Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là gì? Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khóa học của sinh viên dùng để làm gì? Mẫu đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên 2021? Hướng dẫn mẫu đơn đăng ký nghiên cứu khoa học của sinh viên? Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học của sinh viên?

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong cộng đồng sinh viên ngày càng phát triển, hoạt động này góp phần đóng góp vào kho tàng tài liệu của các trường đại học, cao đẳng. Để bắt đầu vào việc nghiên cứu, trước hết sinh viên cần viết đơn đăng ký đề tài nghiên cứu gửi tới Bộ môn mà sinh viên đó muốn thực hiện nghiên cứu. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn mẫu đơn này.

Đang xem: đề tài nghiên cứu khoa học mẫu

1. Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là gì?

Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là văn bản do sinh viên gửi tới các khoa chuyên môn nhằm đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học sau khi đã được trường công bố danh mục đề tài và thể lệ cuộc thi.

2. Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khóa học của sinh viên dùng để làm gì?

Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khóa học của sinh viên dùng để làm căn cứ để trường quản lý số lượng sinh viên tham gia, cũng là văn bản bày tỏ nguyện vọng của sinh viên trong việc chủ động tham gia nghiên cứu khoa học.

3. Mẫu đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên?

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hanh phúc

ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM ……….

1. Tên đề tài:…

2. Mã số:…

Thuộc lĩnh vực nghiên cứu: (Sinh viên tự ghi theo danh mục lĩnh vực nghiên cứu công bố hàng năm tại kế hoạch Sinh viên nghiên cứu khoa học):

3. Thời gian thực hiện:….tháng

4. Chủ nhiệm đề tài (trưởng nhóm sinh viên):

– Họ và tên:

– Mã số sinh viên:

– Khoa:…..Năm học:….

– Địa chỉ nhà:…

5. Người hướng dẫn.

Họ và tên:

Khoa:

6. Sinh viên tham gia đề tài:

– Họ và tên:

– Mã số sinh viên:

– Nội dung nghiên cứu dự kiến được giao:

– Chữ ký:

7. Giới hiệu ý tưởng đề tài:

8. Mục tiêu của đề tài, đối tượng, phạm vi.

9. Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu:

10. Phương pháp nghiên cứu.

11.Tóm tắt nội dung của đề tài.

12. Kế hoạch nghiên cứu (Dự kiến các công việc thời gian cần thiết để thực hiện nghiên cứu)

13. Tài liệu tham khảo: (Liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng để hình thành đề cương này)

14. Đóng góp của nghiên cứu. (Nếu được triển khai nghiên cứu kết quả dự kiến đạt được như thế nào? Kết quả đó đem lại lợi ích gì? Cho ai?)

15. Kinh phí thực hiện đề tài: Tổng kinh phí thực hiện đề tài….đồng

– Nguồn trường…..đồng

– Các nguồn kinh phí khác……đồng

Ngày __ tháng __ năm_

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày __ tháng __ năm_

Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày __ tháng __ năm_

Lãnh đạo đơn vị

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày __ tháng __ năm_

Phòng HT&QLKH

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn mẫu đơn đăng ký nghiên cứu khoa học của sinh viên?

– Sinh viên ghi rõ tên Trường Đại học mà sinh viên đó tham gia nghiên cứu. Thường là Trường đại học sinh viên đó đang theo học. Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội.

– Tên đề tài được ghi theo sự lựa chọn của sinh viên dựa trên đề tài được công bố hằng năm của trường.

– Thời gian thực hiện được tính bằng tháng, thường theo quy định của trường là 3 đến 5 tháng.

– Trưởng nhóm sinh viên ghi vào mục chủ nhiệm đề tài đầy đủ các thông tin cá nhân về tên, số điện thoại, địa chỉ, email, mã số sinh viên, lớp, khoa quản lý.

Xem thêm: Kỳ Thi Riêng Của Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hoãn Kỳ Thi Riêng

– Ở mục người hướng dẫn, người viết đơn ghi rõ các thông tin bao gồm tên, số điện thoại và khoa giảng dạy.

– Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu: Cho biết vì sao nảy sinh ý tưởng nghiên cứu?

– Mục tiêu của đề tài, đối tượng, phạm vi: Ý tưởng này được triển khai nghiên cứu sẽ giải quyết vấn đề gì? Đề tài này nghiên cứu đối tượng gì? Nghiên cứu những khía cạnh nào của đối tượng? Trong khoảng thời gian nào, trong phạm vi lãnh thổ nào,…

– Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu: Để nghiên cứu, đề tài này dự định sẽ dựa vào những lý thuyết cụ thể nào? Đã có những nghiên cứu nào tương tự hoặc gần giống mà đề tài có thể dựa vào đó để học tập các thức nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: Dự kiến dùng phương pháp gì để thực hiện triển khai ý tưởng? Các phương pháp có thể được sử dụng là: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp, phỏng vấn điều tra, khảo sát, định tính, định lượng…

– Tóm tắt nội dung: Trình bày đề cương sơ bộ, qua đó có thể biết nội dung nghiên cứu gồm mấy phần? các công việc cụ thể là như thế nào?

– Các cá nhân liên quan thực hiện ký và ghi rõ họ tên.

5. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học của sinh viên?

Mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên:

– Thúc đẩy và tạo điều kiện cho sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học; phát huy tinh thần chủ động, năng lực tư duy sáng tạo và trí tuệ của sinh viên để tìm tòi, khám phá, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực pháp luật và các lĩnh vực có liên quan.

– Phát hiện những nhân tô tích cực, những sinh viên có khả năng học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần tạo nguồn và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; phát huy khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên; hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; góp phần đối mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

– Lựa chọn những công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, có ý tưởng sáng tạo, để xây dựng định hướng đào tạo, bối dưỡng, nghiên cứu ở cấp độ cao hơn và gửi dự thi các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị khác tổ chức.

Yêu cầu đối với việc nghiên cứu khoa học.

– Cuộc thi được phát động rộng rãi nhưng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và được tổ chức chặt chẽ, gắn liền nghiên cứu khoa học với đào tạo, với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường;

– Các để tài dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, tính thời sự; có giá trị khoa học và thực tiễn; bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; phù hợp với năng lực nghiên cứu của sinh viên và các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu của Trường;

– Các đề tài dự thi chưa được trao bất kỳ giải thưởng cấp Trường, cấp Bộ hoặc tương đương cấp Trường, cấp Bộ trở lên tại thời điểm nộp đề tài hoàn thiện;

– Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên không được gửi tham gia Cuộc thi.

– Mỗi công trình dự thi có thể do một sinh viên hoặc một nhóm không quá ba (03) sinh viên thực hiện (sau đây gọi là nhóm thực hiện đề tài), trong đó xác định rõ sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện để tài;

Đối tượng và điều kiện dự thi:

– Là sinh viên của Trường Đại học …. trong năm học 2020-2021.

– Có nguyện vọng tham gia cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học”.

– Tự nguyện tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Trường về nghiên cứu khoa học sinh viên; Cam kết hoàn thành Báo cáo tổng kết đề tài đúng tiến độ.

– Có giảng viên, nhà khoa học đồng ý hướng dẫn thực hiện đề tài; – Cam kết tham gia các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp khi để tài sinh viên thực hiện đạt giải cấp Trường và được chọn tham gia.

Xem thêm: Bài Giảng Về Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì, Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Phổ Biến

Tiến độ thực hiện nghiên cứu khoa học được quy định tùy thuộc và các trường

Dưới đây là ví dụ về Trường Đại học Luật Hà Nội.

Sinh viên nộp 02 báo cáo tổng hợp đề tài bản cứng và gửi file mềm hồ sơ Báo cáo đề tài vào địa chi email sinhvien.nckh.hlu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *