Trường Mầm non Yên Sở: Thiết kế một số hoạt động cho trẻ em khám phá trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế một số hoạt động cho trẻ em khám phá trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

A. Đặt vấn đề

I- Lý do chọn đề tài

1. Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viênvà học sinh, khi đó học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy, cô có thể tìm ra, khámphá ra những tri thức mới mà bản thân còn chưa biết hoặc chưa rõ, hình thànhnhững thói quen tư duy đọc lập, sáng tạo. Phát triển toàn diện các kỹ năng sốngvà những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Đang xem: Tiết dạy khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm

Quá trình giáo dục hay dạy học, về cơ bản gồm hai mặt quan hệ hữu cơgiữa giáo viên và trẻ. Theo A. Kômenski: “ Giáo dục có mục đích đánh thức nănglực nhảy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách … hãy tìm ra phương pháp chophép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học được nhiều hơn”.R.C.Shama viết: “ Trong phương pháp dạy học lấy học sinh làm trungtâm, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích củangười học. Mục đích là phát triển ở học sinh kĩ năng và năng lực độc lập học tậpvà giải quyết vấn đề…” theo từng độ tuổi phù hợp.

Thực chất của quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm là hệ phương phápdạy học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy- tựhọc, được xem là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được cácyêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt độngdạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thểvừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tậpvà sự trợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi họcsinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sốngcho cá nhân, gia đình và xã hội.

Với phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm thì học sinh chỉngồi nghe thầy cô giảng bài, ghi chép và học thuộc lòng nên kiến thức rất hời hợtvà máy móc. Việc thay đổi phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng đểđáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay.

Phương pháp dạy – học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tíchcực, khác với phương pháp dạy học truyền thống. Giáo viên được tập huấn cáchthiết kế và giảng dạy theo phương pháp dạy- học tích cực, lấy học sinh làm trungtâm, áp dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương phápđóng vai, tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng trò chơihọc tập.

Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi luônmuốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó. Vậy làm thế nào để có thể thục hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tôi phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế một số hoạt động cho trẻ khám phá trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” để làm đề tài nghiên cứu.

2- Cơ sở thực tiễn

Năm nay tôi được BGH nhà trường giao cho phụ trách lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Lớp tôi có 34 cháu, trong quá trình dạy trẻ tôi đó gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

a/ Thuận lợi:

– Phòng giáo dục quận luôn đi sâu đi sát trong việc chỉ đạo chuyên môn:

+ Thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập để giáo viên trong quận học tập, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Mời giảng viên về bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về các bộ môn, các cách làm đồ dùng đồ chơi.

– BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất , thời gian để giáo viên nhà trường tham gia học tập và bồi dưỡng chuyên môn.

+ Lớp được trang bị những cơ sở vật chất như vi tính, giá đồ chơi,đồ dùng học tập đầy đủ.

+ Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường: Kiến tập, trao đổi thảo luận về phương pháp dạy học.

– Là một giáo viên mầm non luôn yêu nghề, mến trẻ không ngại vất vả ,ham học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Xem thêm: Cách Làm Portfolio Kiến Trúc Sư, Mẫu Cv Xin Việc Kiến Trúc Sư Thiết Kế Nội Thất

– Có tinh thần trách nhiệm, tìm tòi và tạo một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.

– Được sự quan tâm ,ủng hộ của các bậc phụ huynh về các nguyên vật liệu, tranh ảnh để giao viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.

b/ Khó khăn

– Bên cạnh những thuận lợi đó còn có những khó khăn nhất định:

+ Trong những năm qua giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện nhưng các việc tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát hiện được tính tích cực, chủ động, sang tạo ở trẻ, đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện được việc quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ năng của mỗi trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động.

+ Phương pháp tổ chức các hoạt động còn rập khuôn, chưa sang tạo, còn cứng nhắc, việc thực hiện cáchoạt động học tập vui chơi vẫn rơi vào tình trạng giáo viên là trung tâm.

+ Lớp học thì chật hẹp trong khi học sinh thì đông, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức thực hiên các hoạt động cho trẻ .

+ Đồ chơi chưa đủ chủng loại , chưa có nhiều đồ dùng , đồ chơi làm từ nguyên vật liệu mở, các tài liệu sách truyện chưa có nhiều để phục vụ cho chương trình giáo dục mầm non mới.

+ Đa số phụ huynh bận công việc hoặc lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới trẻ, tới quá trình tiếp nhận kiến thức của trẻ.

3- Phạm vi thực hiện đề tài

Thực hiện ở lớp 3-4 tuổi – trường mầm non Yên sở

Thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến 4/2019

B. Nội dung

I – Qúa trình thực hiện đề tài

Ngay từ đầu năm giáo viên đánh giá sự tiếp thu của trẻ để lựa chọn phương pháp và biện pháp cho phù hợp.

Tôi tiến hành khảo sát kĩ năng của trẻ như sau:

a. Khảo sát 34 trẻ tôi thấy

STT

Kỹ năng quan sát ,tìm ra đặc điểm ,

khả năng so sánh

Kết quả

Số lư­ợng

Tỷ lệ %

1

Loại tốt

4

12

2

Loại khá

9

27

3

Loại TB

16

54

4

Loại yếu

5

15

Từ kết quả như­ trên , tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và dựa trên nhu cầu, khả năng của trẻ đưa ra nhiều đề tài phù hợp để “hoạt động khám phá trải nghiệm” đạt hiệu quả cao hơn.

Dựa vào vốn kiến thức đã học và đư­ợc bồi d­ưỡng chuyên môn , tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:

II- Các biện pháp thực hiện

1. Biện pháp 1: Tìm đề tài phù hợp với trẻ.

Trước hết giáo dục hướng trẻ chuẩn bị sớm thích nghi với sự thay đổi củamôi trường, nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống. Tôn trọng nhu cầu và lợi ích,tiềm năng của trẻ. Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của trẻ là sự phát triển toàndiện nhân cách cho mình, hình thành và phát triển bản thân. Tôi dựa trên nhu cầuvà nhận thức của trẻ lớp tôi để đưa ra đề tài phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻcủa lớp tôi đa số là con em của những gia đình buôn bán, không có thời gian để giúp con tìm tòi khám phá nên hạn chế về mọi mặt. Tôi không thểáp đặt các con phải đạt được những yêu cầu như trẻ khác màđưa ra những đề tài quá với nhận thức của trẻ.

Xem thêm: Khóa Học Lập Báo Cáo Tài Chính Online, Học Lập Báo Cáo Tài Chính

+ Tôi căn cứ vào đặc điểm của trẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sởthích của trẻ mà tôi đã quan sát được trong thời gian đầu trẻ đến trườngđể xác định đề tài cho phù hợp.

+ Tôi căn cứ vào nội dung giáo dục theo từng độ tuổi ( trong chương trìnhgiáo dục mầm non) để xác định đề tài phù hợp cho trẻ cụ thể như sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *