(thietbihopkhoi.com) – Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định pháp luật.

Đang xem: Viện Khoa Học Thanh Tra Chính Phủ

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ khoa học xác đáng cho quá trình đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.

Xem thêm: Khóa Học Lập Kế Hoạch Kinh Doanh “, Khóa Học Lập Kế Hoạch Kinh Doanh

Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học của Thanh tra Chính phủ

Kể từ khi tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, đồng nhất với việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Thông tin Thanh tra năm 1992, Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu 05 đề tài khoa học cấp quốc gia, 124 đề tài khoa học trọng điểm cấp bộ và cấp bộ; 152 đề tài khoa học cấp cơ sở. Mặc dù còn hạn chế một số về nguồn lực, kinh phí nhưng với sự nỗ lực rất lớn của các ban chủ nhiệm đề tài cũng như đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu và triển khai thực hiện, hầu hết các đề tài đều đảm bảo cả về tiến độ cũng như nội dung các công việc theo kế hoạch đề ra. Các đề tài, công trình nghiên cứu đã tập trung vào những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với ngành Thanh tra. Cụ thể là:

Nghiên cứu về hoạt động thanh tra: Đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện về công tác thanh tra, trong đó tập trung nghiên cứu những vấn đề phục vụ cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra: Vai trò của thanh tra trong xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển; thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; các nguyên tắc hoạt động thanh tra, quyền trong hoạt động thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra…

Nghiên cứu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ, khen thưởng người tố cáo; cơ sở khoa học hoàn thiện hệ thống quy định nghiệp vụ giải quyết khiếu nại; giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước; vai trò của xã hội trong giải quyết khiếu nại hành chính…

Nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng: Đã nghiên cứu làm rõ vai trò của cơ quan thanh tra trong phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình nhằm phòng, chống tham nhũng; kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; quản lý Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; tổ chức và hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng; giải pháp phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra…

Nghiên cứu về kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra, công tác chỉ đạo, điều hành và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra: Nghiên cứu về đổi mới công tác tổ chức – cán bộ của ngành Thanh tra; đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra theo yêu cầu của Chiến lược phát triển ngành Thanh tra; xây dựng và hoàn thiện văn hóa thanh tra; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên; tuyển dụng và quản lý, sử dụng công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ…

Nhìn chung, nội dung các đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ đã bước đầu tiếp cận khái quát hệ thống tri thức thực tiễn, làm cơ sở để tạo lập hệ thống tri thức khoa học về ngành Thanh tra. Kết quả đạt được trong nghiên cứu khoa học vừa góp phần nâng cao nhận thức về công tác thanh tra, vừa tạo lập luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế và công tác quản lý điều hành của ngành Thanh tra. Kết quả đó thể hiện Thanh tra Chính phủ đã tập trung các nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Thanh tra Chính phủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nghiên cứu khoa học của Thanh tra Chính phủ còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, công tác nghiên cứu khoa học của Thanh tra Chính phủ đôi khi chưa cung cấp kịp thời và đầy đủ cơ sở lý luận cho công tác xây dựng thể chế của Thanh tra Chính phủ và chưa gắn bó chặt chẽ với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra. Mặc dù nhiều đề tài, công trình nghiên cứu có chất lượng tốt nhưng các tri thức đó chưa được chuyển hoá nhiều thành nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra.

Xem thêm: Bài Giảng Lý Thuyết Mạch Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Bài Giảng Lý Thuyết

Thứ hai, các đề tài, công trình nghiên cứu hướng tới những cảnh báo, dự báo chưa được tập trung nhiều. Đặc biệt là nghiên cứu hướng tới cảnh báo, dự báo hoạt động thanh tra trong tương lai, làm cơ sở định hướng cho hoạt động lãnh đạo quản lý của Thanh tra Chính phủ trên cả 3 lĩnh vực là công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thứ ba, nội dung nghiên cứu về các chủ thể liên quan đến hoạt động của ngành Thanh tra còn rất ít và cũng chỉ dừng lại ở đề tài cấp cơ sở hoặc chỉ được đề cập rất hạn chế trong nội dung nghiên cứu của một số đề tài cấp bộ, trọng điểm cấp bộ.

Thứ tư, nhiều đề tài, công trình nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu lý thuyết, chưa đi sâu vào tổng kết thực tiễn của ngành Thanh tra. Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lý thuyết, còn hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Thứ năm, do xác định chưa rõ những nội dung nghiên cứu cụ thể trong thuyết minh hoặc do chủ nhiệm đề tài chưa quan tâm đúng mức trong việc xác định tên và đề cương chi tiết, yêu cầu cụ thể đối với các nội dung nghiên cứu của đề tài nên trong quá trình triển khai đề tài có một số nội dung chưa đạt được chất lượng như mong muốn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng kết quả nghiên cứu đề tài.

Thứ sáu, kinh phí phân bổ cho các đề tài của Thanh tra Chính phủ nói chung thấp hơn khá nhiều so với mức kinh phí trung bình dành cho các đề tài cùng cấp hiện nay nên chưa thực sự lôi cuốn được đông đảo đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có uy tín và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai đặt bài viết nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *