Tham khảo luận văn – đề án “đề tài “phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học.””, luận văn – báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Đang xem: đề tài phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Luận VănĐề Tài: Phương pháp nghiên cứu khoa học vàphương pháp luận nghiên cứu khoa học Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc MỤC LỤCLời nói đầu………………………………………………………………………………………… 2I. Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học…………………………………………………………………………….. 3 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học ……………………………………………. 3 a. Khái niệm………………………………………………………………………………… 3 b. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học……………………….. 4 2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học …………………………………….. 6 3. Phân loại phương pháp …………………………………………………………….. 7 a. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ………………………………………. 7 b. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết…………………………………………….. 9II. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể ………………………. 10 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp………………………………………….. 10 2. Phương pháp quy nạp và diễn giải ……………………………………………. 12 3. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc ……………………………….. 13 a. Phương pháp lịch sử ……………………………………………………………….. 13 b. Phương pháp lôgíc…………………………………………………………………… 15 c. Tính thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc .. 17Kế luận ……………………………………………………………………………………………. 19Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………. 20 1 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa họcvà công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng được đổi mớimột cách cực kỳ nhanh chóng. Ngày nay nghiên cứu khoa học là một trongnhững hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiêncứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnhcủa thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng vào mọilĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyềnthống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên hàng trăm lần so với vài thậpniên gần đây. Về phần mình, bản thân khoa học càng cần được nghiên cứu một cáchkhoa học. Một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quátnhững lý thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra đượccác biện pháp tổ chức, quản lý và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộmáy khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn.Có lẽ không phải ngẫu nhiên, nhà tương lai học Thierry Gaudin đã đưa ramột thông điệp khẩn thiết: “ Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu!”. Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho conngười những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cảnhững hiểu biết về phương pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy màphương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã gắn liền với hoạtđộng có ý thức của con người, là một trong những yếu tố quyết định sựthành công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.Và cũng chính vì vậymà hiện nay việc nghiên cứu phương pháp và phương pháp luận nghiên cứukhoa học ngày càng trở nên cần thiết nhằm giúp cho công tác nghiên cứukhoa học đạt hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. Đó cũng chính là vấnđề tôi xin được trình bày trong bài viết này: “Phương pháp nghiên cứukhoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học.” 2 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häcI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁPLUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC1. Phương pháp nghiên cứu khoa học a. Khái niệm Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học,các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúngta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì? Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đíchnghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau.ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống trithức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng địnhbằng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp làphạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậyphương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩathực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành côngcủa mọi quá trình nghiên cứu khoa học.Phương pháp là công cụ, giải pháp,cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng tathực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa họclà từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật củacác hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầnghiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiệntượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải cóphương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sảnphẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt 3 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häcmình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn vàcải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta ngườithành công là người biết sử dụng phương pháp. Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính làviệc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đốitượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương phápnghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo. Trên đây là những khái niệmvề phương pháp nghiên cứu khoa học. Đểcó được sự hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn về phương phápnghiên cứu khoa học chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm củaphương pháp nghiên cứu khoa học. b. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào cácđối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng. ãPhương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt vớichủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan củaphương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạocủa chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đốitượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng. ãPhương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất pháttừ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậyphương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cáchnày hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉdẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủquan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưaphải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. 4 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häcÝ thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật kháchquan của thế giới. Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mụcđích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìmtòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phươngpháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn,và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu. Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cầnnghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dungcông việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều cóphương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phươngpháp đặc trưng. Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là mộthệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thànhcông nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là pháthiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nómột cách có ý thức. Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cầncó các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện vàphương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ vớinhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu,theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phùhợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu mộtđối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quátrình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 5 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là haikhái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thốngcác nguyên lý, quan điểm(trước hết là những nguyên lý, quan điểm liênquan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng cácphương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp vàđịnh hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụngphương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận vềphương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhânsinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyếtcác vấn đề đã đặt ra. Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luậncho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất vớitriết học( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới. Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận vềphương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương phápluận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến chohoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phươngpháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng nhưhoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới. Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộmôn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậynhững phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu nhữngmôn học tương ứng. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương phápluận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.3. Phân loại phương pháp 6 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Căn cứ vào mức độ cụ thể của phương pháp, các phương pháp nghiêncứu chung trước hết được phân chia thành hai loại: Các phương pháp tổngquát và các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Có nhiều phương pháp nghiên cứu tổng quát ( khái quát, trừu tượng)khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình tư duy, phương pháp tổngquát được chia thành các phương pháp như : phân tích, tổng hợp, quy nạp,diễn giải, lôgic-lịch sử, hệ thống-cấu trúc… Nếu căn cứ vào cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, sự khác nhau củanhững lao động cụ thể trong nghiên cứu khoa học, phương pháp tổng quátđược chia thành loại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và loại phươngpháp nghiên cứu lý thuyết. a. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Loại phương pháp này bao gồm các phương pháp quan sát, thí nghiệmthực nghiệm. Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộctính và quan hệ của sự vật, hiện tượng riêng lẻ xét trong điều kiện tự nhiênvốn có của nó nhờ khả năng thụ cảm của các giác quan, khả năng phân tíchtổng hợp, khái quát trìu tượng hoá. Thực nghiệm, thí nghiệm là việc người nghiên cứu khoa học sử dụngcác phương tiện vật chất tác động lên đối tượng nghiên cứu nhằm kiểmchứng các giả thiết, lý thuyết khoa học, chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý cácphỏng đoán giả thiết ban đầu tức là để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoahọc mới. Thí nghiệm, thực nghiệm bao giờ cũng được tiến hành theo sự chỉ đạocủa một ý tưởng khoa học nào đấy. Như vậy để tiến hành thí nghiệm, thựcnghiệm phải có tri thức khoa học và điều kiện vật chất. 7 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Phương pháp thực nghiệm được áp dụng khá phổ biến trong các ngànhkhoa học tự nhiên kỹ thuật-công nghệ- là những ngành khoa học có khảnăng định lượng chính xác. Trong những lĩnh vực này, sự phát triển củakhoa học kỹ thuật còn cho phép tạo ra những môi trường nhân tạo, khác vớimôi trường bình thường để nghiên cứu sự vận động biến đổi của đối tượng. Các ngành khoa học xã hội là lĩnh vực khó có khả năng tiến hành cácthí nghiệm khoa học, áp dụng phương pháp thử nghiệm. Song thực tiễn làtiêu chuẩn của chân lý. Mọi khái quát, trìu tượng, mọi lý thuyết nếu khôngđược thực tiễn chấp nhận đều không có chỗ đứng trong khoa học. Ở đâyquan sát, tổng kết thực tiễn người nghiên cứu khoa học có khả năng nhậnthức nhanh hơn con đường do lịch sử tự vạch ra. Trong những phạm vi nhất định, người ta cũng có thể tiến hành các thínghiệm xã hội học. Ở đây cần lưu ý rằng tính toán xã hội của khoa học xãhội đòi hỏi những phương tiện, điều kiện vật chất, môi trường thử nghiệmphải là những điều kiện phổ biến ( đã có trong toàn xã hội, hoặc chắc chắnđược tạo ra trong toàn xã hội). Trong phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, nhiều trường hợp ngườita còn sử dung phương pháp mô hình hoá mà đối tượng nghiên cứu khôngcho phép quan sát thực nghiệm trực tiếp. Cơ sở để áp dụng phương pháp môhình hoá là sự giống nhau về các đặc điểm, chức năng, tính chất đã được xáclập vững chắc giữa các sự vật hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên xãhội, tư duy. Dựa trên cơ sở này, từ những kết quả nghiên cứu đối với môhình người ta rút ra những kết luận khoa học về đối tượng cần nghiên cứu. Trong nghiên cứu thực nghiệm người ta cũng còn vận dụng cả cácphương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp-diễn giải và lôgíc-lịch sử. b. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 8 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Loại phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương phápkhái quát, trìu tượng hoá, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thốnghoá, v.v… Loại phương pháp lý thuyết được dùng cho tất cả các ngành khoa học.Khác với nghiên cứu thực nghiệm phải sử dụng các yếu tố, điều kiện vậtchất tác động vào đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu lý thuyết quá trìnhtìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tư duy trìu tượng, sử dụng các phươngtiện ngôn ngữ, chữ viết, v.v…Do vậy loại phương pháp này giữ một vị trí rấtcơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn.

Xem thêm: Đại Học Bách Khoa Học Phí – Thông Tin Tuyển Sinh, Học Phí, Lệ Phí

Xem thêm: Hội Nghị Khoa Học Toàn Quốc Về Sinh Thái Và Tài Nguyên Sinh Vật Lần Thứ 4

Điểm xuất phát của nghiên cứu thực nghiệm là quan sát thực tiễn,quan sát sự vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu lý thuyết,nền tảng và điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu là tri thức lý luận( cácquan điểm, các lý thuyết). Do vậy việc nắm vững hệ thống lý luận nền tảngđóng vai trò rất quyết định trong loại phương pháp này. Nắm vững lý thuyếtnền là cơ sở hình thành định hướng trong nghiên cứu hình thành các trườngphái khoa học. Học thuyết Mác-Lênin là hệ thống lý luận nền tảng đối với toàn bộkhoa học xã hội ở nước ta. Người nghiên cứu khoa học xã hội do vậy phảiđược trang bị vững chắc lý luận Mác-Lênin là cơ sở cho toàn bộ quá trìnhsáng tạo phát triển tiếp theo. Tri thức khoa học là tri thức chung, tài sản chung của nhân loại. Bấtcứ lý thuyết nào nếu được thực tiễn chấp nhận, đều có hạt nhân khoa học,hợp lý của nó. Bên cạnh việc nắm vững học thuyết Mác-Lênin làm điểmxuất phát, nền tảng, người nghiên cứu khoa học xã hội ở ta còn phải tiếp thuđược các lý luận, học thuyết khác. Tiếp thu các lý luận, học thuyết khác vừađể tiếp thu được những khía cạnh hợp lý, khoa học, tức là những tinh hoatrong kho tàng tri thức nhân loại, giúp cho mình tiếp tục phát triển lý luận 9 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häcMác-Lênin, vừa để nhìn thấy những khiếm khuyết bất cập của các lý luậnấy, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin. Cần lưu ýrằng nếu không nắm vững lý luận nền tảng là học thuyết Mác-Lênin, ngườinghiên cứu khoa học rất khó khăn trong việc tìm ra cái đúng, cái sai của cáclý luận khác. Đó là một nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn trong lĩnhvực tư tưởng lý luận khi chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa ở nước tahiện nay. Nếu như các quy luật tự nhiên tồn tại một cách lâu dài, thì các quy luậtxã hội tồn tại, vận động trên những điều kiện xã hội nhất định. Thoát ly tínhlịch sử cụ thể luôn là một nguy cơ dẫn phương pháp lý thuyết trong nghiêncứu khoa học xã hội rơi vào tình trạng duy tâm, siêu hình, bám giữ lấynhững nguyên lý, công thức lỗi thời lạc hậu trở thành giáo điều kinh viện,kìm hãm khoa học. Trong phương pháp lý thuyết do đặc tính của quá trình sáng tạo khoahọc diễn ra thông qua tư duy trìu tượng, suy luận, khái quát hoá, lại khôngđược thực tiễn kiểm chứng ngay, mà phải trải qua một thời gian khá dàiđúng sai mới sáng tỏ. Điều đó dễ dẫn người làm khoa học phạm vào sai lầmchủ quan duy ý chí, tự biện. Coi trọng phương pháp lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội,người làm khoa học cần chú ý kết hợp phương pháp này với phương phápquan sát, tổng kết thực tiễn.Sự kết hợp này là yếu tố bổ sung, giúp ngườinghiên cứu khoa học tránh được những hạn chế do phương pháp lý thuyếtđưa lại.II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỤ THỂ1. Phương pháp phân tích và tổng hợp 10 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứuthành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn đểnghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, vàtừ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn,hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giácđược nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chấtcủa nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúngta cần phải phân chia nó theo cấp bậc. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cáichung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìmra cái phổ biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia. + Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu. + Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng vàchung. Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trìnhngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích đểtìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhậnthức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận độngcủa đối tượng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định vàbổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, 11 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häctrong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng mộtcách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượngnghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổnghợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúcngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt đượcmặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau. Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định,mặt phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quátrình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiêntai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từphân tích định lượng.Trong các ngành khoa học xã hội- nhân văn, sự hạnchế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệthuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làmcho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.2. Phương pháp quy nạp và diễn giải Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riênglẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìmra bản chất của một đối tượng nào đó. Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kếtquy nạp thành những nguyên lý chung. Cơ sở khách quan của phương phápquy nạp là sự lặp lại của một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗcái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng. Nếu như phương pháp phântích-tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hình thức và nội dung thì phươngpháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Một hiệntượng bộc lộ nhiều bản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiệntượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp. Phương pháp quy nạp 12 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häcđóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từnhững kết luận tổng quát đưa ra các giả thuyết. Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ nhữnggiả thuyết hay từ những nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiệntượng cụ thể nhờ vậy mà có nhận thức sâu sắc hơn từng đối tượng nghiêncứu. Phương pháp diễn giải ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó làphương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhậnđể tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vậnđộng của đối tượng. Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong nhữngbộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra nhữngtiền đề, giả thuyết, và bằng những suy diễn lôgic để rút ra những kết luận,định lý, công thức. Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngượcnhau song liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cáichung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quynạp trước đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phươngpháp diễn giải. Phương pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kếtluận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai mặt biểu hiện củaphương pháp biện chứng mácxít . Tính thống nhất và tính khác biệt của nócũng bắt nguồn từ tính thống nhất và tính khác biệt của hai phạm trù lịch sửvà lôgíc. a. Phương pháp lịch sử 13 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Các đối tượng nghiên cứu( sự vật, hiện tượng) đều luôn biến đổi, pháttriển theo những hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục đượcbiểu hiện ra trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ có cả tất nhiênvà ngẫu nhiên. Phương pháp lịch sử là phương pháp thông qua miêu tả táihiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự kiện kếtiếp nhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển. Hay nói cách khác,phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứubằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá củađối tượng, để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng. Do đó phương pháp lịch sử có những đặc điểm sau:  Nó phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cáiđặc thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến. Và trên cơ sở nắm được những đặcthù cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử.  Phương pháp lịch sử còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái khônglặp lại bên cái lặp lại. Các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, nhưngkhông bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ. Phương pháp lịch sử phải chú ýtìm ra cái khác trước, cái không lặp lại để thấy những nét đặc thù lịch sử.Thí dụ, cũng là khởi nghĩa nông dân, nhưng khởi nghĩa nông dân NguyễnHữu Cầu có khác khởi nghĩa nông dân Hoàng Hoa Thám về đối tượng, quymô và hình thức đấu tranh…  Phương pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bướcquanh co, thụt lùi tạm thời…của phát triển lịch sử. Bởi vì lịch sử phát triểnmuôn màu muôn vẻ, có khi cái cũ chưa đi hẳn, cái mới đã nảy sinh. Hoặckhi cái mới đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn có điều kiện và nhu cầutồn tại trong một chừng mực nhất định. Phương pháp lịch sử phải đi sâu vàonhững uẩn khúc đó. 14 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc  Phương pháp lịch sử yêu cầu chúng ta đi sâu vào ngõ ngách củalịch sử, đi sâu vào tâm lý, tình cảm của quần chúng, hiểu lịch sử cả về điểmlẫn về diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiện tượng đến toàn bộ xã hội. Chẳnghạn như nói về cách mạng Tháng Tám, nếu chỉ nêu lên những đặc điểm, quyluật và sự kiện điển hình thì chưa đủ để thấy được sắc thái đặc biệt của nókhác với các cuộc cách mạng khác. Tâm lý của quần chúng trước ngày khởinghĩa, tình cảm đối với Đảng, với cách mạng, những hành vi biểu lộ tâm lý,tình cảm đó lại là những nét mà lịch sử phải chú ý để cho sự miêu tả đượcsinh động, tránh khô khan, công thức, gò bó.  Phương pháp lịch sử phải chú ý những tên người, tên đất, khônggian, thời gian, thời gian cụ thể, nhằm dựng lại quá trình lịch sử đúng nhưnó diễn biến. Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều có lịchsử của mình, tức là có nguồn gốc phát sinh, có quá trình vận động phát triểnvà tiêu vong. Quy trình phát triển lịch sử biểu hiện toàn bộ tính cụ thể củanó, với mọi sự thay đổi, những bước quanh co, những cái ngẫu nhiên, nhữngcái tất yếu, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, trong các hoàn cảnh khác nhau vàtheo một trật tự thời gian nhất định. Đi theo dấu vết của lịch sử chúng ta sẽcó bức tranh trung thực về bản thân đối tượng nghiên cứu. Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đốitượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú củanó, phải bám sát sự vật, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiêncủa lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển. Từ cái lịch sửchúng ta sẽ phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tượng.Tức là tìm racái lôgíc của lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứukhoa học. b. Phương pháp lôgíc 15 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Nếu phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của lịchsử thì phương pháp lôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứucác hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bảnchất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. Do đó phương pháp lôgíc có những đặc điểm sau:  Phương pháp lôgíc nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến,cái lặp lại của các hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng,phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra bản chất của hiện tượng.  Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanhco, thụt lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp lôgíc lại có thể bỏ quanhững bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắmlấy cái xương sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. NhưAnghen đã nói: lôgíc không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần,mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại nhưng uốn nắn theo quy luật mà bảnthân quá trình lịch sử đem lại.  Khác với phương pháp lịch sử là phải nắm lấy từng sự việc cụ thể,nắm lấy không gian, thời gian, tên người, tên đất…cụ thể, phương pháplôgíc lại chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hìnhvà nắm qua những phạm trù quy luật nhất định. Thí dụ, trong khi viết Tưbản luận, Mác có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển điển hình cao nhất củalịch sử lúc đó là xã hội tư bản. Khi phát hiện ra được quy luật cơ bản củachủ nghĩa tư bản là quy luật thặng dư giá trị, tức là nắm được sâu sắc cácgiai đoạn điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm ra các quy luật phát triểncủa các xã hội trước tư bản chủ nghĩa, mà không nhất thiết phải đi từ giaiđoạn đầu của lịch sử xã hội loài người.Nhờ những đặc điểm đó mà phương pháp lôgíc có những khả năngriêng là: 16 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc  Phương pháp lôgíc giúp chúng ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì,lôgíc là sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức con người, mà thếgiới khách quan thì không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Doluôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà tư duy lôgíc dễ nhìn thấynhững bước phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát triểnnhư thế nào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc dù làhình thức thì chưa thay đổi, nhưng chất mới đã nảy sinh.  Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp lôgíc có thểgiúp ta thấy được hướng đi của lịch sử,nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thếgiới.  Phương pháp lôgíc còn có ưu điểm là giúp chúng ta tác động tíchcực vào hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩalà chủ động cải tạo, cải biến lịch sử, nhờ đó nắm được những quy luật kháchquan đó. Cụ thể hiện nay, một số xí nghiệp quốc doanh được cổ phần hoá đãgiúp công nhân có thể trở thành người vừa sản xuất, vừa làm chủ xí nghiệp,lại cải thiện nhanh chóng được đời sống. Nhà nước đã chủ động tác động tớiquá trình đó, đưa lịch sử tiến lên. Trên đây chúng ta đã tìm ra tính khác biệt của phương pháp lịch sử vàphương pháp lôgíc, cũng tức là vạch ra tính độc lập tương đối của haiphương pháp. Tuy nhiên giữa hai phương pháp này cũng có sự thống nhất. c. Tính thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc Trên thực tế công tác nghiên cứu theo phương pháp biện chứngmácxít, không bao giờ có phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgíc thuầntuý tách rời nhau, mà là trong cái này có cái kia, hai cái thâm nhập vào nhau,ảnh hưởng lẫn nhau. Giới hạn giữa chúng chỉ là tương đối. Cụ thể, phươngpháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử của sự vật hiệntượng, diễn lại những bước quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quátrình phát triển hiện thực, nhưng không phải là miêu tả lịch sử đó một cách 17 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häckinh nghiệm chủ nghĩa, mà là miêu tả theo một sợi dây lôgíc nhất định củasự phát triển lịch sử; không phải miêu tả lịch sử một cách mù quáng, mà làphát triển một cách có quy luật. Cũng vậy, phương pháp lôgíc tuy không nói đến những chi tiết lịch sử,những bước đường quanh co, ngẫu nhiên của lịch sử đối tượng, nhưngkhông phải vì thế mà nó bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử cụ thể của đốitượng. Phương pháp lôgíc là sự phản ánh cái chủ yếu được rút ra từ tronglịch sử sự vật, và làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quátrình lịch sử. Tóm lại, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc có tính thống nhấtvà cũng có mục đích thống nhất là cùng nhằm phơi bày rõ chân lý kháchquan của sự phát triển lịch sử, nên trong công tác nghiên cứu, tổng kết khoahọc, chúng ta không chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào, vì thực rachúng chỉ là hai mặt biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứngmácxít mà thôi. Tuy vậy, trong công tác nghiên cứu chúng ta vẫn cần chú ýđến tính độc lập tương đối của hai phương pháp này như đã nói ở trên. KẾT LUẬN Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đãgóp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên sôi nổihơn và cấp thiết hơn trên phạm vi toàn cầu. Việc càng ngày càng xuất hiệnthêm nhiều phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ conngười ngày càng có nhiều khả năng hơn để nhận thức thế giới khách quan.Khoa học và công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại.Cùng với nghiên cứu khoa học hiện đại, càng ngày phương pháp và phươngpháp luận nghiên cứu khoa học càng được chú ý đến và nó còn được coi làmột trong những nhân tố quan trọng để phát triển khoa học. 18 Ph­¬ng ph¸p vµ ph­¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu khoa häc Chúng ta đã biết khoa học càng phát triển bao nhiêu thì phương pháp,cách thức nghiên cứu càng đa dạng phong phú bấy nhiêu. Càng có nhiềuphương pháp càng tăng khả năng lựa chọn phương pháp của người nghiêncứu, càng làm cho việc lựa chọn phương pháp có ý nghĩa quan trọng hơn cảvề mặt nhận thức khoa học lẫn hiệu quả kinh tế. Phương pháp nói chung đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoahọc công nghệ. Phương pháp cụ thể gắn với các môn, lĩnh vực nghiên cứucụ thể. Chính sự phát triển của khoa học, kỹ thuật ngày càng nảy sinh nhiềuphương pháp cụ thể khác nhau để nghiên cứu cùng một đối tượng. Do vậy sẽlà sai lầm nếu quá nhấn mạnh một phương pháp đặc thù, cụ thể nào đó trongnghiên cứu.Vì vậy chúng ta phải có một cái nhìn khách quan về các phươngpháp nghiên cứu khoa học cũng như phải có một phương pháp luận đúngđắn, để từ đó biết áp dụng một cách khoa học và chính xác các phương phápnghiên cứu khoa học vào mỗi đối tượng khác nhau và để phục vụ cho cácmục tiêu nghiên cứu khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,2003). 2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Bộ môn khoa học luận, Đề cương bài giảng môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. 19

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *