*

*

*

1.Tổng quan về ngành:

Khoa Đông phương học là đơn vị đào tạo, nghiên cứu Đất nước học và Khu vực học, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho các đơn vị hành chánh sự nghiệp và kinh tế trong xã hội, và cho các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu ở phía Nam.

Đang xem: đông phương học đại học khoa học xã hội và nhân văn

Đến năm 2020, Khoa Đông phương học sẽ là một đơn vị đào tạo và có định hướng nghiên cứu, giữ vai trò quan trọng của Trường, và của khu vực phía Nam; đến năm 2030, từng bước phấn đấu trở thành đơn vị có mô hình kết hợp đào tạo và nghiên cứu, có vị thế nhất định trong khu vực Đông Á.

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo của Khoa Đông phương học là đào tạo những chuyên gia về Đông phương có tri thức đa dạng về một khu vực, có hiểu biết său sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, môi trường thiên nhiên….của một quốc gia trong khu vực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ nhất định để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, học tập và ứng dụng trong môi trường đa văn hóa thực tiễn.

– Nhờ trang bị một vốn kiến thức đủ rộng, có một ngoại ngữ chuyên ngành trình độ từ C trở lên và một ngoại ngữ phụ trình độ B, cử nhân Đông phương học ngành Trung Quốc học sẽ có khả năng thích ứng với những biến động của xã hội và nên kinh tế thị trường hiện đại. Đó là ưu thế cơ bản của mục tiêu và chương trình đào tạo Đông phương học.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

– Trợ lí giám đốc cho các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

– Thư ký tổng hợp các văn phòng trong nước và ngoài nước.

– Phiên dịch (hoặc phiên dịch kiêm thư ký) tại các công ty liên doanh.

– Các công việc có sử dụng ngoại ngữ như giáo viên ngoại ngữ, giáo viên đất nước học, hướng dẫn viên du lịch, phóng viên Ban Quốc tế của các báo, biên tập viên chương trình nước ngoài của các đài truyền hình, đài phát thanh; nhân viên hải quan, nhân viên Sở Ngoại vụ, nhân viên các cơ quan an ninh, xuất nhập cảnh,…

– Làm công tác nghiên cứu lĩnh vực đất nước học các quốc gia Đông phương tại các trường đại học, cơ quan, viện hoặc trung tâm nghiên cứu.

4. Hình thức và thời gian đào tạo: chính quy tập trung, thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến 6 năm.

5. Chuẩn đầu ra:

5.1 Kiến thức:

– Nắm vững các kiến thức về khu vực học và đất nước học, như văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại,… của khu vực (như Đông Nam Á, Đông Bắc Á,…) và đất nước thuộc ngành đào tạo (bao gồm Úc, Ả Rập, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc), các khu vực cư trú của các nhóm tộc người có liên quan trên địa bàn Việt Nam (như Hoa, Chăm, Raglai,…) và trên thế giới.

– Biết vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong học tập, nghiên cứu chuyên ngành và ứng dụng trong thực tiễn.

5.2 Tư duy:

– Phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu đa lĩnh vực, đa ngôn ngữ (ít nhất là tiếng Anh và ngôn ngữ chuyên ngành).

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Cuộc Cách Mạng Khoa Học Kỹ Thuật, Cuộc Cách Mạng Khoa Học

– Nhận biết, phân loại các dữ liệu, thông tin về khu vực học và đất nước học, làm nền tảng cho việc không ngừng tự hoàn thiện tư duy sáng tạo.

– Tiếp cận sự tương đồng và khác biệt về đặc trưng văn hóa – xã hội của các nền văn hóa trong khu vực (thuộc từng chuyên ngành) trong sự so sánh đối chiếu.

– Trình bày, phân tích và thảo luận và đưa ra cách giải quyết vấn đề.

5.3. Kỹ năng:

– Vận dụng thành thạo kiến thức khu vực học và đất nước học trong thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và giao lưu quốc tế.

– Sử dụng thành thạo và có hiệu quả ngoại ngữ chuyên ngành trong giao tiếp, giao lưu quốc tế.

– Giao tiếp có hiệu quả, có khả năng hội nhập và thích nghi trong môi trường giao lưu quốc tế.

– Tổ chức, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

– Có khả năng trình bày, thuyết trình, tranh luận các vấn đề xuyên quốc gia, đa văn hóa.

5.4. Thái độ:

– Yêu nước, tuân thủ luật pháp.

– Xây dựng tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân, cộng đồng và xã hội.

– Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến.

Xem thêm: Học Viện Khoa Học Quân Sự Thế Giới, Khoa Học Quân Sự Quân Sự Thế Giới

– Tôn trọng sự dị biệt trong văn hóa giữa các vùng miền và các quốc gia, dân tộc khác nhau; ứng xử phù hợp trong môi trường giao tiếp quốc tế.

6. Chương trình đào tạo:( xem chi tiết tại đây)

– Địa chỉ văn phòng: phòng A209, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *