Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons

*

*

Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons

Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons

TÓM TẮT:Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons của Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) với khu vực hành lang ngoài và 7 khu vực chức năng khác trong Thư viện cùngtrang bị nhiều thiết bị anninh, Scan – Số hóa, Phần mềm Thư viện hiện đại,… để phục vụ nhu cầu củabạn đọc.

Đang xem: Thư viện đại học khoa học xã hội và nhân văn hà nội

TỪ KHÓA: Mô hình Learning Commons, Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện, Mô hình Thư viện

1. LỜI NÓI ĐẦU

Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội với bề dày lịch sử hình thành trên 20 năm đã đóng góp trong công cuộc đào tạo những thế hệ cán bộ Thư viện, chuyên gia Thông tin trong thời kỷ Đổi mới xây dựng đất nước. Với sứ mệnh vì tương lai giáo dục của Nước nhà Khoa Thông tin – Thư viện trong nhiều năm qua đã có những nỗ lực không ngừng, từ việc các cán bộ giảng viên với lòng say mê yêu nghề giảng dạy với nhiều tâm huyết, cho đến việc đổi mới chương trình học để phù hợp hơn với nhu cầu thiết thực của thời đại đã tạo hứng thú nghiên cứu, học tập cho sinh viên, giúp thúc đẩy giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ. ­­­Đặc biệt trong năm 2019 Khoa Thông tin – Thư viện đã hợp tác với Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) để triển khai xây dựng Thư viện Thực hành cho sinh viên của Khoa. Với sự tư vấn của đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện của Công ty IDT cùng định hướng, đầu tư sáng suốt của lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa đã quyết định xây dựng Thư viện của Khoa Thông tin – Thư viện theo định hướng mô hình Learning Commons.

Mô hình Learning Commons hay tạm dịch là Không gian học tập chung được hiểu là: “Mô hình thư viện mở áp dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất bằng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tiện ích hướng tới nhu cầu của người dùng tin; coi người dùng tin là trung tâm của mọi hoạt động của mình.” <1>

Ý tưởng để xây dựng những mô hình Lerning Commons trong Thư viện được bắt nguồn từ những nhà Thư viện học Hoa Kỳ từ những năm 90 của thế kỉ XX. Vào năm 1992 mô hình Learning Commons đầu tiên được xây dựng và triển khai tại Thư viện Đại học Iowa, đến năm 1994 tại Nam California của Mỹ, và tiếp đó nhận thấy được ưu điểm do mô hình này đem lại nên nhiều Thư viện trên toàn thế giới đã triển khai. Cho đến nay thuật ngữ Learning Commons không còn quá xa lạ đối với những người thuộc trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện, tuy nhiên có thể thấy được rằng để triển khai mô hình Learning Commons cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nguồn kinh phí đầu tư triển khai các trang thiết bị, phần mềm tiên tiến để tích hợp với Thư viện phục vụ người dùng tin. Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều Thư viện triển khai theo hướng mô hình này có thể kể đến như: Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng, Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân…

Trên thực tế có nhiều người đã lầm tưởng mô hình Learning Commons chỉ phù hợp để áp dụng cho các Thư viện lớn, tính khả thi trong đầu tư xây dựng mô hình này với những Thư viện thông thường là không thể; nhưng Công ty IDT trong nhiều bài viết nghiên cứu và thực tiễn triển khai về mô hình này đã chỉ ra rằng việc kiến tạo những phòng/ không gian/ khu vực chức năng đặc biệt với nguồn kinh phí vừa phải hướng tới người dùng tin là trung tâm của mọi hoạt động là một hình thức xây dựng định hướng mô hình Learning Commons.

<1> Hải Anh (2019), Định hướng mô hình Learning Commons tại Thư viện Đại học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, truy cập tại:

https://thietbihopkhoi.com/vi/dinh-huong-mo-hinh-learning-commons-tai-thu-vien-dai-hoc-gop-phan-nang-cao-chat-luong-giao-duc-va

<2> Hải Anh (2019), Đề xuất xây dựng sản phẩm và dịch vụ phục vụ người nghèo theo định hướng mô hình Learning Commons tại Thư viện Công cộng, truy cập tại:

https://thietbihopkhoi.com/vi/de-xuat-xay-dung-san-pham-va-dich-vu-phuc-vu-nguoi-ngheo-theo-dinh-huong-mo-hinh-learning-commons

<3> Lương Thị Thắm (2016), Xây dựng Thư viện hiện đại theo hướng Learning Commons – Không gian học tập chung, truy cập tại:

https://thietbihopkhoi.com/vi/node/568

Hiểu được điều đó, những lãnh đạo của trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng bắt tay với Công ty IDT thảo luận, bàn bạc đưa ra những ý tưởng hợp lí để xây dựng nên một mô hình Learning Commons phù hợp cho Thư viện của Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với mong muốn thông qua hoạt động đầy ý nghĩa và thiết thực này sẽ đem lại kết quả tốt, tạo ra một Không gian học tập chung đầy tiện ích, tạo điều kiện thúc đẩy giáo dục và đào tạo cho những bạn đọc (chủ yếu là những sinh viên của Khoa).

Xem thêm: Điểm Chuẩn Năm 2020 Của Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp, Điểm Chuẩn Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hcm 2020

Sau nhiều lần bàn bạc kĩ lưỡng mô hình định hướng Learning Commons tại Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được khởi công và hoàn thành với sự đóng góp của Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban lãnh đạo Khoa, Quý thầy/ cô, cùng nhiều cá nhân khác…

2. GIỚI THIỆU CHUNG

Về cơ bản Thư viện Khoa có một dãy hành lang đi bên ngoài cùng với bên trong gồm 7 khu vực chức năng khác nhau với hệ thống máy móc tiên tiến, phần mềm hiện đại và các đồ vật trang trí bắt mắt, nhiều cây xanh và tranh ảnh do các sinh viên, cựu sinh viên đem tặng gây thu hút cho bạn đọc. Thư viện nằm tại địa chỉ tầng 5, tòa nhà A trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày).

Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với nhiều hệ thống máy móc hoạt động trên nền tảng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) – công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Công nghệ RFID có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ mã vạch, khi công nghệ mã vạch – là công nghệ định danh trực diện (line-of-sight technology), máy đọc cần phải tiếp xúc trực tiếp đối tượng ở khoảng cách gần để nhận dạng. Đối với công nghệ RFID, đầu đọc có thể xác định đối tượng ở khoảng cách xa trong môi trường không gian 3 chiều (3D).

Tại Thư viện có sử dụng hệ thống an ninh RFID bao gồm các trang thiết bị là:

Cổng an ninh: Cổng an ninh hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn tài liệu sai quy trình, mang tài liệu đi giữa các anten, ra khỏi khu vực cho phép của Thư viện. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động. Với thiết kế chắc chắn, chiều cao độ rộng hợp lí, cùng màu sắc trong suốt tạo cảm giác thân thiện cổng an ninh được lắp đặt ngay tại phía cửa ra vào của Thư viện.Trạm thủ thư: Trạm cho phép cán bộ Thư viện xác định và đọc thông tin tất cả các vật phẩm đã gắn nhãn/ chip RFID và kích hoạt (activate) hoặc bỏ kích hoạt (de-activate) tính năng chống trộm, hỗ trợ bạn đọc mượn tài liệu một cách nhanh chóng. Trạm với thiết kế nhỏ gọn được đặt tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này cán bộ Thư viện chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên cở sở dữ liệu. Đồng thời khi Thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn/ chip RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip thông qua trạm thủ thư. Đây chính là cơ sở để các thiết bị RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu.Nhãn/ chip RFID: Có chứa chíp vi xử lý và anten. Nó có thể đọc, ghi dữ liệu, và thậm chí có chứa cả thông tin về bảo mật. Một nhãn/ chip RFID có thể tích hợp cả hai chức năng là nơi chứa thông tin về tài liệu phục vụ cho quá trình mượn/ trả, đồng thời cũng bảo đảm tính an ninh cho tài liệu nếu bị đưa ra khỏi khu vực không cho phép của Thư viện mà chưa làm đúng các thao tác mượn/ trả theo quy định lập tức sẽ có tính hiệu báo động. Không giống như những Thư viện thông thường khác để đảm bảo tính an ninh, đồng thời để phục vụ lưu thông tài liệu Thư viện phải sử dụng cả dây/ chỉ từ và công nghệ Barcode.

Xem thêm: Viện Khoa Học Và Công Nghệ Quân Sự (Việt Nam), Viện Khoa Học Và Công Nghệ Quân Sự

Với hệ thống an ninh đảm bảo cho việc kiểm soát tài liệu được chặt chẽ Thư viện còn trang bị nhiều thiết bị công nghệ, vật dụng khác trong các khu vực khác nhau để phục vụ người dùng tin, cụ thể sẽ chia thành khu vực hành lang ngoài và 7 khu vực ở trong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *