– Trẻ biết được một số đặc điểm, tính chất của nước: Dạng lỏng, không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan, không hòa tan được một số nguyên liệu, khi pha vào nước có mùi vị khác nhau.

-Trẻ biết nước tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: Thể rắn, thể lỏng, thể khí

-Biết một số lợi ích của nước đối với con người, con vật, cây cối.

Đang xem: Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước

2. Kỹ năng:

– Trẻ thực hiện được các hoạt động thử nghiệm về nước.

– Phát triển tư duy, tri giác, khả năng suy luận, phán đoán, phát triển ngôn ngữ.

– Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

3 Giáo dục:

– Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

-Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch

– Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

II. Chuẩn bị:

1.Đồ dùng của cô:

Giáo án Word, giáo án điện tử.

-Khay đựng ly nhựa,lọ muối,lọ đường, sỏi, chai nước lọc, thìa, 2 chậu nhỏ

-Ấm đun nước sôi.

-2 chậu cây: 1 chậu cây héo và 1 chậu cây tươi tốt.

-Nhạc bài hát: Cho tôi đi làm mưa với, hạt mưa và em bé.

2. Đồ dùng của trẻ

-Dụng cụ thử nghiệm cho trẻ: ly nhựa, đường, chai nước lọc, thìa

-3 khay đựng quà trong đựng nước đóng đá cho trẻ trải nghiệm.

-Lô tô các dạng tồn tại của nước ở các thể lỏng, rắn, khí.

-3 bảng bông.

III. Tiến hành:

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức

-Cô giới thiệu khách, cho trẻ chào khách.

-Cho trẻ hát, vận động” Cho tôi đi làm mưa với”

-Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói đến hiện tượng gì?

Mưa rơi xuống thành gì?

Nước chảy đi đâu?

(cho trẻ xen hình ảnh nước ở ao, hồ , sông, biển…)

Đúng rồi, nước chảy đến khắp mọi nơi như ao, hồ, sông, biển…

Và nước còn có rất nhiều điều kì diệu đấy các con. Buổi học hôm nay, cô con mình cùng tìm hiểu về sự kỳ diệu của nước nhé!

2. Nội dung

2.1 Hoạt động 1: Khám phá – Trải nghiệm

* Đặc điểm của nước

– Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều đồ dùng ở bàn phía sau các con. Cô mời các con nhẹ nhàng ra lấy đồ dùng và trở về chỗ của mình nào( Trẻ về ngồi theo hình chữ u)

– Trong khay của con có gì?

 

– Các con hãy quan sát chai nước, bạn nào có nhận xét gì về nước trong chai?

+ Bạn nào có ý kiến khác?

 

À , đúng rồi đấy, nước trong chai là nước sạch dùng để uống, nước trong suốt và không có màu.

– Bây giờ các con hãy nhẹ nhàng rót nước ở chai ra cốc nào?

– Cô mời các con uống nước cùng cô?

– Bạn nào có cảm nhận gì khi uống nước?

– Vậy bạn nào cho cô biết nước có mùi vị gì không?

 

 Các con ạ, đặc điểm của nước là không màu, không mùi và không vị đấy.

– Bạn nào nhắc lại giúp cô?

Cô khen trẻ!

Cô mời các con nhẹ nhàng cất đồ dùng về vị trí nào!

*Nước ở các thể lỏng, thể rắn, thể khí.

+ Nước ở thể lỏng.

Cô thấy các con rất giỏi cô muốn thử tài của chúng mình.Bạn nào muốn lên đây cùng cô.

– Cô mời 2 bạn lên đây cùng cô.

– Bây giờ cô rót nước ra tay 2 bạn, con nắm vào cầm cẩn thận cho cô nhé.

– Con cầm được chưa?

– Các bạn ơi, vì sao 2 bạn không cầm được nước?

 

Đúng rồi, nước là chất lỏng không có hình dạng cụ thể nên không thể cầm được, nắm được nên khi sử dụng chúng mình phải đựng vào cốc, chậu, chai, bình…đấy.Khi nước đựng vào vật nào sẽ có hình dạng của vật đấy.

Xem thêm: Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Tin Học Môn Tin Học Chọn Lọc

Khi đó nước tồn tại ở thể lỏng các con ạ.

Các con nhắc lại cùng cô “nước ở dạng thể lỏng”

+Nước ở thể rắn.

Cô đã chuẩn bị cho mỗi tổ 1 món quà, cô mời bạn đại diện lên lấy quà của tổ mình.

– Các con đã sẵn sàng mở quà chưa?

– Chúng mình cùng đếm và mở quà nào?

– Trong hộp quà có gì?

 

Để biết xem viên đá có điều gì đặc biệt, cô sẽ cho chúng mình 1 phút các con hãy cùng nhau thảo luận.

– 1 phút cho các con bắt đầu!

– Thời gian đã hết, mời các con về vị trí!

Các con vừa cùng nhau thảo luận về những viên đá, bạn nào có nhận xét gì?

– Vì sao đá lại rắn?

– Đá được làm bằng gì?

À đúng rồi, khi nước được bỏ vào tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 0 độ C, nước chuyển thành đá đấy. Ở ngoài trời, một số nơi khi nhiệt độ xuống thấp dưới không độ c, mưa cũng trở thành tuyết và nước sẽ đóng thành băng đấy.

– Các con nhìn xem điều gì đã xảy ra với viên đá chúng mình vừa để?

Vậy nước có thể đóng thành đá và đá có thể tan ra thành nước, các con thấy nước có kỳ diệu không?

Vậy khi nước đóng thành đá, băng, tuyết khi đó, nước được tồn tại ở dạng thể rắn các con ạ.

Các con nhắc lại cùng cô” nước ở dạng thể rắn”

+ Nước ở thể khí

– Vừa rồi các con đã được khám phá sự kì diệu của nước ở dạng thể rắn.Bây giờ cô mời các con cùng quan sát khi nước được cô đun sôi ở nhiệt độ cao. Xem điều kì diệu gì xảy ra nhé.( Các con ạ , nước sôi rất là nguy hiểm vì vậy các con không được tùy tiện sử dụng nước sôi khi không có người lớn các con nhớ chưa nào)

– Con nào có nhận xét gì?

– Bạn nào có ý kiến khác?

– Chúng mình cùng quan sát nắp của ấm khi nước bốc hơi lên nào, bạn nào có nhận xét gì?

– Vì sao lại có nước?

À khi nước ở nhiệt độ cao, sẽ bốc hơi như 1 số bạn nói là khói nhưng không phải là khói mà là hơi nước các con ạ, khi ở nhiệt độ bình thường nước cũng sẽ bốc hơi nhưng chúng ta không nhìn thấy.Hơi nước bốc lên ngưng tụ lại lại rơi xuống thành nước như ở nắp ấm đấy, giống như hiện tượng tự nhiên nước bốc hơi lên thành mây đen sau đó như thế nào nhỉ?

– Mưa rơi xuống trở thành gì?

Đúng rồi, vì vậy nước còn được tồn tại ở dạng thể khí nữa đấy.

Cả lớp nhắc lại cùng cô” nước ở dạng thể khí”

Vậy nước tồn tại ở mấy dạng, bạn nào biết?

Đúng rồi nước tồn tại ở 3 dạng, đó là thể lỏng, thể rắn và thể khí.

*Hòa tan, không hòa tan 1 số chất

Để tìm hiểu thêm về sự kì diệu của nước, cô đã chuẩn bị cho các con hộp đường, thìa. Bây giờ cô mời các con về vị trí đồ dùng của chúng mình, và chúng mình cùng lấy đường và pha vào nước nào.

– Các con pha xong nước của mình chưa? Cô mời các con về vị trí nào?

– Bạn nào có nhận xét gì về côc nước các con vừa pha?

 

– Cô con mình cùng nhau uống nước đường nhé?

– Các con thấy thế nào ?

Các con vừa trải nghiệm pha đường vào nước, đường tan hết trong nước,vậy các con thử phán đoán xem muối có tan trong nước không?

À muối tan trong nước rồi, còn sỏi có tan được trong nước không?

Đúng rồi, nước có thể hòa tan được 1 số chất như đường, muối và nhiều chất khác nữa, khi uống cho chúng ta cảm nhận nhiều vị các nhau.

Nhưng nước cũng không thể làm tan được 1 số chất như cát, sỏi các con ạ.

– Có 1 bài thơ rất hay nói về sự kì diệu của nước. Đó là bài thơ “ nước” của tác giả Vương Trọng, cô mời các con cùng đọc bài thơ này!

2.2 Lợi ích của nước

– Hàng ngày các con thấy bố mẹ, ông bà các con sử dụng nước vào những việc gì?

Nước dùng để uống, để tắm, nấu cơm, giặt quần áo… phục vụ sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đấy.

Nước rất quan trọng đối với đời sống con người các con ạ.

Còn đối với con vật thì như thế nào, cô mời các con cùng hướng lên màn hình.

– Các con đang xem hình ảnh gì đây?

– Cá sống ở đâu?

– Nếu không có nước thì cá sẽ như thế nào nhỉ?

Cá, tôm , cua, ốc và nhiều các con vật khác cũng đều cần nước để sống đấy các con ạ.

– Nước rất quan trọng đối với con người, con vật vậy đối với cây cối sẽ như thế nào?

– Cô mời các con cùng quan sát 2 chậu cây. Bạn nào có nhận xét gì ?

– Vì sao cây bị héo?

– Vì sao cây tươi tốt?

À đúng rồi các con! Nước rất quan trọng không chỉ với con người mà còn quan trọng với cả các con vật và cây cối nữa. Không có nước, con người, con vật và cây cối đều không sống được.

-Vậy chúng mình cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

 

 

 

-Vậy khi sử dụng nước các con phải như thế nào?

 

 

Đúng rồi, nước là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Vì vậy, các con phải biết giữ gìn nguồn nước, bảo về nguồn nước, không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, biển…và sử dụng nước tiết kiệm bằng cách lấy vừa đủ nước uống, không xả quá nhiều nước, và khóa vòi nước khi không sử dụng.

2.3 Củng cố

Cô thấy các con học rất giỏi, cô quyết định thưởng cho các con trò chơi: Thi xem đội nào nhanh

Cô sẽ chia lớp mình thành 3 tổ.

Xem thêm: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Vấn Đề Tự Học, Đề Tài Nghiên Cứu Vấn Đề Tự Học

– Cách chơi như sau: Các con sẽ phải bật qua suối và lên tìm lô tô các dạng tồn tại của nước ở thể lỏng, rắn và khí. Tổ 1 sẽ tìm lô tô nước ở dạng thể lỏng, tổ 2 tìm lô tô nước ở dạng thể rắn, tổ 3 tìm lô tô nước ở dạng thể khí.

Luật chơi: Mỗi lần lên các con chỉ được chọn 1 tranh lô tô, sau đó về cuối hàng bạn tiếp theo mới được bật lên. Sau thời gian là 1 bản nhạc, đội nào tìm được nhiều tranh lô tô và đúng yêu cầu của cô, đội đó dành chiến thắng.

Cho trẻ chơi và nhận xét kết quả

3. Kết thúc

Hôm nay cô con mình cùng nhau khám phá điều gì?

Đúng rồi, có rất nhiều điều kì diệu của nước mà cô con mình chưa tìm hiểu hết. Về nhà, các con sẽ tìm hiểu xem nước còn điều kì diệu gì nữa, buổi học sau cô con mình cùng nhau khám phá tiếp nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *