Giả thuyết nghiên cứu sẽ được xây dựng dựa trên các lý thuyết nền, các công trình nghiên cứu trước đó. Giả thuyết nghiên cứu sẽ cần có sự liên kết hợp lý về mặt ý nghĩa với các câu hỏi trong bảng khảo sát. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách đặt giả thuyết nghiên cứu trong một đề tài nghiên cứu khoa học. 

*

Đề tài nghiên cứu ví dụ là: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại công ty PLB. Từ nền tảng cơ sở lý luận, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm sáu biến độc lập Tiền lương, Đào tạo thăng tiến, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Bản chất công việc, Môi trường làm việc tác động lên biến phụ thuộc Sự hài lòng.

Đang xem: Ví dụ về giả thuyết khoa học

*

1. Giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Tiền lương có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên

Giả thuyết H2: Đào tạo thăng tiến có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên

Giả thuyết H3: Lãnh đạo có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên

Giả thuyết H4: Đồng nghiệp có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên

Giả thuyết H5: Bản chất công việc có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên

Giả thuyết H6: Môi trường làm việc có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên

Lưu ý, mỗi giả thuyết chỉ trả lời cho một câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ, không nên xây dựng giả thuyết H1: “Tiền lương có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viên”. Ở đây, chỉ có một giả thuyết H1 nhưng có hai câu hỏi nghiên cứu tương ứng hai hàm ý, (1) có sự tác động từ tiền lương lên sự hài lòng, (2) nếu có tác động thì tác động đó là thuận chiều. Giả sử kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, biến tiền lương có sự tác động lên sự hài lòng nhưng sự tác động là nghịch chiều, lúc này hàm ý (1) đúng nhưng hàm ý (2) sai, chúng ta không thể kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H1.

2. Kỳ vọng chiều tác động

Dựa trên các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây. Tác giả kỳ vọng chiều tác động của các mối tác động như sau:

Tiền lương có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viênĐào tạo thăng tiến có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viênLãnh đạo có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viênĐồng nghiệp có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viênBản chất công việc có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viênMôi trường làm việc có sự tác động thuận chiều đến sự hài lòng của nhân viên

Lưu ý rằng, kỳ vọng chiều tác động phải dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, có thể là lý thuyết nền hoặc các công trình nghiên cứu trước, không phải đánh giá chủ quan của người làm nghiên cứu. Kỳ vọng chiều tác động sẽ phải khớp với “chiều” câu hỏi khi lập bảng câu hỏi khảo sát. Qua quá trình hỗ trợ các bạn thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy rất nhiều trường hợp kỳ vọng chiều tác động là nghịch chiều, nhưng bản chất câu hỏi lại là thuận chiều, dẫn đến không thể diễn giải được kết quả hồi quy.

Xem thêm: Sức Khỏe: Tin Sức Khỏe Và Đời Sống Mỗi Ngày, Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Đời Sống

Ví dụ, một nghiên cứu xem xét mối quan hệ tác động từ lãi suất đến ý định vay. Nhà nghiên cứu đặt kỳ vọng chiều tác động Lãi suất tác động nghịch chiều lên ý định vay. Hai thang đo “Lãi suất” và “Ý định vay” được đo bằng thước đo Likert 5 với mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5.

*

Bản chất câu hỏi nếu xây dựng như ở trên sẽ mâu thuẫn với kỳ vọng chiều tác động. Chúng ta sẽ mổ xẻ từng câu hỏi của hai thang đo này:

Nếu lãi suất cho vay càng linh hoạt (LS1 có điểm đánh giá càng cao, nhiều 4-5) thì khách hàng sẽ càng muốn hay càng không muốn vay tiền tại ngân hàng X, khách hàng có càng đưa X vào lựa chọn ưu tiên không? Dĩ nhiên là sẽ càng muốn vay tiền tại X, càng sẽ đưa X vào lựa chọn ưu tiên (đồng nghĩa YD1, YD2 có điểm đánh giá càng cao, nhiều 4-5). Như vậy, LS1 và YD1, YD2 có mối quan hệ thuận chiều, xu hướng chung sẽ cao cùng cao, thấp cùng thấp.Nếu lãi suất cho vay càng ít cạnh tranh (LS2 có điểm đánh giá càng thấp, nhiều 1-2) thì khách hàng sẽ càng muốn hay càng không muốn vay tiền tại ngân hàng X, khách hàng có càng đưa X vào lựa chọn ưu tiên không? Dĩ nhiên là sẽ càng không muốn vay tiền tại X, càng sẽ không đưa X vào lựa chọn ưu tiên (đồng nghĩa YD1, YD2 có điểm đánh giá càng thấp, nhiều 1-2). Như vậy, LS2 và YD1, YD2 có mối quan hệ thuận chiều, xu hướng chung sẽ cao cùng cao, thấp cùng thấp.

Từ kết quả phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng, biến “Lãi suất” phải tác động thuận chiều với “Ý định vay”. Lãi suất càng cạnh tranh, càng linh hoạt thì ý định vay càng cao, lãi suất càng ít cạnh tranh, thiếu linh hoạt thì ý định vay càng thấp.

Xem thêm:

Nếu muốn giữ kỳ vọng Lãi suất tác động nghịch chiều lên ý định vay. Nhà nghiên cứu sẽ cần xây dựng lại câu hỏi đo lường cho biến Lãi suất. Bên dưới là một ví dụ:

*

Nếu khách hàng càng nhận thấy ngân hàng X có lãi suất không linh hoạt, quá cao so với các ngân hàng khác (LS1, LS2 có điểm đánh giá nhiều 4-5), họ sẽ có xu hướng không muốn vay tiền tại X hay sẽ ưu tiên chọn các ngân hàng khác tốt hơn thay vì chọn X (YD1, YD2 có điểm đánh giá nhiều 1-2). Lúc này, lãi suất tác động nghịch chiều với ý định vay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *