Càng nghiên cứu sâu tư tưởng của C. Mác, ta càng thấy ý nghĩa to lớn và giá trị của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Bởi trước C. Mác, chủ nghĩa duy tâm thống trị trong khoa học xã hội, các nhà triết học không hiểu được hoàn toàn thực chất sự vận động và phát triển của xã hội.

Đang xem: Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế xã hội

Ý nghĩa và giá trị của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội thể hiện ở các điểm sau:

1. Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã chứng minh: Động lực phát triển của của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan, chứ không phải là một lực lượng thần bí nào.
– Động lực phát triển của lịch sử không phải là một đấng siêu nhiên nào vừa bí hiểm, vừa xa cách với con người. Động lực đó nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người.
2. Giá trị, ý nghĩa của học thuyết còn thể hiện ở vai trò là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên của mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội.
Bất kỳ hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể được hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
3. Đối với Việt Nam, giá trị của học thuyết hình hình thái kinh tế – xã hội thể hiện rõ ở thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước.
– Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương con đường phát triển của Việt Nam là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

1. Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã chứng minh: Động lực phát triển của của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan, chứ không phải là một lực lượng thần bí nào.

– Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử. Quan niệm ấy chỉ ra rằng: “Trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học…”.

Gần đây, chúng ta thường hay nghe bàn về tháp nhu cầu Maslow. Nội dung Tháp nhu cầu này cũng đã phần nào thể hiện rõ hơn quan niệm nêu trên.

*
*

Hoạt động thực tiễn của con người là động lực phát triển của lịch sử. Ảnh: Widewalls.ch.– Động lực phát triển của lịch sử không phải là một đấng siêu nhiên nào vừa bí hiểm, vừa xa cách với con người. Động lực đó nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người.

Với những luận cứ thuyết phục, học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã chứng minh một cách khoa học rằng: Sự phát triển của xã hội bắt nguồn sâu xa từ hoạt động sản xuất vật chất của con người, trong đó lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động, phát triển không ngừng đến một giai đoạn nhất định mà quan hệ sản xuất hiện tồn không còn phù hợp với lực lượng sản xuất ấy, cản trở sự phát triển tiến bộ của xã hội. Khi đó sẽ diễn ra cách mạng xã hội để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp, kéo theo sự ra đời của cơ sở hạ tầng mới và kiến trúc thượng tầng mới tương ứng. Đó là quá trình lịch sử – tự nhiên.

Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cho thấy sự phát triển đi lên của lịch sử từ thời công xã nguyên thủy đến nay không phải là một quá trình ngẫu nhiên mà là quá trình chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, tiếp đến là quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

2. Giá trị, ý nghĩa của học thuyết còn thể hiện ở vai trò là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên của mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội.

– Học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội đã khắc phục được quan điểm duy tâm, trừu tượng, vô căn cứ về xã hội. Nó bác bỏ cách miêu tả xã hội một cách chung chung, phi lịch sử.

– Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu biết được lô-gíc khách quan của quá trình tiến hóa xã hội.

Xem thêm: Blog Khoa Học Máy Tính Của Ngô Quang Hưng ), Lưu Trữ Các Khóa Học Máy Tính

Học thuyết vạch ra sự thống nhất của lịch sử trong cái muôn vẻ của các sự kiện ở các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau.

Chính vì thế, nó đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không mô tả các sự kiện lịch sử. Nó là cơ sở khoa học để tiếp cận đúng đắn khi giải quyết những vấn đề cơ bản của các ngành khoa học xã hội rất đa dạng.

Bất kỳ hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể được hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

– Ngày nay, thực tiễn lịch sử và kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có nhiều bổ sung và phát triển mới so với khi học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội ra đời. Tuy vậy, những cơ sở khoa học mà quan niệm duy vật lịch sử đã đem đến cho khoa học xã hội thì vẫn giữ nguyên giá trị.

Gần đây, trước những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ, một số nhà xã hội học phương Tây đã giải thích sự tiến hóa xã hội chỉ như là sự chống chọi nhau, sự thay thế nhau giữa các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp. Cách tiếp cận này đã phạm sai lầm căn bản là chỉ coi trình độ phát triển của khoa học – công nghệ, của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định duy nhất và trực tiếp đối với mọi sự thay đổi của đời sống xã hội, của con người, bỏ qua vai trò của các quan hệ sản xuất, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị…

Lý thuyết đó cố ý bỏ quan vấn đề bản chất, đó là vấn đề chế độ xã hội, tức là vấn đề hình thái kinh tế – xã hội. “Cách tiếp cận nền văn minh” này nhằm “chứng minh” sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ tư bản.

3. Đối với Việt Nam, giá trị của học thuyết hình hình thái kinh tế – xã hội thể hiện rõ ở thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước.

Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt học thuyết của Mác về hình thái kinh tế – xã hội, Đảng ta đã xây dựng đường lối xây dựng, phát triển đất nước cho mỗi giai đoạn lịch sử, để từ một đất nước bị thực dân đô hộ, có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với khu vực và thế giới.

– Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở lý luận để Đảng, Nhà nước ta vận dụng vào thực tiễn, đề ra các chủ trương, chính sách phát triển lực lượng sản xuất ngày càng tiên tiến theo hướng hiện đại, và xây dựng hệ thống pháp luật quy định hệ thống các mối quan hệ sản xuất phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất.

– Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương con đường phát triển của Việt Nam là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

Xem thêm: Top 20 Phim Khoa Học Viễn Tưởng Bùng Nổ Nhất Năm 2021, 31+ Phim Viễn Tưởng Hay

Chủ trương đó là kết quả quán triệt nguyên lý: Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên mang tính tuần tự nhưng cũng bao hàm cả sự “rút ngắn” trong những điều kiện lịch sử nhất định.

– Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cũng cung cấp luận cứ để Đảng, Nhà nước Việt Nam kịp thời phát hiện những sai lầm chủ quan, duy ý chí trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, kịp thời thực hiện công cuộc Đổi Mới từ năm 1986 đến nay và gặt hái được thành công nhiều mặt về kinh tế – xã hội, chính trị – an ninh, văn hóa, đối ngoại…

thietbihopkhoi.com

Nếu còn điều gì chưa rõ về bài viết “Giá trị của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội…”, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *