1. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, có chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; cung cấp dịch vụ, tư vấn về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.

Đang xem: Viện khoa học khí tượng thủy văn

2. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi theo quy định của pháp luật; trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
1. Xây dựng, trình Viện trưởng phê duyệt Chiến lược phát triển Phân viện, kế hoạch nghiên cứu, phát triển công nghệ dài hạn, trung hạn, hằng năm về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.
3. Nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển công nghệ phục vụ quy hoạch phát triển, tự động hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.
a) Tài nguyên khí hậu, cực đoan và rủi ro khí hậu, khí hậu ứng dụng; khí tượng nhiệt đới, gió mùa, ENSO (El Nino/La Nina và Dao động Nam), khí tượng nông nghiệp, khí hậu phục vụ giám sát dịch bệnh; dự báo khí hậu, khí hậu nông nghiệp, thời tiết, bão, hạn hán và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
b) Thủy văn và các thiên tai liên quan đến nước; thủy văn ứng dụng, sinh thái, đô thị, đảo nhỏ, hồ chứa; dự báo thủy văn, lũ, lũ quét, ngập lụt và các thiên tai liên quan đến nước.
c) Khí tượng thủy văn biển, tương tác biển – khí quyển, tài nguyên môi trường biển, dự báo và cảnh báo khí tượng thủy văn môi trường biển, thiên tai có nguồn gốc từ biển.
d) Dao động khí hậu và biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ và kiểm soát phát thải khí nhà kính; khía cạnh kinh tế – xã hội của biến đổi khí hậu, các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại; lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
đ) Môi trường không khí và nước, sức khỏe môi trường, công nghệ môi trường, đánh giá tác động và rủi ro môi trường.
e) Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu.
5. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu.
6. Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ trong Mạng lưới giám sát lắng đọng a xít vùng Đông Á (EANET), các nhóm công tác của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), khung hướng dẫn toàn cầu về dịch vụ khí hậu (GFCS) theo phân công của Viện trưởng.
7. Tham gia đào tạo trình độ tiến sĩ, chuyên môn, nghiệp vụ về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu theo sự phân công của Viện trưởng.

Xem thêm: Khoa Luật Đại Học Ngoại Thương, Khoa Luật Ftu

8. Tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu theo phân công của Viện trưởng.
9. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
10. Cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo, thông báo về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu theo phân công của Viện trưởng.
12. Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn về khoa học và công nghệ, điều tra khảo sát, phân tích hóa nghiệm về khí tượng, thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
14. Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Phân viện theo quy định của pháp luật và theo phân công của Viện trưởng.
1. Điều kiện Khí tượng Thủy văn Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (Chương trình điều tra tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long 1976 – 1980).
3. Đặc điểm Khí tượng Thủy văn với sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (Chương trình 6002, 1982 – 1986).
5. Sự phát sinh, phát triển, tắt dần sóng lừng trong mùa Đông vùng khơi biển Đông Việt Nam (Chương trình biển 1986 – 1990).
6. Một số yếu tố KTTV ảnh hưởng đến xâm nhập mặn vào trong sông và nội đồng (Chương trình 60B, 1987 – 1989).
8. Điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng biển Tây Nam, phục vụ một số nhiệm vụ kinh tế-xã hội cấp bách hiện nay (Chương trình biển KT03-22, 1994 – 1995).
11. “Nghiên cứu đánh giá quy luật biến động các trường khí tượng Biển Đông và một số hiệu ứng của chúng” do Trung tâm KTTV Biển chủ trì, thuộc chương trình Biển KHCN.06.13, 1999-2001.
13. Nghiên cứu sự biến động khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long và khả năng dự báo – MS: 750405 (2005-2006).
14. Nghiên cứu quá trình tương tác biển- lục địa và ảnh hưởng của chúng đến các hệ sinh thái ven bờ Đông và bờ Tây Nam Bộ (2007-2010).

Xem thêm: Tên Các Trường Đại Học Ngoại Ngữ Khoa Tiếng Hàn Quốc, Giới Thiệu Khoa Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Hàn Quốc

Ngoài ra còn có Các đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Các dự án hợp tác quốc tế Một số đề tài nghiên cứu khoa học với các tỉnh, thành đã nghiệm thu và công bố và Các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *