Giới thiệu Tin tức Nghiên cứu – Trao đổi Đào tạo Tuyển sinh Sinh viên

Nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng của quá trình đào tạo bậc đại học; là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo; là sự kết hợp giữa đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là một hình thức tự đào tạo tốt cho cả thầy và trò ở trường đại học.

Đang xem: Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu khoa học là gì

Một đề tài nghiên cứu khoa học, một hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học hay một chương trình nghiên cứu khoa học đều phải đáp ứng đủ bốn điều kiện:

– Tính mục đích: Một đề tài nghiên cứu khoa học phải có mục đích rõ ràng là nhằm giải quyết một hay nhiều mâu thuẫn, có thể là mâu thuẫn trong lí luận hoặc thực tiễn.

– Tính mới: Thể hiện ở chỗ vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ. Tính mới cần được hiểu là, cho dù đã được phát hiện mới, nhưng người nghiên cứu vẫn còn tiếp tục tìm kiếm những phát hiện mới hơn. Tính mới được chia làm ba cấp độ:

+ Hoàn toàn mới: Khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước đến nay không được giải quyết.

+ Mới: Khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hình thành lí luận, phương pháp, công nghệ mới … đem lại hiệu quả cao hơn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.

+ Mới ở phạm vi nhất định: Cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ sung hoàn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề khoa học đã được giải quyết về cơ bản.

– Tính cấp thiết: Vấn đề đặt ra cần được giải quyết vì nó đáp ứng nhu cầu cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Xem thêm: Nguyễn Xuân Thắng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam

– Tính khả thi: Đây chính là điều kiện thực tế để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có thể được hoàn thành theo mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đã xác định khi hội tụ đủ điều kiện khách quan và chủ quan.

Tính mục đích, tính mới là điều kiện cần, trong đó tính mới là yêu cầu cơ bản. Bốn điều kiện này gắn bó mật thiết với nhau, một đề tài khoa học không thể thiếu bất kỳ một điều kiện nào.

Một đề tài nghiên cứu khoa học của học viên (sinh viên) phải đáp ứng đủ bốn yêu cầu: tính mục đích, tính mới, tính cấp thiết và tính khả thi như một đề tài nghiên cứu khoa học nói chung. Nhưng vì là những người mới nghiên cứu nên cần chọn đề tài phù hợp với trình độ của học viên (sinh viên), có khối lượng công việc vừa phải để học viên (sinh viên) có thể hoàn thành được trong khi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Đề tài nghiên cứu khoa học của học viên (sinh viên) có thể chia ra làm hai loại:

Củng cố và mở rộng hiểu biết lí thuyết

Với loại hình này, học viên (sinh viên) có thể đọc sách ở thư viện, tập hợp các thông tin để viết thành các chuyên đề với mức độ chuyên sâu khác nhau.

Vận dụng lí thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn

Với loại hình này, học viên (sinh viên) cần kiên trì, đầu tư nhiều thời gian và công sức để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Học viên (sinh viên) nghiên cứu vừa phải đọc tài liệu để tìm phương pháp giải quyết vấn đề, vừa phải tiến hành làm các thí nghiệm để theo dõi lấy số liệu, phân tích số liệu, lập các bảng biểu và viết báo cáo.

Xem thêm: (Doc) Phương Pháp Quan Sát Trong Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Quan Sát Là Gì

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, một đề tài nghiên cứu khoa học của học viên (sinh viên) đại học cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

1. Phù hợp với khả năng

2. Có mục tiêu rõ ràng

3. Đảm bảo tính khoa học

4. Đảm bảo tính khả thi

5. Sát với thực tiễn nghề nghiệp

6. Có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo

7. Có phát hiện, khám phá mới

Trong những năm vừa qua, phong trào nghiên cứu khoa học của học viên (sinh viên) ở Học viện Khoa học quân sự đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo duc – đào tạo. Nhiều học viên có đề tài nghiên cứu khoa học, có thành tích học tập tốt đã được giữ lại Học viện, trở thành giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, đã bước đầu phát huy được vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện. Mong rằng phong trào nghiên cứu khoa học của học viên (sinh viên) ngày càng phát triển, góp một phần vào thành tích hoạt động khoa học chung của toàn Học viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *