Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề thi

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

*

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng soạn Sinh học lớp 12, loạt bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 12 ngắn nhất trả lời các câu hỏi bám sát sgk Sinh học 12. Hi vọng với Giải bài tập Sinh học 12 ngắn nhất này, học sinh sẽ nắm vững nội dung bài học từ đó ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học 12.

Đang xem: Giải bài tập sinh học 12 sách giáo khoa

Mục lục Giải bài tập Sinh 12

Phần 5: Di truyền học

Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Chương 3: Di truyền học quần thể

Chương 4: Ứng dụng di truyền học

Chương 5: Di truyền học người

Phần 6: Tiến hóa

Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

Phần 7: Sinh thái học

Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật

Chương 2: Quần xã sinh vật

Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Sinh học 12 Bài 1 ngắn nhất: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Câu 1 trang 10 Sinh học 12: Gen là gì? Cho ví dụ minh họa

Trả lời:

– Gen là một đoạn AND mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.

– Ví dụ:

+ Gen hemoglobin anpha là gen mã hóa chuỗi polipeptit anpha góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu

+ Gen tARN mã hóa cho sản phẩm là ARN vận chuyển

Câu 2 trang 10 Sinh học 12: Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hóa protein

Trả lời:

Gồm 3 vùng: điều hòa, mã hóa, kết thúc

Vị trí trên gen Chức năng
Vùng điều hòa Ở đầu 3’ của mạch mã gốc. Có trình tự nu đặc biệt giúp ARn polimeraza nhận biết và liên kết vào ⇒ khởi động phiên mã, đồng thời chứa trình tự nu điều hòa phiên mã.
Vùng mã hóa Nằm giữa vùng điều hòa và vùng kết thúc. Mang thông tin mã hóa các axit amin. Ở sinh vật nhân sơ là gen không phân mảnh, ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh.
Vùng kết thúc Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Câu 3 trang 10 Sinh học 12: Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi của quá trình nhân đôi ADN.

Trả lời:

– Nguyên tắc bổ sung: là nguyên tắc liên kết, cặp đôi giữa các bazo nitric, trong đó A gen liên kết T môi trường, G gen liên kết với X môi trường và ngược lại.

– Nguyên tắc bán bảo tồn: hay nguyên tắc giữ lại một nửa, là từ 1 phân tử ADN ban đầu, qua quá trình nhân đôi ADN tạo ra 2 phân tử ADN mới trong đó mỗi phân tử ADN mới mang 1 mạch của phân tử ADN ban đầu.

– Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN:

+ Đối với cơ thể: đảm bảo sự di truyền ổn định và toàn vẹn của cơ thể, là cơ sở của sự nhân đôi của tế bào.

+ Ứng dụng thực tiễn: là cơ sở để nhân nhanh một số lượng lớn gen dùng cho công nghệ sinh học.

Câu 4 trang 10 Sinh học 12: Mã di truyền có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Là mã bộ ba: cứ 3 nucleotit quy định 1 axit amin;

– Đọc từ một điểm xác định;

– Đọc liên tục, không chồng gối lên nhau;

– Có đặc tính phổ biến: các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một số ít ngoại lệ;

– Có tính đặc hiệu: một bộ ba chỉ quy định một loại axit amin;

– Có tính thoái hóa: một axit amin có thể do nhiều bộ ba quy định.

Câu 5 trang 10 Sinh học 12: Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp một cách ngắt quãng.

Trả lời:

– Do phân tử ADN có cấu trúc gồm 2 mạch song song và ngược chiều nhau (1 mạch có chiều 3’ → 5’; mạch còn lại có chiều 5’ → 3’). Trong khi đó, enzim ADN polimeraza chỉ có thể tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Nên:

+ Mạch của gen có chiều 3’ → 5’ thì sẽ được tổng hợp liên tục

+ Mạch của gen có chiều 5’ → 3’ sẽ được tổng hợp ngắt quãng các đoạn ngắn gọi là okazaki theo chiều ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y. Sau đó, các đoạn okazaki được nối lại nhờ enzim nối.

Câu 6 trang 10 Sinh học 12: Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là

A.tháo xoắn phân tử ADN.

Xem thêm: Thông Tin Tuyển Sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2020 Chính Xác

B.bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.

C.lắp rắp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

D.cả A, B và C.

Trả lời:

Chọn đáp án D

Sinh học 12 Bài 2 ngắn nhất: Phiên mã và dịch mã

Câu 1 trang 14 Sinh học 12: Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.

Trả lời:

* Diễn biến:

– Đầu tiên, enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’. Quá trình phiên mã bắt đầu tại vị trí đặc hiệu (hay gọi là vị trí khởi đầu phiên mã).

– Sau đó, ARN polemeraza sẽ trượt dọc trên mạch mã gốc để tổng hợp phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung: A gen bắt đôi với U môi trường, T gen bắt đôi với Amt, Gg bắt đôi với Xmt, Xg bắt đôi với Gmt. mARN được tạo ra có chiều 5’ → 3’.

– Enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc sẽ dừng phiên mã ⇒ giải phóng mARN và đóng xoắn 2 mạch đơn của ADN.

* Kết quả:

– Tạo ra phân tử 1 mARN, trong đó:

+ Đối với sinh vật nhân sơ: mARN được tạo ra sẽ dùng trực tiếp làm khuôn để dịch mã tạo ra protein (do gen của sinh vật nhân sơ là gen không phân mảnh)

+ Đối với sinh vật nhân thực: mARN được tạo ra sẽ được cắt bỏ các intron và nối các đoạn exon ⇒ tạo mARN trưởng thành ⇒ đi qua màng nhân ra tế bào chất ⇒ dịch mã tạo nên protein.

Câu 2 trang 14 Sinh học 12: Quá trình dịch mã tại riboxom diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Gồm 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Hoạt hóa axit amin:

– Diễn ra ở tế bào chất

– Mỗi axit amin được hoạt hóa, gắn với tARN tạo phức hợp axit amin – tARN nhờ enzim đặc hiệu và năng lượng ATP.

* Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi polipeptit

– Mở đầu: tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí đặc hiệu ở gần côđon mở đầu. Cụ thể, bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) bổ sung với côđon mở đầu trên mARN (AUG). Tiếp đó, tiểu đơn vị lớn của riboxom tiến vào kết hợp với tiểu đơn vị bé của riboxom tạo nên riboxom hoàn chỉnh.

– Kéo dài chuỗi polipeptit:

+ Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hợp axit amin – tARN. Trong khi riboxom giữ vai trò của một khung đỡ cho mARN với phức hợp axit amin – tARN cho đến khi axit amin thứ nhất tạo liên kết peptit với axit amin thứ 2.

+ Riboxom dịch đi một codon trên mARN để đỡ phức hợp codon – anticodon tiếp theo cho đến khi axit amin thứ 3 gắn với axit amin thứ 2 qua liên kết peptit.

+ Riboxom cứ dịch lần lượt như vậy đến cuối mARN

– Kết thúc chuỗi polipeptit:

+ Riboxom tiếp xúc với mã kết thúc của mARN thì quá trình dịch mã dừng lại và hoản tất.

+ Sau đó, enzim sẽ cắt axit amin mở đầu (Met) khỏi chuỗi polipeptit. Chuỗi polipeptit tiếp tục hình thành các bậc cấu trúc bậc cao hơn.

Câu 3 trang 14 Sinh học 12: Nêu vai trò của pôliribôxôm trong quá trình tổng hợp protein.

Trả lời:

– Pôliribôxôm là một nhóm ribôxôm đồng thời tham gia gắn với mARN để tham gia quá trình dịch mã.

– Pôliribôxôm có vai trò làm tăng hiệu suất tổng hợp protein, tức là sẽ tạo ra nhiều chuỗi polipeptit hơn sau cùng một khoảng thời gian.

Câu 4 trang 14 Sinh học 12: Một đoạn gen có trình tự nucleotit như sau:

3’ XGA GAA TTT XGA 5’ (mạch mã gốc)

5’ GXT XTT AAA GXT 3’

a)Hãy xác định trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên.

Xem thêm: Thời Gian Biểu Khoa Học Cho Học Sinh Cấp 3, Pin On Nơi Để Học Tập

b)Một đoạn phân tử protein có trình tự axit amin như sau:

– lơxin – alanin – valin – lizin –

Hãy xác định trình tự các cặp nucleotit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn protein đó.

Trả lời:

a)3’ XGA GAA TTT XGA 5’ (mạch mã gốc)

5’ GXU XUU AAA GXU 3’ (mARN)

– alanine – lơxin – lysin – alanine – (trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen trên)

b) Các axit amin trong chuổi được tổng hợp từ các mã bộ ba trên mARN cụ thể như sau (tính theo chiều 5’ → 3’)

lơxin: UUA, UUG, XUU, XUX, XUA, XUG

alanin: GXU, GXX, GXA, GXG

valin: GUU, GUX, GUA, GUG

lizin: AAA, AAG

Có nhiều trình tự nucleotit trên mARN quy định đoạn protein này, ta lấy một ví dụ:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *