Điều 33: Phân loại hợp đồng khoa học và công nghệ

1.Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng khoa học và công nghệ bằng văn bản.

Đang xem: Dịch vụ khoa học và công nghệ

2. Các loại hợp đồng khoa học và công nghệ bao gồm:

a)Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ;c) Hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ.

3.Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định mẫu hợp đồng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 34:Điều 34. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có quyền sau đây:
a) Sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng;
b) Tổ chức việc giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng;
b) Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ đặt hàng;
c) Tiếp nhận và tổ chức triển khai ứng dụng hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu;
d) Thanh toán đầy đủ kinh phí cho bên nhận đặt hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.

Xem thêm: Kế Hoạch Tổ Chức Hội Thảo Khoa Học, Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hưng Yên

Điều 35. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1. Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có quyền sau đây:
a) Hưởng quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu bên đặt hàng cung cấp thông tin và những điều kiện khác theo thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện hợp đồng;
c) Nhận kinh phí của bên đặt hàng để thực hiện hợp đồng.
2. Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Bàn giao kết quả nghiên cứu, giao nộp sản phẩm theo đúng quy định trong hợp đồng;
b) Giữ bí mật về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thoả thuận;
c) Không được chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho người khác nếu không có sự chấp thuận của bên đặt hàng.
Điều 36. Giải quyết tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ
1. Bên vi phạm hợp đồng khoa học và công nghệ phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp hợp đồng khoa học và công nghệ được giải quyết trước hết theo nguyên tắc hoà giải, thương lượng trực tiếp giữa các bên. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.

Xem thêm: Tận Dụng Ánh Sáng Tự Nhiên Trong Kiến Trúc Và Tác Động Thoải Mái Về Thị Giác

Đánh giá bài:: Thank you for your feedback!
Báo lỗi bài viết
Would you please tell us how we can improve it?
If you would like to add a comment, please do so
Vui lòng báo lỗi bài viết về nội dung, lỗi ngữ pháp, …

Article ID: 153
Last updated: 12 May, 2016
Bản cập nhật: 3
Lượt xem: 10454
Bình luận: 0
Ngày đăng: 25 Apr, 2012 by Tâm –
Ngày cập nhật: 12 May, 2016 by Loan – thietbihopkhoi.com
Bài trước
Bài kế
« Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) »

*

Powered by KBPublisher (Knowledge base software)

*

Advanced search

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *