TPO – Nhà bác học Italy được xem là cha đẻ của khoa học hiện đại, nổi tiếng với nhiều khám phá thiên văn, vật lý đi ngược quan niệm cũ. Ông cũng được xem là một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Đang xem: Thực nghiệm tháp nghiêng pisa đã lật ngược lý thuyết của nhà khoa học hy lạp cổ đại nào

*

1. Thiên tài nào được coi là “cha đẻ của khoa học hiện đại” nổi tiếng với thí nghiệm thả các vật có khối lượng khác nhau từ tháp nghiêng Pisa?

icon

Galileo Galilei

icon

Albert Einstein

icon

Aristotle

Câu trả lời đúng là đáp án A: Galileo Galilei (1564-1642) là nhà thiên văn học, nhà vật lý, toán học, triết học, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, được mệnh danh là “cha đẻ của khoa học hiện đại”. Ông sinh tại Pisa, Italy, là con cả trong gia đình có sáu anh chị em. Cha ông là Vincenzo Galilei, một nghệ sĩ chơi đàn lute, nhà soạn nhạc và lý luận âm nhạc nổi tiếng. Galileo được xem là một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất của mọi thời đại. Khám phá của ông về các vệ tinh chính của Mộc tinh (Io, Europa, Ganymede và Callisto) đã làm cách mạng hóa lĩnh vực thiên văn học và giúp đẩy nhanh tiến độ chấp nhận Mô hình Copernicus của vũ trụ. Tuy nhiên, Galileo còn nổi tiếng với vô số phát minh khoa học mà ông đã thực hiện trong đời mình. Trong số này ngoài chiếc kính thiên văn nổi tiếng của ông còn có một loạt dụng cụ đã có tác động thấy rõ trong trắc đạc, sử dụng pháo binh, phát triển đồng hồ, và khí tượng học. Galileo đã chế tạo nhiều dụng cụ trong số này để kiếm thêm thu nhập cho gia đình ông. Nhưng cuối cùng, chúng còn giúp củng cố uy tín của ông với tư cách là người đã làm thách thức giá trị quan niệm mà người ta đã duy trì trong hàng thế kỉ và làm cách mạng hóa các lĩnh vực khoa học. Theo Introduction to Physics, khi Aristotle (nhà bác học thời Hy Lạp cổ đại) và nhiều người khác tin rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, Galileo đã chống lại ý tưởng này bằng thí nghiệm nổi tiếng từ tháp nghiêng Pisa. Ví dụ, khi thả cùng lúc một viên đá có khối lượng 1kg và một viên đá có khối lượng 10kg, theo bạn viên đá nào sẽ chạm đất trước? Nhiều người nghĩ viên đá 10kg sẽ rơi nhanh hơn. Tuy nhiên, thí nghiệm thả rơi tự do cùng lúc nhiều vật có khối lượng khác nhau của Galileo chứng minh điều khác biệt. Nếu sức cản của không khí rất nhỏ, các viên đá sẽ rơi xuống đất cùng lúc, nghĩa là chúng có cùng gia tốc.

*

icon

Thần học

icon

Vật lý

icon

Toán học

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1572, Galilei lên 8 và vui vẻ vâng lời cha đi học. Và khi học, cậu không tập trung vào lời thầy giáo giảng bài mà lại ngẩn ngơ nghĩ về mặt trăng, mặt trời và những vì sao… Tuy nhiên, Galilei vẫn là học sinh xuất sắc nhất trường ở tất cả các môn học. Năm 1574, gia đình của cậu chuyển đến Florence. Ở dây, cậu lại tiếp tục được học vào Trường Dòng Vallambrosa thuộc Santa Maria gần Florence. Tri thức phải học của Galilei càng được mở rộng và sâu hơn sau thời kỳ Phục Hưng. Cha của cậu mang cậu vào trường cũng rất lo lắng không biết cậu có thể theo nổi không.Và điều làm cho cha cậu và mọi người bất ngờ là cậu say mê học tập và học rất giỏi. Cậu thích Thần học đến nỗi cậu muốn chọn công việc Thần học làm một nghề trong đời mình.

*

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Khoa Học Tự Nhiên 2017, Điểm Chuẩn Trường Đh Khoa Học Tự Nhiên (Đhqg Tp

icon

Kính vạn hoa

icon

Kính viễn vọng

icon

Kính phản quang

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Biography, Hans Lippershey, nhà chế tạo thấu kính người Hà Lan phát minh kính viễn vọng với thiết kế đơn giản vào năm 1608. Một năm sau đó, Galileo tiếp thu và phát triển thành chiếc kính hoàn thiện cho riêng mình. Tháng 8/1609, ông giới thiệu nó cho một số thương gia Venice. Những người này nhìn thấy giá trị của kính viễn vọng trong việc quan sát các con tàu từ xa và trả lương cho Galileo để sản xuất vài chiếc. Tham vọng của Galieo đã đẩy ông đi xa hơn. Ông quyết định làm kính viễn vọng với độ phóng đại cao hơn, hướng thấu kính lên bầu trời và khám phá vũ trụ. Đây là bước đầu trong chặng đường dài của nhà thiên văn học vĩ đại.

*

icon

Mặt trăng có màu tím và màu xanh

icon

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên lớn nhất hệ Mặt Trời

icon

Bề mặt Mặt trăng lồi lõm

*

icon

Thuyết nhật tâm

icon

Thuyết địa tâm

icon

Cả hai thuyết

Câu trả lời đúng là đáp án A: Europa, vệ tinh bé nhất trong nhóm, lớn hơn cả Sao Diêm Vương (vốn từng được coi là một hành tinh của hệ Mặt Trời). Ganymede là vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. Đường kính của Ganymede còn lớn hơn Sao Thủy nhưng do mật độ thấp nên chỉ nhẹ bằng một nửa. Ganymede mất hơn bảy ngày để quay một vòng quanh Sao Mộc, là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời được phát hiện sự tồn tại của từ quyển – vùng không gian bao quanh một hành tinh được điều khiển bởi từ trường của hành tinh đó.

icon

6 năm

icon

8 năm

icon

9 năm

Câu trả lời đúng là đáp án B: Mặc dầu đau ốm và già nua, tháng 2/1633, Galileo phải đến Rome để chịu xét xử trước Tòa án Giáo hội. Ông bị phải nói lên rằng ông “thề từ bỏ mãi mãi, nguyền rủa và ghét cay ghét đắng” những sai lầm đã phạm phải. Galileo được lệnh phải tự nộp mình cho Tòa án dị giáo để bắt đầu phiên tòa vì đã giữ niềm tin rằng Trái đất xoay quanh Mặt trời, điều bị Giáo hội Công giáo coi là dị giáo. Thông lệ chuẩn mực thời bấy giờ buộc bị cáo phải bị giam và bị cách ly trong suốt phiên tòa. Đây là lần thứ hai Galileo bị xét xử vì từ chối chấp nhận quan điểm chính thống của Giáo hội rằng Trái đất là trung tâm cố định của vũ trụ: Năm 1616, ông đã bị cấm duy trì hoặc bảo vệ niềm tin này của mình. Trong cuộc thẩm vấn năm 1633, Galileo phủ nhận việc ông tin vào quan điểm của Copernicus nhưng vẫn tiếp tục viết về vấn đề này như một cách để “thảo luận”. Giáo hội đã tuyên bố rằng ý tưởng Mặt trời di chuyển quanh Trái đất là một thực tế tuyệt đối của kinh sách và không thể bị tranh cãi, bất chấp thực tế các nhà khoa học đã biết trong nhiều thế kỷ rằng Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Vào ngày 22/6/ 1633, Giáo hội đã tuyên ông phạm tội dị giáo. Tòa án cấm lưu hành cuốn sách Đối thoại với Galileo Galilei và kết án tù ông. Trong khoảng thời gian ba năm, ông cũng phải đọc mỗi tuần một lần bảy đoạn kinh sám hối. Tòa án buộc ông tội ngồi tù nhưng Giáo hoàng giảm xuống là quản thúc tại nhà ở Arcetri gần Florence mà ông trở lại vào tháng 12/1633. Tội này kéo dài suốt 8 năm cho đến khi ông qua đời. Người ta kể rằng sau khi bị tuyên án, ông đã giậm chân xuống đất và kêu lên “Eppur, si muovo” (Dù sao thì Trái Đất vẫn quay), song đây chỉ là truyền thuyết.

Xem thêm: Khóa Học Thiền Tại Hà Nội Uy Tín Nhất, Lớp Hướng Dẫn Thiền Miễn Phí Tại Hà Nội

icon

Hiện tượng chuyển động của Mặt Trăng

icon

Hiện tượng chuyển động của Mặt Trời

icon

Cả hai hiện tượng trên

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngoài ra, năm 1637, vài tháng trước khi bị mù, ông đã khám phá ra hiện tượng chuyển động của Mặt Trăng. Ngọn lửa thiên tài trong con người ông không hề tắt. Ông đã nghĩ đến việc sử dụng con lắc trong điều tiết đồng hồ mà sau này năm 1656, Christiaan Huygens áp dụng trong thực tế. Ông giảng cho các học trò Vincenzo Viviani và Evangelista Torricelli những ý tưởng cuối cùng về lý thuyết va chạm khi ông lên cơn sốt và qua đời ngày 8 tháng Giêng năm 1642.

icon

Máy bơm

icon

Kính thiên văn

icon

Đồng hồ quả lắc

Câu trả lời đúng là đáp án A: Năm 1592, Galileo được bổ nhiệm chức danh giáo sư toán học tại Đại học Padua và có những chuyến viếng thăm thường xuyên đến Arsenal – cảng nội địa nơi tàu bè Venice hay lui tới. Arsenal từng là một nơi nhộn nhịp phát minh và cải tiến thực tế trong hàng thế kỉ, và Galileo đã tận dụng cơ hội đó để nghiên cứu cặn kẽ các máy cơ học. Năm 1593, ông tập trung nghĩ về việc bố trí các tay chèo trên thuyền ga lê và trình bày một báo cáo trong đó ông xem tay chèo là đòn bẩy và xem nước là điểm tựa. Một năm sau, Hội đồng thành phố Venice trao cho ông bằng sáng chế cho một dụng cụ đưa nước lên cao qua một con ngựa điều khiển. Bằng sáng chế này đã trở thành cơ sở của các máy bơm hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *