Theo tin nhắn gửi đến điện thoại, quảng cáo công khai trên trang web, chỉ cần vài triệu đồng là có ngay bằng đại học (ĐH) của bất kỳ trường nào. Nhưng, sử dụng bằng giả có dễ dàng?

*
Từ dữ liệu về bằng ĐH của ĐH Kinh tế TP HCM trên một quảng cáo làm bằng ĐH, chúng tôi kiểm tra trên trang web của trường và hoàn toàn không có thông tin nào về người học này. Ảnh: Tuổi Trẻ.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền – trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội – cho biết, trước đây, mỗi năm, trường nhận được hàng trăm đề nghị xác minh văn bằng.

Đang xem: Tra cứu văn bằng đại học bách khoa hà nội

“Khi tôi còn quản lý đào tạo tại chức cũng nhận được nhiều yêu cầu xác minh văn bằng, qua đối chiếu, phát hiện một số văn bằng giả. Bằng cảm quan bình thường cũng có thể phát hiện một số trường hợp làm bằng giả vì nhà trường có số hiệu riêng, rồi hiệu trưởng những thời kỳ khác nhau chữ ký cũng khác. Cách dịch tiếng Anh trên văn bằng của trường cũng là dấu hiệu để phát hiện”- ông Điền nói.

Bắt 3 sinh viên tham gia đường dây làm văn bằng giả

Công an Hải Phòng vừa cho biết vụ án làm văn bằng, chứng chỉ giả đã được cơ quan an ninh điều tra hoàn tất.

Xác minh là có bằng giả

Theo ông Điền, từ năm 2012, ĐH Bách khoa Hà Nội được Bộ GD&ĐT chính thức cho phép tự in phôi văn bằng nên mẫu văn bằng do trường thiết kế hoàn toàn khác trước. Những trường hợp làm bằng giả theo mẫu cũ đều dễ dàng bị phát hiện.

Thời gian gần đây, một tổ chức của Ấn Độ chuyên về xác minh văn bằng thường gửi đề nghị nhà trường xác minh văn bằng, chủ yếu về bằng tốt nghiệp ĐH ngành công nghệ thực phẩm của ĐH Bách khoa Hà Nội.

“Có lẽ khi đề nghị xác minh họ đã có nghi vấn nên trường đã phát hiện hàng trăm trường hợp bằng giả khi đối chiếu bản photo văn bằng của tổ chức này gửi tới” – ông Điền nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Quang – cán bộ phòng đào tạo ĐH Ngân hàng TP HCM – cho biết liên tục nhận được yêu cầu xác minh văn bằng, chủ yếu từ các sở ngành địa phương, các công ty “săn đầu người”, công ty nước ngoài và các đơn vị khối công an, quân đội.

Theo ông Quang, trường cũng có phát hiện bằng giả nhưng không nhiều.

Năm 2014, một đơn vị nhà nước đã gửi công văn đề nghị ĐH Hùng Vương TP HCM xác minh văn bằng của hàng chục người có bằng tốt nghiệp của trường này. Kết quả xác minh nhiều bằng là bằng giả.

Bà Nguyễn Thị Mai Bình – trưởng phòng đào tạo ĐH Hùng Vương TP HCM – cho biết, có bằng tốt nghiệp ghi năm cấp 1994 – tức là bằng cấp trước khi trường được thành lập (năm 1995). Hay như ngành kỹ thuật xây dựng bậc ĐH năm 2014 trường mới có sinh viên tốt nghiệp, nhưng năm 2013 đã nhận được yêu cầu xác minh bằng tốt nghiệp ĐH ngành này do doanh nghiệp gửi đến.

Mới đây nhất, nhân viên một phòng công chứng liên hệ với trường nhờ xác minh bằng tốt nghiệp kỹ sư… kế toán do trường cấp (chính xác phải là cử nhân kế toán – PV). Đó là những thông tin mà nhìn vào có thể thấy ngay bằng giả.

“Hằng năm, trường đều nhận được rất nhiều yêu cầu xác minh văn bằng từ các đơn vị bên ngoài và hầu như lần nào cũng có bằng giả. Có đợt cao điểm, trường xác minh và phát hiện hơn 20 bằng giả chỉ trong một đợt.

Đại diện nhiều ĐH khác như Công nghiệp TP HCM, Công nghệ TP HCM, Bách khoa (ĐHQG TP HCM), Cần Thơ… cũng cho biết, nhận được khá nhiều yêu cầu xác minh văn bằng và hầu như đợt nào cũng có một vài trường hợp sử dụng bằng giả.

Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thái – cán bộ phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP HCM – cho biết, hầu như tháng nào cũng có yêu cầu xác minh văn bằng do các đơn vị bên ngoài gửi về trường. Hầu hết yêu cầu xác minh từ các doanh nghiệp nhà nước, các sở ngành và công an, quân đội. 100% yêu cầu xác minh đều được trường trả lời bằng văn bản.

“Tỉ lệ bằng giả đã giảm so với trước đây nhưng vẫn còn. Việc làm bằng giả ngày càng tinh vi hơn nhưng với những người làm công tác cấp phát văn bằng, mỗi trường đều có những dấu hiệu riêng và có thể phát hiện bằng mắt thường. Nếu không, chỉ cần kiểm tra hồ sơ gốc là phát hiện ngay bằng thật hay giả” – ông Thái nói thêm.

Trong khi đó PGS.TS Cao Văn – hiệu trưởng ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) – cho biết, gần đây trường cũng đã xác nhận một trường hợp từ Gia Lai gửi ra hoàn toàn không có trong hồ sơ cấp phát văn bằng.

Công khai tra cứuvăn bằng

“Việc công bố công khai thông tin về văn bằng, chứng chỉ nhằm công khai, minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục.

Điều này cũng giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra, giám sát hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ một cách thuận lợi, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ”

Bà LÊ THỊ KIM DUNG(vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT)

Bên cạnh việc xác minh và trả lời bằng văn bản cho các đơn vị có yêu cầu xác minh, hiện nay, nhiều trường ĐH đã cung cấp dữ liệu tra cứu văn bằng ngay trên trang web của mình. Chỉ cần gõ một vài thông tin là có thể xác minh ngay đó là bằng thật hay giả.

Từ thông tin, hình ảnh về các bằng ĐH trên một số trang web quảng cáo làm bằng ĐH, chúng tôi thử kiểm tra văn bằng trên trang web của Trường ĐH Kinh tế TP HCM và kết quả một số bằng là giả, hoàn toàn không có bất kỳ thông tin nào về người học. Một số bằng khác lại đưa ra chi tiết về ngành học, khóa học, mã số sinh viên, năm tốt nghiệp… tức là bằng thật.

Nhiều trường ĐH khác như Bách khoa, Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP HCM), Tôn Đức Thắng, Công nghiệp TP HCM… cũng đã cung cấp công cụ tra cứu văn bằng trên trang web của mình.

Xem thêm: Khoa Đại Học Tại Chức Trường Đại Học Nha Trang, Đại Học Tại Chức

Ông Nguyễn Văn Quang cho biết, trường đang xây dựng dữ liệu về sinh viên để cung cấp công cụ tra cứu văn bằng giúp các đơn vị bên ngoài có thể nhanh chóng kiểm tra bằng đó là thật hay giả.

Theo đại diện nhiều trường, việc công khai dữ liệu tra cứu không chỉ giảm bớt công việc xác minh của trường mà từ đó còn tạo áp lực tâm lý cho những người muốn sử dụng bằng giả. GS Ngô Thế Chi – nguyên giám đốc Học viện Tài chính – cho rằng, với công nghệ hiện nay, việc làm bằng giả ngày càng tinh vi.

“Không như bằng tốt nghiệp ĐH trước đây đều dán ảnh, bằng tốt nghiệp ĐH hiện nay không dán ảnh nên các cơ sở đào tạo cũng bị mất đi một cơ sở dữ liệu để đối chiếu. Theo tôi, cách tốt nhất là các cơ sở đào tạo phải đưa lên mạng thông tin cấp phát văn bằng để xã hội giám sát, các đơn vị tuyển dụng, sử dụng người lao động tiện kiểm tra, đối chiếu”- ông Chi nói.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, Bộ GD-ĐT từng có quy định hướng dẫn công khai thông tin văn bằng. Theo đó, từ năm 2013, ĐH Bách khoa Hà Nội đã đưa tất cả dữ liệu về cấp phát bằng cấp, về người tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ của trường từ năm 1965 đến nay lên mạng.

Với dữ liệu này, ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng file PDF để ngăn chặn tình trạng chỉnh sửa. PGS.TS Cao Văn cho biết, kể cả những đề nghị gửi bằng đường chuyển phát nhanh trường cũng sẽ chủ động gửi lại bằng đường chuyển phát nhanh sau khi xác minh.

Phôi thật khó lọt ra ngoài

Một số đối tượng quảng cáo làm bằng giả bằng phôi bằng thật, bảng điểm thật của trường. PGS-TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, khẳng định, việc phôi bằng thật lọt ra ngoài là điều rất khó xảy ra.

Theo ông Xê, phôi bằng các trường nhận về đều có số xêri, có ghi chép đầy đủ. Trường hợp phôi in bị hư trường vẫn phải lưu lại, sau một thời gian mới lập hội đồng hủy phôi bằng. Ngay cả trường hợp phôi bằng thật lọt ra ngoài thì bằng đó phải do một trường ĐH nào đó cấp.

Chỉ cần kiểm tra hồ sơ gốc là biết ngay đó là bằng giả. Thế nên, bằng giả khó mà sử dụng được.

Chấm dứt giảng dạy giảng viên dùng bằng thạc sỹ giả

Liên quan đến giảng viên thỉnh giảng N.A.Đ. sử dụng bằng thạc sĩ và giấy công nhận bằng thạc sĩ giả, trường ĐH Văn hóa TP HCM đã chấm dứt ngay việc giảng dạy với giảng viên này.

*

Những lỗi sai ngớ ngẩn trên bằng cử nhân, thạc sĩ

0 106

Sai lỗi chính tả, thậm chí sai cả quốc huy là những lỗi đáng tiếc trên các bằng cử nhân, thạc sĩ ở nước ta một số năm gần đây.

*

Chấm dứt giảng dạy giảng viên dùng bằng thạc sỹ giả

0 14

Liên quan đến giảng viên thỉnh giảng N.A.Đ. sử dụng bằng thạc sĩ và giấy công nhận bằng thạc sĩ giả, trường ĐH Văn hóa TP HCM đã chấm dứt ngay việc giảng dạy với giảng viên này.

*

Dùng bằng giả để học liên thông đại học

2 2 24

Sử dụng bằng tốt nghiệp cao đẳng giả để học hệ liên thông lên đại học, một sinh viên của đại học Điện lực đã bị trường này ra quyết định đuổi học.

00:53

*

Ảo ảnh quang học khiến con tàu ‘lơ lửng’ giữa không trung

0

Hiện tượng ảo ảnh quang học hiển thị trong video khiến con tàu trông như đang “lơ lửng” trên mặt nước, gây ảo giác cho người xem.

*

TP.HCM sẵn sàng trưng dụng trường học làm nơi cách ly

0

Khi có yêu cầu, các trường cao đẳng, trung cấp, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên tại TP.HCM sẽ được trưng dụng để làm nơi cách ly những người liên quan dịch Covid-19.

*

Hậu Covid-19, người Mỹ mắc thêm bệnh vì nỗi đau mất người thân

0

Nhiều người mắc chứng đau buồn quá độ, gặp khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống bình thường mới do không thể nguôi ngoai trước cái chết của thân nhân, bạn bè.

01:11

*

Con bò nhỏ nhất thế giới trở thành hiện tượng mạng

0

Bò nhà tên Rani ở trang trại Shikor Agro (Dhaka, Bangladesh) đang trở nên nổi tiếng nhờ kích thước tí hon. Nó đã thu hút hàng nghìn người dân đến xem bất chấp dịch Covid-19.

*

Không thể đi du học, sinh viên Trung Quốc muốn kiện chính phủ Mỹ

0

Nhóm sinh viên từ 8 trường đại học ở Trung Quốc muốn tiến hành vụ kiện khi không thể xin visa du học do chính sách thị thực ở xứ cờ hoa, theo SCMP.

01:01

*

Thần đồng bóng đá xuất hiện mùa giãn cách

0 2

Đoạn video ghi lại cảnh một cậu bé thể hiện khả năng chơi bóng cùng với bố của mình. Tuy còn rất nhỏ nhưng cậu bé đã sở hữu cho mình một kỹ năng chơi bóng tuyệt vời.

Câu đố di chuyển một que diêm

0

Người giải cần di chuyển một que diêm trong phương trình cho sẵn để biến nó thành phép tính đúng.

Xem thêm: Tạp Chí Khoa Học Môi Trường, Tạp Chí Tài Nguyên Và Môi Trường

*

Nhiều đại học hoãn kỳ thi riêng do Covid-19

0

Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Xây dựng hoãn kỳ thi tuyển sinh riêng để phòng, chống dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *