp tác và khơi gợi sự sáng tạo vượt trội.

Lớp học nhảy, học múa

*

*

Ảnh: Unsplash

Lớp học nhảy, học múa rèn luyện và nâng cao tính tập trung hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn! Khi bé tập nhảy một điệu múa hay một bài nhảy, bé cần nhớ hết các động tác, kiểm soát được không gian xung quanh và di chuyển nhịp nhàng với âm nhạc. Thêm vào đó, bé cần rèn luyện sự tự tin khi biểu diễn trên sân khấu. Đôi khi, bé sẽ vấp ngã hay gặp sự cố. Và đó là lúc bé bình tĩnh xử lý tình huống của bản thân cũng như bạn bè xung quanh.

Một lớp học vũ đạo sẽ giúp các bé cải thiện kỹ năng chú ý, tập trung; kỹ năng quan sát, tự giác và rèn luyện trí nhớ. Điều này sẽ giúp ích cho bé với các môn học ở trường. Học múa và nhảy không chỉ là một môn học về thể chất mà còn là môn học phát triển cảm xúc và tinh thần.

Thêm vào đó, việc cảm thụ âm nhạc, phát triển các cung bậc cảm xúc cũng giúp bé tăng sự đồng cảm và tình yêu thương của trẻ.

Bố mẹ có thể cân nhắc lợi ích của lớp học múa, học nhảy: Lớp học nhảy và học múa sẽ giúp bé phát triển thế chất, nhận thức và cảm xúc xã hội.

Lớp học vẽ

*

Ảnh: Unsplash

Mùi giấy, màu vẽ và âm thanh của bút chì vẽ trên giấy đều có thể tạo nên những hứng thú cho bé. Đó là những niềm vui nhỏ nhưng không kém phần thú vị và ý nghĩa khi tham gia môn nghệ thuật này.

Điều quan trọng đối với một đứa trẻ không chỉ là việc học, mà đó là cuộc sống hiện tại và tương lai. Nghệ thuật sẽ giúp ích cho việc phát triển toàn diện của trẻ.

Ở giai đoạn đầu này, các bé có thể tiếp cận nghệ thuật thông qua việc chơi, khám phá và thể hiện, khám phá các phong cách khác nhau. Hầu hết đối với các lớp học nghệ thuật này đều có các buổi trải nghiệm mà bố mẹ có thể đăng ký cho bé. Một lưu ý là phong cách giảng dạy của giáo viên cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Điều quan trọng là giáo viên có thể khuyến khích bé có thể thể hiện cá tính thông qua các “tác phẩm nghệ thuật” của mình. Nghệ thuật là để tôn vinh sự độc đáo, sáng tạo.

Xem thêm: Tóm Tắt Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học (Kèm Ảnh), Cách Để Tóm Tắt Bài Báo Khoa Học (Kèm Ảnh)

Bố mẹ có thể cân nhắc lợi ích của lớp học vẽ: Lớp học vẽ khuyến khích sự sáng tạo và cá tính của trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể khám phá chính bản thân mình thông qua việc sáng tạo nghệ thuật.

Các lớp học nhạc

Ảnh: Unsplash

Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu âm nhạc? Thật tẻ nhạt và buồn chán đúng không nào?

Học nhạc thông qua các dụng cụ âm nhạc như piano, violon, hay thậm chí là trống hay hợp xướng cũng sẽ giúp bé thích thú khi trải nghiệm việc học nhạc.

Khoa học đã chứng minh việc học nhạc giúp bé cải thiện trí nhớ và trí thông minh cũng như ngôn ngữ giao tiếp. Học âm nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ học tốt các môn học ở trường hơn.

Cho dù đó là thông qua việc học một nhạc cụ như piano, violin, hay thậm chí là trống hay hợp xướng, don don bỏ lỡ cơ hội cho con bạn trải nghiệm học tập âm nhạc.

Khoa học cho thấy âm nhạc có thể cải thiện trí nhớ và trí thông minh bằng lời nói. Trong điều đó, học âm nhạc từ khi còn nhỏ giúp trẻ em làm tốt hơn ở một loạt các môn học.

Tham gia vào các lớp học nhạc cũng là cách để các bé rèn luyện kỷ luật và những thói quen tốt. Bé chỉ có thể sử dụng nhạc cụ tốt khi luôn luyện tập và thực hành thường xuyên, đầy đủ. Thông qua việc thông thạo chơi một loại nhạc cụ, bé có thể thậm chí xử lý những điều phức tạp của các môn học tại trường. Và điều quan trọng nhất mà việc học nhạc sẽ co thể đem lại cho bé niềm vui và sự thỏa mãn.

Bố mẹ có thể cân nhắc lợi ích của lớp học vẽ: Âm nhạc giúp bé có những nhận thức sâu sắc hơn và khơi gợi những kỹ năng hoàn hảo hơn ở trẻ.

Các lớp học thể thể thao (Các môn thể thao cá nhân hoặc chơi theo nhóm)

Khi bố mẹ lựa chọn một lớp học thể thao cho bé, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là hỏi về môn thể thao mà bé thích.

Ngoài ta, bố mẹ cũng có thể tham khảo những lợi ích ích của các môn thể thao:

Các môn thể thao cá nhân:

· Rèn luyện khả năng tự lập và tính cạnh tranh

· Yêu cầu trẻ đón nhận thất bại hoặc thành công một mình, điều này giúp trẻ rèn luyện tính trách nhiệm

· Là một hình thức giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật

Các môn thể thao đồng đội:

· Giúp trẻ năng động hơn và rèn luyện tính hợp tác, làm việc nhóm

· Là cơ hội để bé có thể trai nghiệm xã hội, vui vẻ hơn và giao tiếp với một cộng đồng lớn hơn.

Khi trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao cũng như các cuộc thi đấu, trẻ sẽ biết cách chấp nhận thắng thua và vượt lên mỗi khi thất bại.

Ảnh: Unsplash

What is learnt in sports has to be experienced — not taught in lectures. What does it feel like to endure gruelling drills, have high hopes for all the practice to pay off — only to lose? What does it feel like when it all pays off? How do you resolve conflicts on the court, or run a basketball play successfully with your teammates? The lessons taught on the field can instil a “can do” attitude and life strategy that translates into other areas of their lives.

Những bài học mà trẻ có thể học được ra những môn thể thao là những bài học không hề có trong sách vở. Cảm giác sau những buổi tập mệt mỏi, những hy vọng dành chiến thắng cho các cuộc thi đấu. Chiến thắng bản thân, chiến thắng chính mình là điều vô cùng cần thiết để giúp bé trường thành hơn trong tương lai.

Xem thêm: Chính Sách Khoa Học Và Công Nghệ, (Science And Technology Policy) Là Gì

Bố mẹ có thể cân nhắc lợi ích của lớp học vẽ: Âm nhạc giúp bé có những nhận thức sâu sắc hơn và khơi gợi những kỹ năng hoàn hảo hơn ở trẻ. Cho dù bố mẹ tham gia các môn thể thao đồng đội hay cá nhân thì các hoạt động thể thao sẽ giúp bé xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe và trí não, giúp các bé sảng khoái và học tập tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *