Đề tài nghiên cứu khoa học là gì?

Đề tài nghiên cứu khao học là một hoặc nhiều vấn đề khoa học có chứa những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuất hiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đề đặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn.Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra do yêu cầu của lý luận hay thực tiễn và thoả mãn hai điều kiện:

Vấn đề đang chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết.Đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó.Bạn đang xem: Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài là gì

Vấn đề khao học (còn gọi là vấn đề nghiên cứu) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Câu hỏi này cần được trả lời, giải đáp trong nghiên cứu, vì vậy, còn gọi là câu hỏi nghiên cứu.Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu trước hết phải xem xét những vấn đề khoa học (vẫn đề nghiên cứu) đặt ra. Có thể có ba trường hợp:

Có vấn đề để nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đề nghiên cứu và như vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện.Không có vấn hoặc không còn vấn đề. Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu giải đáp, nghĩa là không có hoạt động nghiên cứu.

Đang xem: ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài là gì

Giả – vấn đề: tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem xét thì lại không có vấn đề hoặc có vấn đề khác. Phát hiện “giả – vấn đề” vừa dẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh được những hậu quả nặng nề cho hoạt động thực tiễn.– Đề tài nghiên cứu khao học thực chất là một câu hỏi – một bài toán đối diện những khó khăn trong lý luận và trong thực tiễn mà chưa ai trả lời được (hoặc trả lời nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc chưa tường minh), đòi hỏi người nghiên cứu phải giải đáp những điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hay phát hiện ra cái mới phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển.Nghiên cứu một đề tài khoa học thường bắt đầu từ phát hiện vấn đề khoa học và vấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn.Đề tài nghiên cứu khao học là một hình thức tổ chức nghiên cứu khao học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nhất định.Có thể phân biệt đề tài với một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuy không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài như: dự án, đề án, chương trình.

Đề tài: định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hoá trong hoạt động thực tiễn.Dự án: là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án đòi hỏi đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực; phải thực hiện trong bối cảnh không chắc chắn.Đề án: là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan tài trợ để xin được thực hiện một công việc nào đó (như xin thành lập một tổ chức, xin cấp tài trợ cho một hoạt động…). Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ có thể xuất hiện những dự án, chương trình, đề tài hoặc tổ chức hoặc những hoạt động kinh tế xã hội theo yêu cầu của đề án.Chương trình: là một nhóm các đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích nhất định. Giữa chúng có thể có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài, dự án trong chương trình không có sự đòi hỏi quá cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương trình thì phải luôn luôn đồng bộ.

Đề tài được chấp nhận khi có nội dung thiết thực, cập nhật và có chứa đựng yếu tố mới nhằm tới mục đích có ý nghĩa trong khoa học và trong thực tiễn cuộc sống (phải trả lời rõ nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu để làm gì? Và tiến hành nghiên cứu như thế nào?…). Trong hoạt động thực tiễn và khoa học thường luôn tồn tại vô vàn những mâu thuẫn, cản trở. Chức năng của nghiên cứu khoa học là phát hiện ra các mâu thuẫn đó, nêu thành vấn đề – bài toán khao họcvà tổ chức giải quyết những vấn đề – bài toán đó một cách có hiệu quả. Việc giải quyết vấn đề đúng và có kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đề tài.

Tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu khao học cần mang tính mới mẻ, thời sự, hướng vào những lĩnh vực hoạt động phức tạp, đa dạng của khoa học và đời sống, hướng vào những vấn đề chưa được giải quyểt triệt để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào đó…Vì vậy, một đề tài nghiên cứu khoa học cần có những tính chất sau:

Tính thực tiễn: phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả.Tính tiên tiến: cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ.Tính xác định: mức độ, xác định và phạm vi đề tài.

Xem thêm: Danh Sách Các Trường Đại Học Có Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Nào Tốt Nhất Ở Hà Nội

Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu khao học nói chung có thể phân thành:

Đề tài thuần tuý lý thuyết.Đề tài thuần tuý thực nghiệm.Đề tài kết hợp cả lý thuyết và thực nghiệm.

Theo loại hình nghiên cứu khao họcthì có thể chia thành bốn loại:

Các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản.Các đề tài nghiên cứu ứng dụng.Các đề tài nghiên cứu triển khai.Các đề tài nghiên cứu thăm dò.

Chẳng hạn khoa học giáo dục là khoa học ứng dụng; các đề tài nghiên cứu cũng có những thể loại như trên. Ngoài ra, còn do tính chất, yêu cầu, mức độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu khao học giáo dục còn được phân loại cụ thể hơn gồm:

Đề tài điều tra, phát hiện tình hình (loại đề tài thực nghiệm).Đề tài nhằm giải quyết nguyên nhân, rút ra kết luận mới, cơ chế mới (loại đề tài cả lý thuyết và thực nghiệm).Đề tài tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm tiên tiến.Đề tải cải tiến kinh nghiệm hay lý luận cũ và sáng tạo cái mới trong lĩnh vực giáo dục (ví dụ: nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức đào tạo…)Các đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau (kể cả những đề tài luận văn, luận án) đều tạo ra giá trị mới về tri thức và công nghệ.

Chon đề tài nghiên cứu khoa học

Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài:

Từ việc tìm hiêur những kết quả mới nhất của công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn, tổng hợp lại để tìm ra vấn đềmới trong một phạm vi nhát định.Cũng có thể tìm chọn các đề tài nghiên cứu từ việc nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu của các công trình cũ để tìm ra các phương pháp mới có hiêu quả hơn.Nghiên cứu những đối tượng cũ nhờ các phương pháp mới với quan điểm mới, có sử dụng các tài liệu thực tiễn mới. Nghĩa là chon đề tài theo nguyên tắc xem xét lại một cách cơ bản những luận điểm lý thuyết trong khoa học với lập trường mới, góc nhìn mới ở trình độ kỹ thuật cao hơn.Phân tích sau sắc những tài liệu đã được thu nhập trong điều tra khoa học; những tài liệu thống kê, mô tả, thực nghiệm mới có tính chất công khaiTham khảo ý kiến của các nhà hoạt động khao học, kỹ thuật, công nghệ, những chuyên gia nổi tiếng trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân, những nhà phát minh sáng chế trong sản xuất sẽ giúp người nghiên cứu sáng tỏ những vấn đề cần được nghiên cứu.

Xem danh mục các luận văn đã được bảo vệ, các công trình khoa học đã được công bố…

Việc chọn đề tài được đặt ra trong hai trường hợp:

+ Đề tài được chỉ định: người nghiên cứu được chỉ định thực hiện một đề tài là một phần nhiệm vụ của đề tài mà đơn vị, bộ môn hay thầy giáo đang thực hiện theo yêu cầu của cấp trên, theo một hợp đồng với đối tác; hoặc có thể do thầy hướng dẫn đưa ra một đề tài mang tính giả định cho sinh viên hoặc nghiên cứu sinh không liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của thầy.+ Đề tài tự chọn: người nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ hiện trạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế để xác định hướng nghiên cứu phù hợp. Việc lựa chọn đề tài cần xem xét và cân nhắc kỹ xem đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Có ý nghĩa thực tiễn không? Có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Có đủ điều kiện để đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? Có phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình hay không?+ Mở đầu việc nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải cân nhắc, chon lọc và xác định đề tài nghiên cứu. Đây là một việc làm trí tuệ vất vả, nhiều trắc trở nhưng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ quá trình nghiên cứu.+ Đúng như W.A. Ashby đã nói: “Khi đã có thể phát biểu được vấn đề một cách tường minh và đầy đủ thì ta không còn ở xa lời giải nữa”.

Xem thêm: Hãy Chứng Minh Quản Lý Vừa Là Khoa Học Vừa Là Nghệ Thuật Vừa Là Khoa Học

Nhà vật lý học nổi tiếng Wemer Heisenberg cũng nhận xét: “…theo lẽ thường, khi vấn đề đặt ra một cách đúng đắn thì có nghĩa là nó đã được giải quyết quá một nửa rồi…”.Việc xác định đề tài là khởi đầu nhưng không kết thúc ở đó mà đề tài còn được tiếp tục sử dụng như kim chỉ namcho các hoạt động giai đoạn tiếp theo và ngược lại, nó sẽ tiếp tục được điều chỉnh (tất nhiên chỉ về chi tiết) trong quá trình nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *