Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần nghe được các khái niệm như Giáo sư, phó giáo sư, chủ tịch, phó chủ tịch, bác sĩ, dược sĩ,… Các từ trên được gọi là gì? Đó chính là chức danh của mỗi người. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất thực sự của thuật ngữ này. Vậy. chức danh là gì?

Bạn đang xem: Chức danh khoa học là gì Việc làm Y tế – Dược

1. Chức danh là gì? Khái quát về chức danh

Bạn đang xem: Chức danh khoa học là gì

Đang xem: Chức Danh Khoa Học Là Gì Cách Viết Chức Danh Khoa Học Chính Xác

*

Chức danh là gì

Khái niệm về chức danh

Khái niệm: Chức danh (tên tiếng anh là TITLE) là chức phận, nhiệm vụ, quyền hành và sự ghi nhận về danh tính của một người thông qua sự cấp phép được công nhận một cách hợp pháp.

Ví dụ: giáo sư, tiến sĩ, chủ tịch, trưởng phòng,…

Mục đích của chức danh

Chức danh được trao cho mỗi người nhằm mục đích nêu lên nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm họ nắm giữ và cũng để phân biệt từng cá nhân trong tổ chức, tập thể.

Cách sử dụng

Chức danh được sử dụng ví dụ trong doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học,… hay cụ thể chính xác là một cộng đồng, tập thể tổ chức gồm nhiều bộ phận nhiệm vụ khác nhau.

Phân loại chức danh: được chia thành 2 loại chính là: Chức danh khoa học và chức danh nghề nghiệp

Tầm quan trọng to lớn của “chức danh” trong công ty là điều dễ hiểu. Vì vậy, các chức danh này cũng cần được thực hiện và quản lý tốt để phát huy hiệu suất công việc một cách tốt nhất, như thế cũng sẽ đảm bảo được một cách thống nhất hệ thống bộ máy nhân lực tránh việc tự phát, tùy tiện, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình vận hành. Việc phong chức danh cần đáp ứng và theo các yêu cầu sau:

Bảo đảm được sự tín nhiệm của mọi người, tuân thủ theo các nguyên tắc đã đề ra. Tập trung gắn trách nhiệm với người đứng đầu công việc. Bảo đảm đúng người, đúng các tiêu chí, đáp ứng được các điều kiện cần có.

Như vậy việc quy định các vấn đề liên quan đến chức danh sẽ đảm bảo được tính thống nhất, sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý, tránh được việc thực hiện tùy tiện, không phù hợp không chính danh.

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

2. Các loại chức danh

2.1. Chức danh khoa học

Khái niệm: Chức danh khoa học của một người là tên gọi cần được viết đúng và theo thứ tự học hàm – học vị – ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (nếu cần) và khi cần thiết thì viết cụ thể ngành học hoặc chuyên ngành đào tạo kèm theo.

Ví dụ: Thay vì viết tiến sĩ-bác sĩ thì phải viết tiến sĩ y khoa (TS. Y khoa), thay vì viết thạc sĩ-kiến trúc sư thì viết thạc sĩ- kiến trúc (ThS. Kiến trúc) hoặc Giáo sư – tiến sĩ Y khoa, Phó Giáo sư – Cử nhân kinh tế…

Được cấu tạo từ học hàm, học vị và ngành (chuyên ngành đào tạo) nên để viết đúng trước tiên chúng ta cần hiểu rõ xem cấu tạo đó là gì là như thế nào? Chức danh học hàm chỉ cần căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện đề ra, căn cứ vào tài năng, uy tín, cống hiến khoa học của từng người và do Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm để đề nghị Nhà nước quyết định công nhận mà không cần qua đào tạo hay thi cử. Trái với học hàm, học vị nhất định phải qua một quá trình đào tạo bồi dưỡng đó chính là quá trình tham gia vào hệ thống giáo dục ở bậc Đại học và trên Đại học của mỗi quốc gia, sau đó tham gia thi hoặc bảo vệ thành công luận văn, luận án tốt nghiệp, người học được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học tương ứng; sau đó sẽ được cấp các văn bằng liên quan đến lĩnh vực tham gia đào tạo.

Nhưng một thực trạng cho thấy trong những năm gần đây chúng ta sử dụng không chính xác những tên chức danh khoa học gây nên sự sai theo một hệ thống, làm ảnh hưởng không tốt tới sự kính trọng của ta dành cho họ. Chúng ta thường bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài), trên các bảng hiệu (văn phòng luật sư, kiến trúc sư,…), thậm chí trong các văn bản khoa học, tồn tại cách viết tùy tiện như tiến sĩ-bác sĩ (TS-BS), bác sĩ-thạc sĩ (BS-ThS), luật sư- tiến sĩ (LS-TS). Thạc sĩ- kiến trúc sư (ThS-KTS)… Và điều đó dẫn đến một tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa, thừa khi sử dụng hai cấp học vị mà thiếu đi chuyên ngành đào tạo (khi cần thiết).

Chính vì thế để sử dụng đúng chức danh khoa học, chúng ta cần hiểu rõ và chính xác về chúng để tránh tình trạng sai nối tiếp sai mà tạo nên sự thiếu chuyên nghiệp.

Khái niệm:

Chiếu theo khoản 1 điều 2 thông tư số 12/2012/TT – BNV, chức danh nghề nghiệp được biết đến như là cách để diễn tả trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của từng cá nhân trong từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Xem thêm: Lịch Khám Khoa Y Học Cổ Truyền Đại Học Y Hà Nội ❤️❤️❤️, Theo Học Y Học Cổ Truyền Ở Đâu Tốt Nhất

Xem thêm: Khoa Sau Đại Học Đại Học Thái Nguyên, Sau Đại Học

Mục đích: được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Tiêu chuẩn, kết cấu chung của chức danh nghề nghiệp:

Tên, hạng của mỗi chức danh.

Nhiệm vụ: chỉ ra cụ thể, chi tiết những công việc phải thực hiện có tính chất phù hợp với mỗi chức danh.

Các tiêu chuẩn về đạo đức trong nghề.

Các tiêu chuẩn về nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cần có. Các tiêu chuẩn về trình độ, khả năng bồi dưỡng.

Trình tự và thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp là:

Bộ quản lý chuyên ngành căn cứ vào các yêu cầu về đặc điểm, tính chất theo các hoạt động của nghề nghiệp mà chủ trì, phối hợp với các bên có thẩm quyền liên quan xây dựng và đưa ra Bộ tiêu chuẩn về chức danh của mỗi nghề nghiệp theo từng ngành, từng lĩnh vực được bàn giao theo từng bước sau:

Tiến hành điều tra, thu thập, đánh giá số lượng về cơ cấu và chất lượng đội ngũ mỗi cá nhân của ngành, lĩnh vực; hiện trạng về tổ chức đào tạo theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp; hệ thống và tiêu chí các ngạch cá nhân đang được sử dụng;

Trên cơ sở kết quả đi thực nghiệm về hiện trạng đội ngũ cá nhân quy định theo Điểm a khoản này và định hướng hướng đi phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, xây dựng các bước đi mới cần thiết hoặc sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, đề xuất hạng mục, tiêu chí các cá nhân hiện đang được sử dụng;

Dự thảo Bộ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp cần có của các cá nhân chuyên ngành;

Bộ Nội vụ cùng với Bộ quản lý viên chức chuyên ngành đưa ra quyết định về tiêu chuẩn dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của cá nhân chuyên ngành; cấp số hiệu cụ thể cho mỗi chức danh nghề nghiệp.

Bộ quản lý viên chức chuyên ngành nghiệm thu, hoàn chỉnh trên cơ sở lấy ý kiến từ Bộ Nội Vụ, theo đó ban hành tiêu chuẩn về các chức danh nghề nghiệp của các cá nhân theo quyền hạn.

 2.3. Phân biệt chức danh và chức vụ

Khái niệm: Chức vụ (tên tiếng anh là POSITION) là tên gọi thể hiện sự đảm nhận về một vị trí, vai trò, địa vị của mỗi cá nhân trong một tổ chức, tập thể.

Ví dụ: trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng tài chính,…

Nếu chức danh chỉ là về chức phận về danh tính của cá nhân thì ở đây chức vụ đã chỉ ra cụ thể công việc cá nhân đó cần làm là gì. Ở đây với mỗi chức danh sẽ gắn với một hoặc nhiều chức vụ khác nhau. Một cá nhân vừa có thể có được chức danh và vừa có được chức vụ, một số khác lại chỉ có chức danh mà chưa có chức vụ và cũng có những người chỉ có chức vụ mà không có chức danh.

Từ các khái niệm trên có thể thấy ví dụ là nhân viên thì chắc chắn đây là chức danh, nhưng nhân viên đó lại làm nhân viên sản xuất, nhân viên kỹ thuật, kế toán, tổ trưởng bộ phận sửa chữa, hay thậm chí là giám đốc công ty thì đó lại là chức vụ. Hay thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, vừa có chức danh là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân, vừa có chức vụ là thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Việc làm Xây dựng

3. Tầm quan trọng của chức danh trong công việc

3.1. Với người lao động

Có một chức danh cao và đủ nội lực trong công việc sẽ tạo rất nhiều động lực cho chính người lao động, khiến họ cảm thấy mình có giá trị hơn, có tầm quan trọng với công ty hơn từ đó cho họ suy nghĩ ngầm rằng mình phải có trách nhiệm với nó mà hoàn thành tốt việc mình đảm nhiệm. Hơn nữa mình cũng sẽ cảm thấy có chỗ đứng hơn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Ở phía đối tác khách hàng, họ cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng đồng thời cũng tôn trọng hơn người lao động của doanh nghiệp đó khi được trực tiếp với người có “ địa vị”, người có chức có quyền. Bên cạnh đó cũng nâng tâm uy tín của phía doanh nghiệp trong mắt khách hàng chỉ muốn làm việc với nhân viên cấp cao hoặc quản lý.

Người đảm nhận chức danh công việc cũng cảm thấy hào hứng, tự tin hơn so với các ứng viên khác khi có những cơ hội mới mở ra. Ví dụ như một vị trí đang tuyển dụng có hàng trăm ngàn sơ yếu lý lịch được gửi đến, và bạn trước đó đã có kinh nghiệm ở một chức danh tốt chắc chắn là sẽ ghi điểm và để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trong doanh nghiệp, với mỗi chức danh còn xác định rõ nhiệm vụ, công việc được phân công được giao cho từng nhân viên. Giúp doanh nghiệp có một bộ máy quản lý rõ ràng, có cái nhìn tổng quan trực diện về năng suất hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, từ đó sẽ có phương án tốt nhất để phân bổ công việc sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, việc phân tích đánh giá bộ máy nhân lực của công ty cũng sẽ cho công ty các thông tin về điều kiện môi trường làm việc của mỗi cá nhân, giúp cho ta biết chỗ nào mạnh chỗ nào yếu, chỗ nào thừa chỗ nào đủ để có thể luân chuyển công việc một cách có lợi nhất cho công ty và người lao động.

 Việc sử dụng chức danh không chỉ đơn giản nhằm mục đích tạo địa vị, tư thế cho mỗi cá nhân, nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty mang tính chủ trương tham mưu hoạch định theo các chính sách phát triển vĩ mô mà còn là chính sách chiêu mộ thu hút, giữ chân người tài người người có năng lực kinh có kinh nghiệm công tác; bên cạnh đó cũng là hình thức để khen thưởng tôn vinh các đóng góp cống hiến của nhân viên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *