*
*
*

*
*

*

*

Phát huy vai trò tư vấn, phản biện, chỉ tính riêng 5 năm qua, Hội đã đóng góp ý kiến cho nhiều chính sách lớn của Đảng và Nhà nước như: góp ý văn kiện Đại hội Đảng khoá XI; góp ý chính sách đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; góp ý Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; góp ý Dự án biến đổi khí hậu (VIE P1- 08); góp ý sửa đổi Luật Đất đai, bảo vệ môi trường, Luật Khoa học công nghệ; Các nghị định của Chính phủ về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đánh giá thoái hoá đất; Nghị định 42 về phục hồi đất canh tác; hạn chế thoái hoá đất, chống sa mạc hoá; tư vấn về hoà giải cơ sở trong tranh chấp đất đai; tư vấn về chiến lược phân bón với dinh dưỡng cây trồng; bảo vệ đất lúa, phản biện cho các đề tài độc lập cấp Nhà nước về khoa học công nghệ liên quan đến sử dụng, cải tạo, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên: Đất, nước, rừng và tài nguyên có liên quan. Các kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn của các cuộc hội thảo đã được gửi đến các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước, được tiếp thu và đánh giá cao.

Đang xem: Đại Hội Khoa Học Đất Việt Nam Nhiệm Kỳ Vi (2016

5 năm qua Hội Khoa học Đất Việt Nam (Trung ương Hội và các chi hội trực thuộc) đã xuất bản 22 đầu sách, ra 25 số tạp chí Khoa học Đất đảm bảo chất lượng, được bạn đọc hoan nghênh và đánh giá cao. Hội viên của Hội đã công bố hơn 400 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước. Các nhà khoa học của Hội đã tham gia giảng dạy, đào tạo gần 1.000 sinh viên, 40 tiến sĩ và 500 thạc sĩ. Các hội viên của Hội đã tham gia tổ chức hơn 100 lớp tập huấn ngắn hạn cho nông dân và cán bộ địa phương.

Đặc biệt, Hội tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tham gia xã hội hoá các hoạt động giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và xoá đói giảm nghèo. Từ 2010 – 2014, Hội đã hoàn thành hơn 70 chương trình, đề tài, dự án các cấp về đất, phân bón, dinh dưỡng cây trồng, quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng), bảo vệ môi trường, chống sa mạc hoá, phát triển bền vững. Trong đó có 8 đề tài cấp Nhà nước, 22 đề tài cấp Bộ và hơn 50 công trình cấp cơ sở. Nhiều đề tài, dự án đã cung cấp các thông tin đồng bộ, có cơ sở khoa học và thực tiễn giúp các bên đặt hàng áp dụng có hiệu quả vào sản xuất. Điển hình là các đề tài nghiên cứu: Đổi mới hệ thống quản lý đất đai; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; điều tra lập bản đồ đất và đánh giá phân hạng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững; dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; Nghiên cứu sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh, than sinh học; nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về đất, phân bón, dinh dưỡng cây trồng vào sản xuất; xây dựng mô hình phòng chống sa mạc hoá, ứng phó với biến đổi khí hậu;…

Được biết, Hội Khoa học Đất Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Hội thành tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở ở địa phương, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.

Xem thêm: Trang Chi Tiết Khóa Học Pre, Tiếng Anh TrựC TuyếN 1 Thầy 1 Trò

Để thực hiện mục tiêu trên, Hội sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức; Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động; Hợp tác thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chuyên môn đặt ra trong điều lệ và phù hợp với điều kiện mới; Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ với Liên hiệp Hội Việt Nam, các Bộ, Ngành và tổ chức có liên quan trong hoạt động xã hội nghề nghiệp.

Xem thêm: Kết Quả Thi Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tuyển Sinh 2013 ❣️✔️✔️✔️

Hội cũng đề xuất, các ban ngànhtiếp tục thực hiện Chỉ thị 42 – CT/TW của Bộ Chính trị, chiến lược phát triển Liên hiệphội Việt Nam. Nhà nước, Liên hiệphội, các Bộ, ngành có liên quan coi Hội Khoa học Đất Việt Nam như một đầu mối kế hoạch để được giao các nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của gần 1.000 nhà khoa học Đất trong cả nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *