Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối phổ khối lượng sử dụng nguồn cảm ứng cao tần plasma (HPLC-ICP-MS)

*

Công nghệ thu chất quý trong nấm đông trùng hạ thảo

*

Tôn vinh các tác giả có sáng kiến vì cộng đồng

20 tác giả được vinh danh vì có sáng kiến, dự án xuất sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ phát triển bền vững đất nước. Lễ trao giải tổ chức tối 26/12 tại Hà Nội, với sự tham dự của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng lãnh đạo các bộ, ngành, nhà khoa học. Ban tổ chức giải thưởng…

Đang xem: Viện hàn lâm khoa học và công nghệ

*

Việt Nam lần đầu nghiên cứu công nghệ khai thác đất hiếm

Nhận thấy tiềm năng đất hiếm, PGS Phan Quang Văn cùng cộng sự trường Đại học Mỏ Địa Chất phối hợp một số Viện nghiên cứu trong nước và nhóm chuyên gia Đức xác định đặc tính của khoáng vật đất hiếm vùng Nậm Xe (Lai Châu), nghiên cứu công nghệ tuyển luyện và đánh giá dữ liệu môi trường nền phục vụ thiết kế khai thác và bảo vệ môi trường…

Hàng năm, Viện Hóa học đã tham gia thực hiện hàng trăm đề tài các cấp và nhiều đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước như: Các đề tài thuộc chương trình Hóa dược, chương trình Tây bắc, chương trình Vật liệu, chương trình Tây nguyên 3, chương trình phát triển nông thôn miền núi, các đề tài thuộc Quỹ khoa học và công nghệ Quốc gia, đề tài độc lập cấp Nhà nước, nhiệm vụ Nghi định thư cấp Nhà nước và nhiều đề tài nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

 Đặc biệt, trong 5 năm gần đây (2013-2018), Viện Hóa học đã được giao thực hiện trên 500 đề tài, dự án nghiên cứu các cấp, công bố được 190 công trình trên các tạp chí Quốc tế SCI và SCI-E, 655 công trình trên các tạp chí Quốc gia, được cấp 2 bằng độc quyền sáng chế và 11 giải pháp hữu ích, xuất bản 4 giáo trình và sách tham khảo.

Hiện nay Viện Hóa học đang triển khai 03 hướng nghiên cứu chính thuộc 7 hướng ưu tiên của Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam.

* Hướng nghiên cứu về Hóa sinh Hữu cơ và Khoa học sự sống

– Điều tra, nghiên cứu nguồn tài nguyên sinh học trên mặt đất và dưới biển của Việt Nam. Phát hiện các chất có khả năng dùng làm thuốc chữa bệnh cho người, gia súc và cây trồng, các chất sử dụng trong ngành hương liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp và đời sống.

– Nghiên cứu phương pháp tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học, nguyên liệu hóa dược. Hoàn thiện, nâng cấp các phương pháp tổng hợp từ qui mô nghiên cứu lên qui trình công nghệ như: metformin, glibenclamit, stavudin, celecoxib, taxol, taxotere, elotinil…

– Tổng hợp toàn phần, bán tổng hợp dẫn xuất mới của các hợp chất thiên nhiên nhóm triterpenoit, artemisinin, naphthoquinon, anthraquinon, isoquinolin, indenoisoquinolin, parthenin, ancaloit indol, hemiasterlin, diketopiperazin, combretastatin, diphenypyrazol, podophyllotoxin, benzothiazol,…

– Nghiên cứu chiết tách phân lập các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên. Hoàn thiện, nâng cấp các qui trình chiết tách, tinh chế từ qui mô nghiên cứu lên qui trình công nghệ: chiết xuất artemisinin, curcumin, rutin, isoflavonoit, thuốc điều hòa miễn dịch từ lá Chay, thuốc cai nghiện ma túy HEATOS, thuốc phong tê thấp Bà Giằng, chất mầu chlorophyl, phytosterols.

– Nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hữu cơ bằng các phương pháp phổ hiện đại: H-NMR, 13C-NMR, COSY, HSQC, HMBC, NOESY, HRMS, MS/MS, HPLC, UPLC, IR, UV, ChemSpider database.

– Nghiên cứu tương quan giữa cấu trúc và hoạt tính (QSAR) cũng như động học và cơ chế của các hệ hóa học và sinh học.

– Thử hoạt tính sinh học: gây độc tế bào, kháng vi sinh vật kiểm định, chống oxy hóa (DPPH), phép thử tiểu đường (ức chế a-glucoridase), hạ cholesteron máu (HMG – CoA reductase), chống Alzeheimer (ức chế thietbihopkhoi.cometylcholinesterase), ức chế enzim protease của virut viêm gan C (HCV),…

* Hướng nghiên cứu về Vật liệu tiên tiến

– Nghiên cứu các vật liệu mới có tính năng đặc biệt ứng dụng trong Y-Dược, Môi trường, Nông nghiệp và các ngành kinh tế kỹ thuật.

– Nghiên cứu về hoá học, biến đổi hoá học các hợp chất cao phân tử, vật liệu nanocompozit , vật liệu mới có tính năng đặc biệt, các vật liệu tiên tiến trên cơ sở polyme, polyme thiên nhiên để sử dụng trong trong y-dược, môi trường, nông nghiệp, công nghiệp, quang điện tử, vật liệu phòng cháy và dập cháy…

Xem thêm: Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam, Truyền Thông Khoa Học Và Công Nghệ

– Tổng hợp và nghiên cứu tính chất bề mặt, tính chất xúc tác – hấp phụ của các vật liệu alumilosilicat, aluminophosphat, vật liệu khung cơ kim, các hệ oxit có cấu trúc vô định hình, bán tinh thể, tinh thể chứa những hệ thống mao quản kích thước nanomet được sử dụng làm chất hấp phụ và xúc tác cho công nghiệp lọc hóa dầu và xử lý môi trường.

– Chế tạo vật liệu nano sắt từ sử dụng để xử lý asen trong nước sinh hoạt.

– Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại và các phần mềm chuyên dụng để phân tích cấu trúc vật liệu; nghiên cứu tương quan giữa cấu đến tính năng cơ lý hóa và độ bền của vật liệu.

* Hướng nghiên cứu về Phân Tích – Môi Trường – Năng lượng

– Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề học thuật trong phân tích dạng một số nguyên tố kim loại trong các đối tượng mẫu sinh học, địa chất và môi trường.

– Nghiên cứu tổng hợp các vật liệu nano tiên tiến bằng các phương pháp điện hóa và hóa học ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo sensor, xúc tác và chuyển hóa năng lượng.

– Ứng dụng của các phương pháp phân tích trong lĩnh vực y sinh học, thực phẩm, địa chất và môi trường.

– Nghiên cứu các chu trình sinh- địa- hoá, xây dựng mô hình sinh thái môi trường để đánh giá ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên cũng như hoạt động của con người đến chất lượng môi trường.

– Nghiên cứu cải tiến và chế tạo các thiết bị phân tích phù hợp điều kiện Việt Nam.

– Tổng hợp và nghiên cứu tính chất hóa lý và điện hóa của các hệ vật liệu tích trữ và chuyển hóa năng lượng để sử dụng trong nguồn điện hóa học.

– Nghiên cứu chuyển hóa rơm rạ thành biodiezen.

Xem thêm: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Điều Trị Bệnh Đau Lưng Bằng Điện Châm

– Nghiên cứu chế tạo một số hệ xúc tác tiên tiến ứng dụng trong chế biến dầu mỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *