Trong hai ngày 17 – 18 tháng 10 năm 2019, tại Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế thường niên Phát triển bền vững vùng Trung Bộ Việt Nam với chủ đề “Xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo: Thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”.

Đang xem: Viện khoa học xã hội vùng trung bộ

Tham dự hội thảo, về phía Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; GS. TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Giám đốc Học viện KHXH; Về phía đại biểu khách mời, có: Ông Võ Công Trí, Phó Bí thư thường trực, Thành ủy Đà Nẵng; các đại biểu, các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Nội vụ Hà Nội; Học viện Chính trị khu vực III; Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng; Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng; Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng; Trường Chính trị Đà Nẵng; Trung tâm Nghiên cứu KHXH và NV tỉnh Nghệ An.

Về phía các địa phương vùng Trung Bộ có: Đại diện Ban lãnh đạo: Sở KHCN Nghệ An; Sở KHCN Quảng Trị; Sở KHCN Thừa Thiên Huế; Sở KHCN Quảng Nam; Sở KHĐT Ninh Thuận… cùng đông đảo các đại biểu, nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý đến từ hai đơn vị đồng tổ chức: Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Học viện Khoa học xã hội; Các trường, viện nghiên cứu trong cả nước…

Về đại biểu quốc tế có các đại biểu và học giả đến từ: Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất, Đại học Quốc gia Seoul; Viện Chính sách Công và Quản lý KDI, Hàn Quốc; Tạp chí Jindal về các vấn quốc tế, Đại học Toàn cầu O P Jindal, Ấn Độ; Đại học Quốc gia Hankyong, Hàn Quốc; Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc; Viện nghiên cứu Công nghệ Sáng tạo cho Trái đất (RITE), Nhật Bản; Đại học Meiji, Tokyo, Nhật Bản; Đại học Hồng Kông và Đại Học Indiana.

*

GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

phát biểu khai mạc

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo trong bối cảnh phát triển bền vững quốc gia, vùng, nhất là gắn với vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Học viện Khoa học xã hội đề xuất sáng kiến đồng tổ chức Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ nhất năm 2019 với chủ đề: “Xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo: Thực tiễn ở Việt Nam và Kinh nghiệm quốc tế”, nhằm tạo diễn đàn khoa học trao đổi các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp về xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo trong bối cảnh hiện nay. Hội thảo được sự tài trợ của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) và Công ty Coca Cola Việt Nam.

Có thể khẳng định, đây là hội thảo khoa học quốc tế chuyên môn sâu đầu tiên tại khu vực miền Trung Việt Nam về chủ đề xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo. Mục tiêu của Hội thảo là tạo diễn đàn khoa học để các nhà khoa học quốc tế và trong nước trao đổi các vấn đề học thuật, lý luận về mô hình chính phủ kiến tạo, kinh nghiệm xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo trên thế giới và sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, cũng như các nhà quản lý trung ương, địa phương và khu vực miền Trung chia sẻ các kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo các cấp trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

*

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước đến từ các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các ban, ngành Trung ương và địa phương với hơn 100 bài viết chất lượng. Đặc biệt, Hội thảo vinh dự nhận được sự đăng ký tham gia hội thảo của hơn 30 học giả quốc tế uy tín, trong đó có 12 học giả quốc tế viết bài tham gia hội thảo, các học giả quốc tế là các chuyên gia đến từ các đơn vị nghiên cứu có uy tín như Đại học quốc gia Seoul, Đại học quốc gia Hankyong, Đại học Ewha Womans, Trường Chính sách Công và Quản lý KDI, Viện Nghiên cứu Jeju, Viện Nghiên cứu Chính sách công, Hàn Quốc; Đại học Hawaii tại Hilo Hoa Kỳ; Đại học Toàn cầu O P Jindal Ấn Độ; Viện Nghiên cứu Sáng tạo Công nghệ cho Trái Đất Nhật Bản; Đại học Meiji Nhật Bản; Đại học Trung Quốc tại Hồng Kông, Đại học Indiana Hoa Kỳ; Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Trung Quốc.

Xem thêm: Mức Lương Cho Vị Trí Khoa Học Máy Tính Làm Gì, Mức Lương Cho Vị Trí Khoa Học Máy Tính

 Hội thảo khoa học quốc tế tập trung thảo luận sâu những nội dung chủ yếu sau:

– Các vấn đề lý luận về chính phủ kiến tạo, đặc biệt là xác định được nội hàm của chính phủ kiến tạo, các đặc trưng của chính phủ kiến tạo trong bối cảnh hiện nay.

– Các bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và vận hành các mô hình chính phủ kiến tạo phát triển ở các quốc gia trên thế giới.

– Thực tiễn và những gợi ý chính sách nhằm xây dựng và vận hành thành công mô hình chính phủ kiến tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, tại Sáu phiên làm việc, tham luận của các học giả trong và ngoài nước đã tập trung vào các vấn đề lý luận chung xoay quanh nội hàm chính phủ kiến tạo; phân tích thực tiễn xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo ở các nước Bắc Âu, Đông Á và Đông Nam Á trên nhiều chiều cạnh, từ kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường cho tới chính sách, ngôn ngữ… Các nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng về sự thành công và thất bại để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Bên cạnh đó, nội dung thực tiễn xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo ở Việt Nam đã đề cập tới các vấn đề về năng lực điều hành công, trách nhiệm giải trình, liên kết phát triển, quản trị nguồn nhân lực, cải cách hành chính, phát triển thể chế, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh,… từ cấp chính quyền trung ương cho đến cấp địa phương. Có thể khẳng định, sự quan tâm và đóng góp thông qua bài viết của các học giả đã mang lại sự phong phú và nhiều gợi mở giá trị đối với hội thảo.

Sau hai ngày làm việc, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Tại Phiên Bế mạc, PGS.TS. Hồ Việt Hạnh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu vùng Trung Bộ phát biểu bế mạc và nhấn mạnh một số kết quả mà Hội thảo đã đạt được:

Thứ nhất, về vấn đề lý luận có các ý kiến bàn luận về các khía cạnh chính là: 1. Chính phủ kiến tạo, nhà nước kiến tạo đã có trên thế giới từ Âu đến Á, cũng có ý kiến có cho rằng nó xuất hiện ở châu Á; 2. Có ý kiến tranh luận quanh vấn đề cần phân biệt nhà nước kiến tạo và chính phủ kiến tạo. Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng không có cái gọi là chính phủ kiến tạo mà chỉ có nhà nước kiến tạo; 3. Một luồng ý kiến khác cho rằng nhà nước kiến tạo được bàn chính là thể hiện mức độ can thiệp hay vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế; 4. Luồng ý kiến luận giải thuật ngữ chính phủ kiến tạo là sản phẩm của chính Việt Nam, của Thủ tướng Việt nam đưa ra. Ý kiến này cho rằng một số nội hàm của chính phủ kiến tạo có thể có trong lý luận bàn về chủ thể này cũng như thực tiễn điều hành của các chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên, thuật ngữ kiến tạo này là sự khái quát trên cơ sở thực tiễn vận hành của chính phủ Việt Nam từ trung ương đến dịa phương trong điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới. Những vấn đề lý luận về chính phủ kiến tạo với tư cách là sản phẩm riêng có của Việt Nam cần tiếp tục làm rõ trên cơ sở khái quát thực tiễn và sẽ trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn đó chính là biện chứng của mối quan hệ.

Xem thêm: Hiểu Thêm Về Ngành Công Nghệ Thông Tin Đại Học Bách Khoa Tphcm

Thứ hai, các ý kiến và tham luận của các học giả đề cập đến thực tiễn của Việt Nam đã tập trung luận giải về vai trò của chính phủ kiến tạo cả cấp trung ương và địa phương trên các lĩnh vực cụ thể. 18 ý kiến trong đó nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý và kiến tạo môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh; vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu; khuyến khích khởi nghiệp; gắn kết xây dựng chính phủ với cuộc cách mạng lần thứ tư trên các khía cạnh như Chính phủ điện tử, chính quyền đô thị;… 

Thứ ba, các bài học kinh nghiệm của Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… được các tham luận của học giả trình bày đi sâu phân tích các vấn đề cụ thể như là thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế; chính sách tài khóa; cải cách tài chính; phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; vấn đề kiểm soát quyền lực; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thể chế và thu hút FDI; vấn đề quản trị cấp tỉnh; vấn đề giảm khí thải nhà kính và đánh giá tác động môi trường,…

Cuối cùng, thay mặt Ban Tổ chức, PGS.TS. Hồ Việt Hạnh bày tỏ sự cảm ơn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Công ty Cô ca – Cô la Việt Nam đã tài trợ kinh phí, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An hỗ trợ chuyến tham quan của các thành viên dự Hội thảo; Học viện KHXH đã phối hợp và hỗ trợ để hội thảo thành công tốt đẹp. Đồng thời, bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến những tổ chức và cá nhân khác đã góp phần tạo nên sự thành công cho Hội thảo.

*

Các đại biểu trong nước và quốc tế tham quan Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *