*

*

Giới thiệu Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – tên giao dịch quốc tế là Vietnam Academy of Social Sciences – có tiền thân từ Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý và Văn học (gọi tắt là Ban nghiên cứu Sử – Địa – Văn) được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan khoa học thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.

Đang xem: Học Viện Khoa Học Và Công Nghệ

*

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011–2020

Quan điểm phát triển

Một là, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu và giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay, đồng thời đặt trong bối cảnh của khu vực và thế giới, tiếp thu và vận dụng sáng tạo tinh hoa trí tuệ và tri thức của nhân loại.

Hai là, lấy thực tiễn và nhu cầu phát triển đất nước đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế làm đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Ba là, Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phải là một bộ phận cấu thành trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

Bốn là, Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phải nhằm trước hết vào việc tăng cường năng lực nội sinh của Viện và các đơn vị trực thuộc.

Năm là, đẩy mạnh đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khoa học phát huy và cống hiến khả năng, trí tuệ và nhiệt huyết, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành khoa học xã hội và nhân văn cả về số lượng và chất lượng.

Mục tiêu chiến lược

Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tập trung vào các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trở thành một trung tâm quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bản, tham mưu chính sách cũng như đào tạo các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có những đóng góp thực sự quan trọng trong việc cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có uy tín cao trong nước và quốc tế; có vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước giai đoạn 2011–2020 và những thập niên tiếp theo.

Hai là, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Viện cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, các nhà khoa học kế cận có triển vọng, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả vào hợp tác và hội nhập quốc tế.

Ba là, công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao để khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Viện đối với đời sống khoa học nước nhà, được sử dụng vào các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển kho tàng trí tuệ của khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.

Bốn là, tiếp tục củng cố và phát huy vai trò chủ đạo, nòng cốt vốn có của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn mà các trung tâm nghiên cứu và đào tạo khác ngoài Viện không thể thay thế được, như khảo cổ học, dân tộc học, nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu Hán Nôm, nghiên cứu quốc tế,… Phấn đấu đến năm 2020 đưa một số lĩnh vực khoa học chủ chốt vốn là thế mạnh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ khu vực và thế giới.

Một số khâu đột phá chiến lược

Trong giai đoạn 2011–2020, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tập trung thực hiện các khâu đột phá chiến lược sau đây:

Thứ nhất, phát triển đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội vững mạnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu và quản lý khoa học có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực khoa học xã hội.

Thứ hai, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại phục vụ nghiên cứu, đào tạo, tham mưu và tư vấn chính sách; trong đó, đặc biệt chú trọng nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống thư viện – tư liệu, hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cổng thành viên (cả tiếng Việt và tiếng Anh) ngang tầm khu vực và thế giới.

Thứ ba, đổi mới căn bản cơ chế quản lý khoa học, phân bổ đầu tư và sử dụng ngân sách Nhà nước có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy tính dân chủ, tự chủ và sáng tạo của các nhà khoa học, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội.

Thứ tư, tăng cường và mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm quảng bá những thành tựu phát triển, các giá trị văn hoá của con người và dân tộc Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại với cộng đồng thế giới; đồng thời, chọn lọc và tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của khoa học xã hội thế giới để phát triển hơn nữa nền khoa học xã hội nước nhà nói chung, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng.

Thứ năm, xây dựng và thực thi một chính sách cán bộ đúng đắn, chú trọng đào tạo lực lượng chuyên gia và cán bộ kế cận, thu hút các nhà khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ khoa học xã hội hùng hậu cả về số lượng chất lượng, đủ sức giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, đồng thời hướng tới việc sáng tạo những công trình khoa học đạt chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới.

II. Định hướng, nhiệm vụ nghiên cứu trong Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011–2020

Định hướng nghiên cứu

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011–2020 kế hoạch 5 năm 2011-2015 được Đại hội XI của Đảng thông qua, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu, luận giải những vấn đề có tầm chiến lược, căn bản mà giai đoạn trước đã đặt ra nhưng giải quyết chưa thấu đáo; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới đặt ra trong giai đoạn 2011–2020; tham gia chuẩn bị các Văn kiện Đại hội XII, XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, các hướng nghiên cứu cần thể hiện được tầm nhìn dài hạn – đến năm 2050, nhằm trả lời câu hỏi: Việt Nam phải làm gì và làm thế nào để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp phát triển bền vững?

Mục tiêu phát triển dài hạn của nước ta đòi hỏi Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phải tập trung nghiên cứu, luận giải một cách kịp thời, khoa học và phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội Việt Nam để có những bước đi tạo nền tảng ban đầu cần thiết ngay trong giai đoạn 2011–2020.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Khoa Y Đại Học Quốc Gia Tp Hcm 2016 Đại Học Quốc Gia Tp

Với cách tiếp cận trên, định hướng nghiên cứu khoa học của Chiến lược phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011–2020 là:

Thứ nhất, tập trung nghiên cứu, giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn và hội nhập quốc tế dưới tác động của toàn cầu hoá.

Thứ hai, cụ thể hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta giai đoạn 2011–2020; tham gia tổng kết thực tiễn 25 và 30 năm đổi mới và xây dựng cơ sở khoa học cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá – xã hội – môi trường, trong đó đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các trụ cột của phát triển bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, …

Những nhiệm vụ nghiên cứu

           Nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và quản lý đất nước, phát triển tiềm lực khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo và phổ biến tri thức khoa học xã hội và nhân văn cho nhân dân, trong giai đoạn 2011–2020, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, luận giải những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề quốc tế: bản chất, đặc điểm và xu thế biến đổi của thế giới đương đại; những dự báo khoa học về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược, chính sách phát triển của các nước, nhất là các nước lớn có ảnh hưởng đến cục diện chính trị và trật tự kinh tế thế giới, có tác động mạnh đến lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng, đối ngoại… của Việt Nam. 

2.2. Nghiên cứu với tư duy đổi mới những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, khẳng định có căn cứ khoa học vững chắc (chú ý liên hệ, so sánh với các lý thuyết phát triển mới) những nguyên lý còn giữ nguyên giá trị cần được bảo vệ, kế thừa, bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo trong bối cảnh mới của thời đại và đất nước. 

2.3. Tiếp tục nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ quan điểm của Người về mục tiêu đích thực, bản chất nhân đạo và nhân văn của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những kiến giải sáng tạo, độc đáo của Hồ Chí Minh về giai cấp và dân tộc, về dân chủ và pháp quyền, về đảng cầm quyền, về phương thức kết hợp giữa sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội, về vai trò soi đường của văn hóa trong phát triển…

2.4. Nghiên cứu các trào lưu tư tưởng tiến bộ của nhân loại nhằm tìm ra những yếu tố hợp lý trong các lý thuyết phát triển đương đại của thế giới.

2.5. Tổng kết thực tiễn 30, 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam.

2.6. Nghiên cứu, luận giải khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong các Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.7. Nghiên cứu những vấn đề mới của sự phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

2.8. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; về tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đặt trong bối cảnh thế giới hiện nay.

2.9. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn mới về Đảng cầm quyền.

2.10. Nghiên cứu những vấn đề mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; về xã hội dân sự; về thực hiện dân chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội…

2.11. Tiếp tục nghiên cứu những vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, về xây dựng chuẩn mực văn hóa.

2.12. Nghiên cứu những định hướng về phát triển, quản lý giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phục vụ phát triển đất nước giai đoạn 2011–2020.

2.13. Nghiên cứu các vấn đề về mô hình, cơ cấu và biến đổi xã hội, thể chế phát triển và quản lý xã hội theo định hướng XHCN giai đoạn 2011–2020.

2.14. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn mới về dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn 2011–2020.

2.15. Nghiên cứu cơ bản, toàn diện về con người và phát triển con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; về phát triển nguồn nhân lực.

2.16. Nghiên cứu các vấn đề mới về quốc phòng, an ninh.

2.17. Nghiên cứu những vấn đề về phát triển bền vững vùng, liên kết vùng.

2.18. Nghiên cứu các vấn đề trọng điểm về sử học, khảo cổ học, dân tộc học học, văn học, ngôn ngữ, tôn giáo, nghiên cứu lý thuyết và triển khai biên soạn Bách khoa thư Việt Nam… 

2.19. Tiếp tục nghiên cứu, biên soạn và xuất bản một số công trình trọng điểm quốc gia tiêu biểu cho tinh hoa của khoa học xã hội Việt Nam.

 

I. Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam qua các thời kỳ

 
 
 

II. Các thời kỳ phát triển

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kể từ cơ quan tiền thân được thành lập năm 1953 đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển liên tục 60 năm. Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ ấy, Viện đã có bước trưởng thành và phát triển về mọi mặt, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà nói chung, sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn nói riêng.Quá trình hình thành, phát triển của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có thể chia thành 4 thời kỳ, tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Xem thêm: Các Mẫu Nhà Đẹp 2 Tầng 100M2 Có 3 Phòng Ngủ, Nhà Biệt Thự 2 Tầng 100M2 Tag126126

3. Thời kỳ thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên CNXH (1975-1985) Cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ và anh dũng của nhân dân ta, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ được giao, Ủy ban KHXH Việt Nam đã cụ thể hóa thành 5 nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn phát triển mới như sau: – Nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận của ngành KHXH, giảng dạy, truyền bá, góp phần làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội nước ta. – Phát huy những truyền thống và giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc góp phần tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH ở nước ta, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác-Lênin. – Góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn cách mạng nước ta đặt ra. – Đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ trên đại học. – Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trước hết là với Liên Xô và các nước XHCN khác.

4. Thời kỳ đổi mới và phát triển (1986- 2013) Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Ủy ban KHXH Việt Nam (từ năm 1993 là Trung tâm Khoa học xã hội và  Nhân văn Quốc gia; từ năm 2004 là Viện Khoa học xã hội Việt Nam và từ tháng 12/2012 là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã có một bước chuyển dịch quan trọng, đánh dấu việc đổi mới tư duy, khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội do Đại hội VI đề ra. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tập trung lực lượng nghiên cứu những vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách về lý luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần hình thành cơ sở lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta, cung cấp luận cứ khoa học cho việc soạn thảo Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, hoạch định các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát hiện, sưu tầm, khai thác và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh Việt Nam, góp phần vào vào việc nâng cao dân trí, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ và nhân dân. Tích cực điều tra cơ bản về kinh tế – xã hội – văn hóa nhằm tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch phát triển của từng vùng cũng như chung cho cả nước. Việc hợp tác nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong cả nước không ngừng được mở rộng. Việc hợp tác nghiên cứu các vấn đề KHXH & NV của thế giới và khu vực của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam với các nước trên thế giới cũng ngày càng được tăng cường. Đến nay, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có quan hệ hợp tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin khoa học với hơn 50 nước và tổ chức KHXH trên thế giới. Đặc biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây, phát huy các thành tựu đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc trên nhiều phương diện: xây dựng hệ thống các cơ quan và lĩnh vực nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHXH&NV, triển khai các đề tài nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu KHXH&NV vào đời sống thực tiễn. Đó chính là thành quả lao động của hàng ngàn cán bộ nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu và công chức, viên chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam qua các thời kỳ. Trong 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học, được Đảng và Chính phủ đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và góp phần vào việc phát triển nền văn hoá, khoa học của Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *