*

Đang xem: Tiến Sĩ Khoa Học Đoàn Hương Khiến Dư Luận Dậy Sóng

.Bài viết KTĐN.ACE KTĐNXã hội.Tin học,Thủ thuậtSky+Cô tôi K72 KTĐN

*

Tiến sĩ Đoàn Hương là ai và tiến sĩ Đoàn Hương có những phát ngôn gì?Tiến sĩ Đoàn Hương là ai và tiến sĩ Đoàn Hương có những phát ngôn gì. Được biết đến với vai trò là khách mời trong các buổi trò chuyện trên báo chí, truyền hình, tiến sĩ Đoàn Hương đã gây được ấn tượng mạnh với dư luận qua những lời chia sẻ của mình. Video: Tiến sĩ Đoàn Hương là ai và tiến sĩ Đoàn Hương có những phát ngôn gìTiến sĩ khoa học Ngữ văn Đoàn Hương đã từng giảng dạy nhiều thế hệ sinh viên ở Khoa Báo chí, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Vị tiến sĩ này được để lại dấu ấn với mọi người bằng hình ảnh một người phụ nữ có mái tóc ngắn được cắt gọn gàng và một chất giọng khàn không thể lẫn giữa đám đông. Thông tin về đời sống riêng tư của Tiến sĩ Đoàn Hương được chia sẻ rất hiếm hoi, có thể nói là không có. Đổi lại, dư luận lại biết tới bà qua những phát ngôn, chia sẻ về các vấn đề trong cuộc sống gây nhiều tranh cãi trên báo chí như “Đàn bà là giống cực kỳ khó hiểu”; “Không bao giờ tôi bỏ một tỉ sáu để mua cô bồ hơn 40 tuổi”; “Người Việt trẻ cần bớt sống ảo và nên học cách mưu sinh”; “Hậu duệ mặt trời logic kém, có cả hành động vô văn hoá”.1. Với chia sẻ “”Đàn bà là giống cực kỳ khó hiểu”Trong một buổi chia sẻ vào tháng 3/2016, Tiến sĩ Hương lấy dẫn chứng bằng việc mới đây xảy ra ở Hòa Bình mà báo chí đang đăng tải rầm rộ, chuyện cặp song sinh nhưng chỉ có một trẻ mang ADN của bố. Hiện tượng hiếm gặp này đã được các nhà khoa học, các bác sĩ trong ngành y lý giải cặn kẽ. Và đến bây giờ chỉ mẹ của bé mới biết chính xác cha của một bé là ai. Từ vụ việc trên, Tiến sĩ Đoàn Hương kết luận: “Đàn bà là giống cực kỳ khó hiểu. Các vị không thể biết hết được người đàn bà đang nằm cạnh mình đâu. Đừng nghĩ rằng nó nằm cạnh mình, nó ôm mình, nó âu yếm mình, nó yêu mình mà nó là của mình. Có khi nó lại của ông hàng xóm”. Bà Hương cho hay, chuyện cặp song sinh trên đã phần nào thể hiện tính cách, con người phụ nữ vô cùng phức tạp. Vị Tiến sĩ khoa học cười và cho biết, bà nói chuyện này để các vị đàn ông đang có mặt trong hội trường nên cảnh giác. Tuy nhiên theo bà thì cảnh giác cũng ở mức độ, không nhất thiết phải về xách con đi xét nghiệm ngay. Tiến sĩ Đoàn Hương cho biết, tại nước Pháp có một tạp chí nổi tiếng trên toàn thế giới, tạm dịch ra tiếng Việt là ‘Em gái’ thì được đàn ông đặt mua 70%. Theo bà Hương, đàn ông đặt mua nhiều chính là để tìm hiểu xem “cái giống ở cạnh mình là ai”.Tiến sĩ khoa học tiếp tục lấy thêm dẫn chứng để chứng minh rằng “đàn bà vô cùng khó hiểu”. Bà cho rằng quan niệm “nó nằm cạnh mình thì là của mình” đã quá xa xưa. “Ngày xưa cũng chưa chắc bởi khi đó chưa có xét nghiệm Gen. Cho nên vấn đề người phụ nữ yêu ai, yêu như thế nào và cần cái gì tôi đoán các anh ở đây hoàn toàn không biết đến. Bởi vậy nên nhà thơ Puskin đã từng viết: ‘Em bảo anh đi đi. Sao anh không đứng lại? Em bảo anh đừng đợi. Sao anh vội về ngay?’ – Phụ nữ, nó cực kỳ phức tạp!.”, Tiến sĩ Hương tiếp tục nhấn mạnh. Các đấng mày râu trong hội trường lại được một phen cười nghiêng ngả. 2. “Không bao giờ tôi bỏ một tỉ sáu để mua cô bồ hơn 40 tuổi”.Cùng trong buổi chia sẻ trên, về vấn đề bồ bịch, yêu đương, Tiến sĩ Đoàn Hương nói rằng, cách đây vài hôm bà có gặp lại một cô diễn viên xinh đẹp, hát được, đang làm ở cơ quan nhà nước. Cô này có mời Tiến sĩ Đoàn Hương đi ăn trưa vì trước đó hai người khá thân thiết với nhau. Cô diễn viên đã 43 tuổi nhưng chưa lấy chồng. Tiến sĩ Hương hỏi: “Tao nhớ ngày xưa mày sống với một thằng, ngày đêm đưa đón mày cơ mà”. Cô diễn viên nói: “Vâng, em sống với cậu ấy 8 năm nhưng không đăng ký”. Thấy người bạn xinh đẹp, giỏi giang lại lận đận đường tình duyên, Tiến sĩ Đoàn Hương ngỏ ý muốn giới thiệu cô diễn viên với một người đàn ông mà bà Hương quen biết. Tuy nhiên, cô diễn viên từ chối và cho biết đã có người yêu rồi và người yêu cô ấy vừa tặng cho một chiếc ô tô một tỉ sáu. Nghe điều này, Tiến sĩ Đoàn Hương cảm thấy choáng váng nhưng không phải vì số tiền lớn. Bởi như Tiến sĩ Hương đã từng chia sẻ, bà làm rất nhiều các dự án cho nước ngoài nên tiền không thiếu, còn không có thời gian để tiêu tiền. Bà Hương lí giải cho sự “choáng váng” của mình rằng: “Nếu tôi là một người đàn ông, không bao giờ tôi bỏ một tỉ sáu để mua một cô bồ hơn 40 tuổi”. Tiến sĩ cho biết, trong bà là một người phụ nữ Việt Nam rất giàu tình cảm nhưng cũng là một người có suy nghĩ và lối sống rất phương Tây bởi đã có hàng chục năm ở nước ngoài, nên “tư duy tây của tôi là không bao giờ bỏ ra một tỉ sáu để mua cô bồ 40 tuổi”, bà Hương dí dỏm nói. 3. Người Việt trẻ cần bớt sống ảo và nên học cách mưu sinhTrả lời báo Lao động về vấn đề cách sống của thế hệ trẻ hiện nay, Tiến sĩ Hương nhận định, thế hệ trẻ ngày nay bị bủa vây bởi rất nhiều loại thông tin, như vậy họ sẽ cần có bộ lọc tin. Khi tin vào nhiều, những người có trí thức hoặc những người có văn hóa cao để lọc tin được thì người ta chỉ đọc những bài cần thôi. Nhưng mà những bạn trẻ mà chưa có đủ văn hóa cần thiết, chưa có phông văn hóa lớn thì làm sao người ta lọc được, bạ cái gì người ta cũng nhét vào người. Giống như ăn vậy, những người có trình độ khoa học người ta ăn uống rất khoa học, họ nghĩ đến chất này chất kia nhưng đối với những người bình thường thì chỉ ăn lấy no thôi, bạ cái gì người ta cũng chén cả, những cái bị nhiễm độc người ta vẫn ăn vì nếu thấy ngon là người ta ăn. Phải thừa nhận rằng, mạng xã hội, tin giật gân… tất cả những điều đó tác động không hề nhỏ đến người trẻ.

*

Tiến sĩ Đoàn Hương là ai và tiến sĩ Đoàn Hương có những phát ngôn gìVì thế cho nên ưu tiên học tập. Nếu bạn nào có bằng cử nhân rồi thì phải học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Sau đó là học ngoại ngữ, nếu không học ngoại ngữ chúng ta là người câm điếc trên thế giới. Tiếp theo vấn đề văn hóa đọc và cuối cùng vấn đề rèn luyện thể lực. Một khi người ta đã đầu tư vào những vấn đề thì sẽ chẳng có thời giờ lướt Facebook và mạng nhiều nữa, trừ khi người ta nghiên cứu hoặc là trả lời bạn bè.”Thanh niên Việt Nam chúng ta hiện nay lười quá. Khi tôi sang dạy ở trường Đại học Khoa học Hoàng gia Úc, ở các trường đại học họ làm việc từ 8h sáng cho đến 10 giờ tối mới rời khỏi trường, kể cả sinh viên. Ngoài giờ lên lớp, người ta lên thư viện ngồi. Các lớp học thêm, bổ túc đại học cũng tồn tại ở đó cho đến 10 giờ đêm mới kết thúc”4. “Hậu duệ mặt trời logic kém, có cả hành động vô văn hoá”Trong chương trình Cuộc sống thường ngày chiếu vào 29/4, tiến sĩ văn học Đoàn Hương được mời tới để chia sẻ quan điểm về việc đưa phim Hậu duệ mặt trời, một bộ phim đang hot trên mạng vào đề thi. Tại đây, bà đã phê phán bộ phim ăn khách này một cách thẳng thắn. Theo tiến sĩ Đoàn Hương: “Hậu duệ mặt trời không phải phim toàn bích. Thường khi đưa tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật để ra đề cho học sinh cần có yêu cầu về vấn đề tư tưởng, chính trị, nghệ thuật. Nhưng cái phim này vẫn mang những khuyết điểm chung của phim Hàn Quốc. Đó là, cấu trúc nội dung lòng vòng, không sáng sủa, tính logic kém, diễn viên bị cường điệu. Hành động, tình tiết trong phim giật gân, sai logic”. Gửi TS Đoàn Hương: Không có chuyện Châu Âu sắp bỏ sử dụng tiếng Anh đâu, thưa bà!

*

TS Đoàn Hương đã có một nhận định lạ lùng: Trong tương lai rất gần, tiếng Anh sẽ không được sử dụng ở cộng đồng Châu Âu nữa. Video: Câu chuyện xung quanh vấn đề có nên sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai của chúng ta hay không… Tôi đã giật mình khi xem một cuộc trò truyện trên VTV bàn về có nên đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 hay không.

Xem thêm: Nên Học Thạc Sĩ Hay Chuyên Khoa 1, Thạc Sĩ Bác Sĩ Là Gì

Xem thêm: (Pdf) Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (Khcnxd), Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng

Trong cuộc trò chuyện ấy, TS khoa học Đoàn Hương đã đưa ra những nhận định lạ lùng: Nếu Việt Nam chỉ dồn vào tiếng Anh thôi thì không ổn. Vì nước Anh sắp rút khỏi cộng đồng Châu Âu, mà các lãnh đạo trong cộng đồng ấy nói rồi: Việc sử dụng tiếng Anh sẽ hầu như không có. “Thậm chí có người nói rằng, nước Anh không ở trong cộng đồng Châu Âu nữa thì tiếng Anh cũng sẽ không tồn tại, thế lúc đó người ta lấy gì làm chuẩn? Lúc đó tất cả ngôn ngữ của các nước tham gia cộng đồng Châu Âu chính là chuẩn mực, chính thống để giao tiếp. Nếu Việt Nam khước từ ngôn ngữ khác, mình khênh tiếng Anh sang đấy không ai nói, không ai sử dụng thì làm gì được” – TS Hương khẳng định. TS Đoàn Hương cũng cho rằng việc bỏ sử dụng tiếng Anh không còn là viễn cảnh nữa mà là chuyện rất gần trước mắt rồi. Vậy sự thực thế nào? Quá khứ loạn ngoại ngữ của Việt NamThưa TS Đoàn Hương. Nói một cách ngắn gọn, tôi ủng hộ việc dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng Việt. Nếu chưa được công nhận một cách pháp lý thì ít nhất tiếng Anh cũng phải được phổ cập một cách chiến lược. Như TS đã biết, đất nước mình vô cùng khổ về ngoại ngữ. Phong kiến Trung Quốc đô hộ hàng ngàn năm và muốn Hán hóa để dân ta dùng chữ Nho, nói tiếng Tàu. Pháp đến thì cả nước học tiếng Pháp. Hữu hảo với phe XHCN thì học sinh phải tự chọn một trong hai Nga hoặc Trung. Dân du học nước nào ở Đông Âu sẽ học tiếng nước đó cộng với tiếng Nga là bắt buộc. Một phần tư thế kỷ, giới trí thức miền Nam thạo tiếng Anh hơn tiếng Pháp. Sau 1975, ta chuyển sang tiếng Nga. Liên Xô sụp đổ, không chỉ Việt Nam mà cả Đông Âu cũng bỏ tiếng Nga chạy theo mốt tiếng Anh, Pháp, Đức. Bỗng Mỹ bỏ cấm vận, dân ta ào đi khắp thế giới và bỗng nhận ra, không biết tiếng Anh thì khó mà hội nhập. Thế là học tiếng Mỹ. Khoảng 30 ngàn sinh viên du học hầu hết ở các quốc gia nói tiếng Anh. Cơn bão tiếng Anh này có từ thời bỏ embargo (cấm vận). Vị trí địa chính trị của nước ta sinh ra loạn ngoại ngữ. Kha khá trí thức VN sở hữu một mớ hồ lốn tiếng nước ngoài. Xem CV họ ghi rằng, biết tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Bulgaria, Đức, Ba Lan, Hung, Rumani. Nhưng bảo viết một báo cáo bằng tiếng Việt chưa chắc đã xong nói chi mấy ngoại ngữ khai là “biết”.Đã chín muồi cho tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2Đã đến lúc cần tinh thông tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ, đó chính là tiếng Anh. Tin từ Diễn đàn Thanh niên Khởi nghiệp, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Đề xuất này là hợp lý sau gần một thế kỷ nước nhà loạn ngoại ngữ.

*

Muốn có 4.0 rồi IoT, muốn trẻ trâu cũng biết lập trình như anh Thành Nam FPT khuyên, thì ít nhất phải biết tiếng Anh. Không thạo sao dịch được tài liệu thế giới, rồi bán sản phẩm đi toàn cầu. Dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người thì 1,5 tỷ biết tiếng Anh, tương đương với 20% dân số. Khoảng 360 triệu người dùng tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ, đông nhất là ở Hoa Kỳ, Anh, Canada, Australia, New Zealand. Tại châu Á, Ấn Độ đông dân thứ 2 thế giới có khoảng 125 triệu người thạo tiếng Anh, tiếp theo là Pakistan 94 triệu tương đương dân số Việt Nam và Philippines có 90 triệu. Những quốc gia này coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2. Châu Phi với 1,2 tỷ người được thực dân Anh để lại một gia tài 7 triệu người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ nhưng hơn 700 triệu có thể trao đổi thông dụng. Đế quốc Tây Ban Nha chinh phục thế giới và để lại một gia tài số dân nói tiếng Tây Ban Nha đông thứ 2 thế giới chỉ sau tiếng Trung. Dân số Trung Quốc 1,4 tỷ nên nói tiếng Trung nhiều nhất thế giới ở Đại lục là điều dễ hiểu. Trên thế giới, tiếng Anh dùng đứng hàng thứ 3 sau tiếng Trung và Tây Ban Nha, nhưng nói về sự thông dụng trong giao tiếp, tiếng Anh vẫn là số 1. Trên internet có tới 55,5% tài liệu viết bằng tiếng Anh, bỏ xa tiếng Nga, Đức, Pháp, Nhật và tiếng Trung chiếm từ 3 đến 5,5%.Đề xuất của Bộ trưởng Hùng là hoàn toàn có lý khi coi tiếng Anh là ưu tiên số 2 sau tiếng Việt. Brexit không thể giết tiếng Anh ở Châu Âu và thế giớiXem clip trả lời phỏng vấn VTV3 của TS, tôi xin có đôi lời. Tôi đồng ý với TS là nên thông thạo tiếng mẹ đẻ trước rồi tính đến ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ 2. Một bên là bản sắc dân tộc hòa nhập nhưng không hòa tan như “Singapore song ngữ”. Khi ấy con em mình thành “công dân toàn cầu làm đâu cũng được” nhưng vẫn là người Việt. Bảo tồn văn hóa xong rồi thì cũng phải kiếm sống. Mà kiếm sống ở thời đại toàn cầu hóa là biết tiếng Anh thì đi khắp thế giới, dễ tìm việc hơn là biết tiếng Nga chỉ sang Nga, biết tiếng Trung chỉ sang Bắc Kinh đi buôn chuyến rồi thăm Vạn Lý Trường Thành, và tiếng Tây Ban Nha để du lịch sang Nam Mỹ xem nền văn minh lụi tàn Maya từ 5000 năm trước. Chọn ngôn ngữ nào là của mỗi cá nhân nhưng chiến lược quốc gia thì phải dựa vào kế hoạch trong 15-20 năm tới định đưa Việt Nam đi về đâu. Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” của Chính phủ VN và Ngân hàng Thế giới nói nhiều về sự thịnh vượng và sáng tạo. Không biết ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh thì sự sáng tạo sẽ bị hạn chế sau lũy tre làng với rào cản ngôn ngữ, làm sao có thịnh vượng. Có một câu làm tôi suy nghĩ vì TS cho rằng, với Brexit thì người ta sẽ không dùng tiếng Anh. Thưa TS Hương, có Brexit hay không thì người ta vẫn sử dụng tiếng Anh như cả thế kỷ nay. Brexit chỉ tác động lên 66 triệu dân Anh về làm ăn (tốt xấu chưa biết) nhưng chắc chắn không ảnh hưởng đến việc nói tiếng Anh của 1,7 tỷ người ở Australia, Ấn Độ, Hoa Kỳ hay nhiều nước khác. Câu thứ 2 TS nói về ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh vì quốc gia này có nhiều chủng tộc từ khắp thế giới (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Từ năm 1780, TT John Adams từng đưa ra quốc hội bỏ phiếu dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức nhưng bị gạt do ảnh hưởng đến tự do cá nhân được dùng ngôn ngữ riêng.Hiện có 32 tiểu bang dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, một số bang cho phép dùng tiếng Tây Ban Nha do có tới 50 triệu người dùng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ duy nhất trong lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đố ứng viên nào dùng tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Trung đi tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ bởi có 230 triệu người nói tiếng Anh trong tổng 325 triệu dân. Không có ngôn ngữ chính thức là vì Hoa Kỳ tôn trọng Tuyên ngôn Độc lập “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”… trong đó bình đẳng được dùng ngôn ngữ của riêng mình. Nhưng để kiếm sống và tiến thân thì ở Hoa Kỳ phải biết tiếng Mỹ mới mong hội nhập ở 50 bang với 7 múi giờ. Cơ hội thể hiện bản sắc riêng và cơ hội kiếm sống khác nhau.Thêm một ngoại ngữ là có cơ may hiểu thêm một nền văn hóa, “sống” thêm một cuộc đời. Còn “bài trừ” ngoại ngữ, coi là văn hóa “ngoại lai”, là kẻ thù nên không thèm học tiếng của họ như quan niệm trong quá khứ, là một sai lầm lớn, một cách nhìn thiển cận. Thông thạo ngoại ngữ cũng làm cho “phông” văn hóa của chúng ta được nâng lên, hẳn sẽ giúp nhiều cho sự thay đổi cho cá nhân và cộng đồng. Ý tưởng coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai là tuyệt vời cho một nước nhỏ có tiềm năng “tầm vóc lớn” như Việt Nam sau một thời sử dụng… đủ loại ngoại ngữ mà chả tiếng nào thông thạo. Tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *