(QLNN) – Bên cạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của Học viện Hành chính Quốc gia. Trong suốt lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện luôn khẳng định vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu về khoa học hành chính và quản lý nhà nước.

Đang xem: Vai trò của phương pháp nghiên cứu khoa học

*

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và trao Huân chương Lao động hạng II cho Học viện Hành chính Quốc gia nhân Lễ Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện. 

Trong giai đoạn 2014 – 2019, cùng với sự đổi mới của đất nước nói chung và hệ thống thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) và nghiên cứu khoa học (NCKH) nói riêng, Học viện Hành chính Quốc gia (HVHCQG) đã ghi dấu nhiều bước tiến quan trọng trong công tác ĐTBD và NCKH. Những thành tựu trong công tác NCKH được đánh giá là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng ĐTBD của Học viện, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao về hành chính và quản lý nhà nước (QLNN), đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

 Những thành tựu nổi bật trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia giai đoạn 2014 – 2019

Bên cạnh hoạt động ĐTBD, hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của Học viện. Trong suốt lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển của HVHCQG, Học viện luôn khẳng định vai trò là trung tâm NCKH hàng đầu về khoa học hành chính và QLNN. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, hoạt động NCKH của Học viện đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể:

– Về hội thảo khoa học đã tổ chức: 5 hội thảo quốc tế, 1 hội thảo quốc gia, 12 hội thảo cấp Học viện; 31 hội thảo cấp khoa; 65 tọa đàm khoa học.

*

PGS.TS. Lương Thanh Cường – Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học tổ chức tại Học viện Hành chính Quốc gia năm 2019 (Ảnh: Kim Huy)

– Đề tài, đề án, dự án khoa học: 2 đề tài cấp nhà nước; 19 đề tài cấp bộ; 4 đề tài cấp tỉnh; 226 đề tài cấp cơ sở; 17 chuyên đề NCKH của sinh viên; 27 đề án, dự án khoa học.

– Về chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng. Nhiều chương trình, tài liệu của Học viện đã được phê duyệt, nghiệm thu, như: Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp thuộc huyện (năm 2016); Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập (năm 2017); Xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế – xã hội chuyên sâu cho chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (năm 2018); Xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng cấp thứ trưởng và tương đương (năm 2019); Tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ (năm 2019)…

Công tác quản lý hoạt động NCKH chuyển biến theo hướng tích cực, chuyên nghiệp, hiệu quả; cơ chế tuyển chọn và định hướng nghiên cứu được đổi mới. Đặc biệt, nhằm đa dạng hóa các hoạt động khoa học, ngoài sử dụng kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp, từ năm 2018, Học viện đã quy định cơ chế huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, hiện đang phát huy hiệu quả.

Trong giai đoạn mới, để chủ động nâng cao nhận thức, năng lực nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, gắn kết giữa NCKH với ĐTBD, lãnh đạo Học viện đã định hướng nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hành chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học và nội hàm của chương trình bồi dưỡng thứ trưởng và tương đương, hoàn thiện các chương trình, tài liệu bồi dưỡng hiện có, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới, như chương trình đào tạo tinh hoa, chương trình bồi dưỡng có yếu tố nước ngoài,… Phấn đấu đến năm 2025 tăng 50% số lượng các nhiệm vụ, công trình khoa học và công nghệ do các đơn vị, cá nhân trong Học viện thực hiện, trong đó 80% số nhiệm vụ, công trình tăng lên do đặt hàng từ các tổ chức, cá nhân của trung ương và địa phương, đến năm 2035 đạt 100% các nhiệm vụ do đặt hàng. Bảo đảm 100% các nhiệm vụ, công trình khoa học và công nghệ được nghiệm thu, đánh giá đạt từ loại khá trở lên.

Vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Đối với HVHCQG, NCKH đã, đang và sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức. Vai trò này được thể hiện ở ba khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao vị thế của Học viện, tạo tiền đề thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia giảng dạy và học tập.

Xem thêm: Khóa Học Kỷ Luật Không Nước Mắt Của Th, Khóa Học: Kỷ Luật Không Nước Mắt

NCKH là hoạt động quan trọng tạo nên danh tiếng của Học viện. Các sản phẩm NCKH về hành chính, QLNN và khoa học chính sách đã gắn với mục đích phục vụ công tác giảng dạy của Học viện; góp phần cung cấp các luận cứ khoa học về cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, chính sách công, chiến lược, biện pháp nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm cập nhật nội dung, chương trình ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo đại học, sau đại học của Học viện. Đồng thời, là thành viên có trách nhiệm cao trong tham gia xây dựng các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực hành chính và QLNN khi được cấp có thẩm quyền giao.

Những đổi mới, cải tiến trong công tác quản lý của Học viện từ việc ứng dụng các đề tài, đề án nghiên cứu cấp cơ sở mang tính thực tiễn cao đã và sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, tạo nên hình ảnh và “thương hiệu” của Học viện. Tăng cường hợp tác với các bộ, ngành và địa phương, khai thác đề tài từ các nguồn kinh phí khác nhau trong và ngoài nước là hướng đi mà Học viện đang hướng tới. Điều này vừa tăng nguồn thu từ NCKH, vừa khẳng định và nâng cao thương hiệu của Học viện. HVHCQG đã là địa chỉ mong ước của nhiều ứng viên khi tìm việc. Thay cho tiêu chí tuyển giảng viên mới có bằng thạc sỹ, Học viện đã tuyển dụng tiến sỹ hoặc thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài, tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao.

Vì vậy, NCKH đã đáp ứng sự kỳ vọng của người học về năng lực của họ khi hoàn thành chương trình ĐTBD tại Học viện, đặc biệt là đối tượng sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh với kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng mềm khác đều đã được hình thành và phát triển rõ rệt trong hoạt động NCKH. Những kết quả NCKH ấn tượng của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh Học viện sẽ là những “điểm cộng” cho sự lựa chọn những nhà khoa học có chất lượng cao tham gia giảng dạy và NCKH.

Thứ hai, nâng cao năng lực của giảng viên

NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của giảng viên. Hoạt động này giúp giảng viên củng cố kiến thức chuyên môn, gắn lý thuyết và thực tiễn, giúp bài giảng trở nên phong phú, sinh động. NCKH cũng giúp giảng viên nâng cao uy tín của mình trong xã hội và trước sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, bởi giảng viên không chỉ là người truyền đạt những kiến thức có sẵn mà còn là nhà khoa học, có sáng tạo, đóng góp nhất định vào kho tàng kiến thức của nhân loại. Giảng viên NCKH tốt là người có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu, phát hiện, dìu dắt sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh phát triển năng lực. Giảng viên có thể dùng chính các sản phẩm NCKH của mình làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trong quá trình giảng dạy. Kết quả NCKH của từng giảng viên (đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo…), hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh NCKH… là điều kiện cần để giảng viên có học hàm, học vị, danh hiệu nhà giáo.

Thực tế, những giảng viên nghiên cứu tốt, có nhiều sản phẩm khoa học cũng là những thầy cô giảng dạy có uy tín, được sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh tin tưởng. Đội ngũ giảng viên có chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất để nâng cao chất lượng đào tạo của HVHCQG. Như vậy, muốn nâng cao lượng đội ngũ giảng viên, không thể tách rời hoạt động NCKH.

Thứ ba, nâng cao tính chủ động và kỹ năng mềm cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Ăn Uống Khoa Học Hiệu Quả Giúp Bạn Khoẻ Mạnh, 10 Mẹo Ăn Uống Khoa Học Cho Cuộc Sống Tươi Đẹp

NCKH là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh vận dụng phương pháp luận và phương pháp NCKH trong học tập và thực tiễn. Tham gia NCKH là quá trình sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh vận dụng những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra, từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Hoạt động NCKH mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Bằng nhiều hình thức khác nhau, NCKH sẽ rèn luyện cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phân tích, phản biện, tư duy logic và các kỹ năng mềm khác trên cơ sở làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm… Đó là hành trang quý báu giúp sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh vững vàng sau khi tốt nghiệp tại HVHCQG.

TS. Nguyễn Minh SảnHọc viện Hành chính Quốc gia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *