QĐND – Đề án quy hoạch phát triển Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (sau đây gọi tắt là đề án) đã được thông qua. Cán bộ, giảng viên của học viện đang tích cực triển khai, hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2030, Học viện KTQS trở thành trường đại học nghiên cứu nằm trong tốp đầu về khoa học công nghệ (KHCN) của đất nước, một số lĩnh vực vươn lên tầm khu vực và thế giới.

Đang xem: Tin tức kỹ thuật quân sự việt nam, quốc phòng thế giới

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với Trung tướng, GS, TSKH, NGND Nguyễn Công Định, Giám đốc Học viện KTQS xoay quanh nội dung này.

Phóng viên (PV): Đề nghị đồng chí cho biết tính cấp thiết trong triển khai Đề án quy hoạch phát triển Học viện KTQS?

Trung tướng Nguyễn Công Định: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, đặt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong trường đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng (bao gồm cả hệ thống các trường trong quân đội) trước những cơ hội và thách thức mới.

 Trung tướng, GS, TS, NGND Nguyễn Công Định.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại…

Để phục vụ yêu cầu phát triển quân đội trong tình hình mới, học viện phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện, nhất là trong đào tạo, nghiên cứu khoa học. Điều đó đòi hỏi một chiến lược tổng thể để phát triển bền vững cả trước mắt và lâu dài.

PV: Hiện nay, Học viện KHQS đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết gì để thực hiện đề án, thưa đồng chí?

Trung tướng Nguyễn Công Định: Gần 55 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Học viện KTQS luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Quân ủy Trung ương, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan chức năng cùng tinh thần nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, hạ sĩ quan, binh sĩ; tiềm lực của học viện được xây dựng, phát triển vững chắc về mọi mặt. Hiện nay, học viện có gần 50% cán bộ, giảng viên trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học; hơn 90% có trình độ sau đại học và hơn 9% đạt chức danh GS, PGS. Cùng với đó, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ với gần 130 cơ sở kỹ thuật, các phòng thí nghiệm cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, phòng học thực hành, trạm xưởng; hệ thống thư viện tương đối hiện đại. Theo dự án nhà trường thông minh tới đây, học viện sẽ được đầu tư xây dựng thành một trung tâm học liệu hiện đại.

Xem thêm: Đh Quốc Gia Hà Nội Công Bố Điểm Chuẩn Khoa Y Dược Đại Học Quốc Gia Tp

Những năm qua, chất lượng đào tạo, NCKH của học viện ngày càng được nâng lên. Qua khảo sát tại các đơn vị thuộc các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn trong toàn quân, cán bộ tốt nghiệp học viện đều được đánh giá có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ tốt. Hiện nay, học viện đang triển khai đào tạo 43 chuyên ngành thuộc 16 ngành kỹ sư quân sự, 15 chuyên ngành liên thông, văn bằng hai, 2 chuyên ngành đào tạo tiên tiến; triển khai đào tạo một số lớp kỹ sư chất lượng cao. Đào tạo sau đại học 28 chuyên ngành thuộc 19 ngành đào tạo thạc sĩ; 18 chuyên ngành thuộc 13 ngành đào tạo tiến sĩ. Học viện đã có nhiều sản phẩm được đưa vào ứng dụng tại các đơn vị trong toàn quân; đã xây dựng được 18 nhóm nghiên cứu mạnh. Nhiệm kỳ 2020-2025, Học viện KTQS xác định xây dựng 6 nhóm nghiên cứu mạnh đạt trình độ cấp quốc gia và khu vực.

Ngoài ra, tiềm lực về hợp tác quốc tế của Học viện KTQS không ngừng được nâng lên. Đến nay, học viện đã thiết lập quan hệ với hơn 100 đối tác trên thế giới. Trên danh nghĩa Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, năm 2019, nhà trường xếp thứ 7/10 trường đại học của Việt Nam và thứ 812 thế giới; năm 2020 đứng thứ 829 thế giới trong bảng xếp hạng SCImago.

Cán bộ, học viên Học viện Kỹ thuật quân sự nghiên cứu, phát triển rô-bốt tại phòng thí nghiệm. Ảnh: TRUNG THÀNH.

PV: Thưa đồng chí, đến thời điểm này, việc triển khai thực hiện đề án được tiến hành như thế nào?

Trung tướng Nguyễn Công Định: Cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện đề án, từ năm 2019, Học viện KTQS đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện nhiều kế hoạch phát triển học viện đến năm 2025, như: Kế hoạch đạt tiêu chí của trường đại học nghiên cứu về KHCN và đào tạo sau đại học; kế hoạch thực hiện chương trình hành động đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; kế hoạch nâng hạng…

PV: Trong thời gian tới, Học viện KTQS chú trọng những công việc gì để đề án sớm đi vào thực tiễn?

Trung tướng Nguyễn Công Định: Mục tiêu tổng quát của đề án đặt ra, đến năm 2030, Học viện KTQS trở thành trường đại học nghiên cứu nằm trong tốp đầu về khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước, có những lĩnh vực tương đương với các trường đại học lớn trong khu vực và hội nhập quốc tế, nằm trong tốp 700 trường đại học tiên tiến hàng đầu thế giới; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho. Đến năm 2045, Học viện KTQS nằm trong tốp 500 trường đại học tiên tiến hàng đầu thế giới.

Trước mắt, trong giai đoạn 2021-2025, học viện tập trung xây dựng, phát triển đạt tiêu chí trường đại học nghiên cứu về đào tạo sau đại học và KHCN, các lĩnh vực khác cơ bản đạt các tiêu chí chính của trường đại học nghiên cứu. Đẩy mạnh đào tạo kỹ sư chất lượng cao và đào tạo các chuyên ngành định hướng nghiên cứu cho cả 3 trình độ đào tạo (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ); đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, sản xuất, chế thử vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo đảm kỹ thuật tại các đơn vị và hiện đại hóa quân đội; tập trung xây dựng một số chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực quân đội tiến thẳng lên hiện đại.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học 2016 Bách Khoa Tp Hcm Là 25,5, Điểm Chuẩn Đh Bách Khoa

Để hoàn thành các mục tiêu đã xác định, Học viện KTQS luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng; tập trung xây dựng các cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, tập trung huy động mọi nguồn lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà đề án xác định với các lộ trình cụ thể. Tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ với các đối tác truyền thống và các đối tác có ưu thế về công nghệ lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; từng bước tăng thứ hạng của học viện; tham gia phân tầng đại học và quyết tâm đến năm 2027, Học viện KTQS được công nhận là trường đại học nghiên cứu của Nhà nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *