MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, PHÂN BỔ DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐỐIVỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứLuật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứLuật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứNghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứNghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luậtkhoa học và công nghệ;

Căn cứNghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứNghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức xây dựng,phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệcó sử dụng ngân sách nhà nước:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các yếu tố đầu vào cấu thànhdự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) có sử dụng ngân sách nhà nước;định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN; các hoạt động phụcvụ công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của cơ quan có thẩm quyền; quy định về lập,thẩm định, phê duyệt và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN; quy địnhchi công bố kết quả nghiên cứu và chi đăng ký bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ.

Đang xem: Thông tư 55 bộ khoa học công nghệ

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lýnhiệm vụ KH&CN và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụngngân sách nhà nước; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụngngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng địnhmức xây dựng và phân bổ dự toán

1. Các định mức xây dựng dự toán quyđịnh tại Thông tư này là định mức tối đa, áp dụng đối với nhiệm vụ KH&CN cấpquốc gia. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương, địaphương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành các nội dung và định mức xây dựng dựtoán đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thốngnhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo phù hợp vớinguồn lực, đặc thù hoạt động KH&CN của Bộ, cơ quan trung ương, địa phươngvà không vượt quá định mức dự toán quy định tại Thông tư này.

2. Các định mức chi khác làm căn cứ lậpdự toán của nhiệm vụ KH&CN không quy định cụ thể tại Thông tư này được thựchiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 4. Các loạinhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước

Các loại nhiệm vụ KH&CN có sử dụngngân sách nhà nước được quy định tại Điều 25, 26, 27 và 28 Nghịđịnh số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ.

Điều 5. Chức danhthực hiện nhiệm vụ KH&CN

1. Các chức danh thực hiện nhiệm vụKH&CN.

a) Chủ nhiệm nhiệm vụ;

b) Thành viên thực hiện chính, thư kýkhoa học;

c) Thành viên;

d) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ.

2. Số lượng thành viên và ngày côngtham gia đối với mỗi chức danh (Chủ nhiệm nhiệm vụ; thành viên thực hiện chính,thư ký khoa học; thành viên) phụ thuộc vào nội dung thực hiện theo thuyết minhnhiệm vụ KH&CN được Hội đồng khoa học xem xét và cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh phê duyệt đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước.

3. Đối với chức danh kỹ thuật viên,nhân viên hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tưnày.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤTHỂ

Mục I. CÁC YẾU TỐĐẦU VÀO CẤU THÀNH DỰ TOÁN VÀ MỘT SỐ KHUNG ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG DỰ TOÁN NHIỆM VỤKH&CN

Điều 6. Các yếu tốđầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước

1. Tiền công lao động trực tiếp, gồm:tiền công cho các chức danh quy định tại Điều 5 Thông tư này; tiền công thuêchuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiêncứu và thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở khôngđược thuê chuyên gia trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vậtliệu, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiềnmau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo,quyền sử dụng sáng chế, thiết kế, phần mềm, bí quyết công nghệ phục vụ hoạt độngnghiên cứu.

3. Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định:

a) Chi mua tài sảnthiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ của nhiệm vụ KH&CN;

b) Chi thuê tài sản trực tiếp thamgia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của nhiệm vụ KH&CN;

c) Chi khấu hao tài sản cố định (nếucó) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo mứctrích khấu hao quy định đối với tài sản của doanh nghiệp;

d) Chi sửa chữa trang thiết bị, cơ sởvật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN.

4. Chi hội thảo khoa học, công tácphí trong và ngoài nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.

5. Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụhoạt động nghiên cứu.

6. Chi điều tra, khảo sát thu thập sốliệu.

7. Chi văn phòng phẩm, thông tin liênlạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên cứu.

8. Chi họp hội đồng tự đánh giá kếtquả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nếu có).

9. Chi quản lý chung nhiệm vụKH&CN nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụKH&CN.

10. Chi khác có liên quan trực tiếp đếntriển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Điều 7. Khung địnhmức làm căn cứ xây dựng dự toán nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.

1. Dự toán tiền công lao động trực tiếp.

a) Cấu trúc thuyết minh phần tính tiềncông lao động triển khai nhiệm vụ KH&CN bao gồm các công việc và dự kiến kếtquả như sau:

STT

Nội dung công việc

Dự kiến kết quả

1

Nghiên cứu tổng quan

Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN, báo cáo tổng quan vấn đề cần nghiên cứu

2

Đánh giá thực trạng

Báo cáo thực trạng vấn đề cần nghiên cứu

3

Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu

Báo cáo kết quả thu thập tài liệu, dữ liệu, xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu

4

Nội dung nghiên cứu chuyên môn

Báo cáo về kết quả nghiên cứu chuyên môn

5

Tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ

Báo cáo về kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; quy trình công nghệ

6

Đề xuất giải pháp, kiến nghị, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và đề xuất khác

Báo cáo kết quả về kiến nghị, giải pháp, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và kết quả khác

7

Tổng kết, đánh giá

Báo cáo thống kê, báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng hợp

Trong trường hợp cụ thể, nhiệm vụKH&CN có thể không đầy đủ các phần nội dung theo cấu trúc trên.

b) Tiền công trựctiếp cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN được tính theo ngày cônglao động quy đổi (08 giờ/01 ngày; trường hợp có số giờ công lẻ, trên 4 giờ đượctính 1 ngày công, dưới 4 giờ được tính ½ ngày công) và mức lương cơ sở do Nhànước quy định tại thời điểm xây dựng dự toán.

Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụKH&CN có trách nhiệm xây dựng thuyết minh dự toán tiền công theo cấu trúcchung nhiệm vụ KH&CN tại điểm a, khoản 1 Điều này, chi tiết theo từng chứcdanh tham gia thực hiện nội dung công việc, số ngày công tham gia của từng chứcdanh.

Dự toán tiềncông trực tiếp đối với từng chức danh được tính theo công thức và định mức sau:

Tc= Lcs x Hstcn x Snc

Trong đó:

Tc: Dự toán tiền công của chức danh

Lcs: Lương cơ sở do Nhà nước quy định

Hstcn: Hệ số tiền công ngày tính theo lương cơ sở của từng chức danh tínhtheo Bảng 1 dưới đây

Snc: Số ngày công của từng chức danh

Bảng1: Hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN

STT

Chức danh

Hệ số chức danh nghiên cứu (Hcd)

Hệ số lao động khoa học (Hkh)

Hệ số tiền công theo ngày

Hstcn = (Hcd x Hkh)/22

1

Chủ nhiệm nhiệm vụ

6,92

2,5

0,79

2

Thành viên thực hiện chính; thư ký khoa học

5,42

2,0

0,49

3

Thành viên

3,66

1,5

0,25

4

Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ

2,86

1,2

0,16

Hệ số tiền công ngày cho các chứcdanh thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Bảng 1 của Thông tư này là mức hệsố tối đa, áp dụng cho nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ khả năng, nguồnlực, đặc thù, trình độ hoạt động KH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quantrung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành mức hệ số tiền côngngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sởđể thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảmbảo không vượt quá mức quy định tại Bảng 1 Thông tư này.

c) Dự toán tiền công trực tiếp đối vớichức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ không quá 20% tổng dự toán tiền côngtrực tiếp đối với các chức danh quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 5 Thôngtư này.

2. Thuê chuyên gia trong nước vàngoài nước phối hợp nghiên cứu.

a) Thuê chuyên gia trong nước.

Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có nhu cầu thuêchuyên gia trong nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN căn cứ nội dung yêu cầucông việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyếtminh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phêduyệt theo hợp đồng khoán việc. Trường hợp thuê chuyên gia trong nước theo ngàycông thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 40.000.000 đồng/người/tháng(22 ngày/1 tháng).

Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuêchuyên gia trong nước không quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếpthực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Trong trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ KH&CN có dựtoán thuê chuyên gia trong nước vượt quá 40.000.000 đồng/người/tháng hoặc tổngdự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước vượt quá 30%tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quyđịnh tại khoản 1 điều 7 Thông tư này thì:

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: cơ quancó thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước quyếtđịnh phê duyệt và chịu trách nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của BộKH&CN.

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh: cơquan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nướcquyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm.

b) Thuê chuyên gia ngoài nước.

Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có nhu cầu thuêchuyên gia ngoài nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN căn cứ nội dung yêu cầucông việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyếtminh rõ kết quả của việc thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyêngia cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệttheo hợp đồng khoán việc. Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuêchuyên gia ngoài nước không quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếpthực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Thủ trưởngcơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nướcchịu trách nhiệm về nội dung và mức kinh phí thuê chuyên gia ngoài nước.

Trong trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ KH&CN có tổngdự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia ngoài nước vượt quá 50%tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quyđịnh tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này thì:

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: cơ quancó thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước quyếtđịnh phê duyệt và chịu trách nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của BộKH&CN.

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh: cơquan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nướcquyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm.

3. Dự toán chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên, vậtliệu được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ,định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan.

4. Dự toán chi sửa chữa, mua sắm tàisản cố định được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc,chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan. Nội dung chi nàycó mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thờigian nhất định phù hợp với tiến độ của nhiệm vụ KH&CN; được quản lý theoquy định hiện hành về sửa chữa, mua sắm tài sản hình thành có nguồn gốc từ ngânsách nhà nước.

5. Dự toán chi hội thảo khoa học phụcvụ hoạt động nghiên cứu.

Nội dung và định mức chi hội thảokhoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu được xây dựng và thực hiện theo các quy địnhtại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy địnhchế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổchức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trongnước và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chínhquy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cáccơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, Thông tư này quy địnhmức xây dựng dự toán chi thù lao tối đa tham gia hội thảo khoa học như sau:

– Người chủ trì: 1.500.000 đồng/buổihội thảo.

– Thư ký hội thảo: 500.000 đồng/buổihội thảo.

– Báo cáo viên trình bày tại hội thảo:2.000.000 đồng/báo cáo.

– Báo cáo khoa học được cơ quan tổ chứchội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo: 1.000.000 đồng/báo cáo.

Xem thêm: Hỗn Hợp X Gồm 1 Ankin Ở Thể Khí Và Hidro Có Tỉ Khối Hơi So Với Ch4 Là 0 425

– Thành viên tham gia hội thảo: 200.000đồng/thành viên/buổi hội thảo.

6. Dự toán chi điều tra, khảo sát thuthập số liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng và quyết toánkinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

7. Dự toán chi họp hội đồng tự đánhgiá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nếu có): được xây dựng trên cơ sở sốlượng thành viên hội đồng với mức chi không quá 50% mức chi cho hội đồng nghiệmthu nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9Thông tư này. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương cótrách nhiệm hướng dẫn định mức cụ thể chi cho việc họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

8. Dự toán chi quản lý chung nhiệm vụKH&CN.

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cósử dụng ngân sách nhà nước được dự toán các nội dung chi quản lý chung phục vụnhiệm vụ KH&CN, bao gồm: chi điện, nước, các khoản chi hành chính phát sinhliên quan đảm bảo triển khai nhiệm vụ KH&CN tại tổ chức chủ trì; chi tiềnlương, tiền công phân bổ đối với các hoạt động gián tiếp trong quá trình quảnlý nhiệm vụ KH&CN của tổ chức chủ trì.

Dự toán kinh phí quản lý chung nhiệmvụ KH&CN bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụngngân sách nhà nước nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng.

9. Các khoản chi khác được vận dụngtheo các quy định quản lý hiện hành của pháp luật.

Điều 8. Các nộidung chi quản lý nhiệm vụ KH&CN

1. Chi hoạt động của các Hội đồng tưvấn.

a) Chi tiền côngthực hiện nhiệm vụ của thành viên các Hội đồng tư vấn KH&CN (Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giaotrực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN và Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN);

b) Chi tiền công phục vụ họp Hội đồng;

c) Chi công tác phí của các chuyêngia được mời tham gia công tác tư vấn;

d) Chi văn phòng phẩm, thông tin liênlạc phục vụ Hội đồng;

đ) Chi thuê dịch vụ KH&CN liênquan đến việc đánh giá của Hội đồng; thuê cơ sở vật chất phục vụ Hội đồng (nếucó).

2. Chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập(nếu có).

3. Chi thông báo tuyển chọn trên cácphương tiện truyền thông.

4. Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữakỳ; kiểm tra, đánh giá sau khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm:

a) Chi công tác phí cho đoàn kiểmtra;

b) Chi họp hội đồng đánh giá giữa kỳ(trong trường hợp cần thiết cần có Hội đồng đánh giá giữa kỳ).

5. Chi công tác phí của các chuyêngia được mời tham gia Tổ thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ.

6. Các khoản chi khác liên quan trựctiếp đến hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN.

Điều 9. Một số địnhmức chi quản lý nhiệm vụ KH&CN

1. Định mức chi hoạt động của các Hộiđồng.

a) Chi tiền công.

Đơn vịtính: 1.000 đồng

STT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Khung định mức chi tối đa

1

Chi tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

a

Chi họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

Hội đồng

Chủ tịch hội đồng

1.000

Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng

800

Thư ký hành chính

300

Đại biểu được mời tham dự

200

b

Chi nhận xét đánh giá

01 phiếu nhận xét đánh giá

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

300

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng

500

2

Chi về tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN

a

Chi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN

Hội đồng

Chủ tịch hội đồng

1.500

Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng

1.000

Thư ký hành chính

300

Đại biểu được mời tham dự

200

b

Chi nhận xét đánh giá

01 phiếu nhận xét đánh giá

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

500

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng

700

3

Chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ KH&CN

Tổ trưởng tổ thẩm định

Nhiệm vụ

700

Thành viên tổ thẩm định

Nhiệm vụ

500

Thư ký hành chính

Nhiệm vụ

300

Đại biểu được mời tham dự

Nhiệm vụ

200

4

Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ KH&CN

a

Chi họp Hội đồng nghiệm thu

Nhiệm vụ

Chủ tịch hội đồng

1.500

Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng

1.000

Thư ký hành chính

300

Đại biểu được mời tham dự

200

b

Chi nhận xét đánh giá

01 phiếu nhận xét đánh giá

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

500

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng

700

b) Định mức chi tiền công của các Hộiđồng tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này là định mức tối đa, áp dụng cho nhiệmvụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ khả năng, nguồn lực, đặc thù, trình độ hoạt độngKH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tráchnhiệm hướng dẫn, ban hành định mức chi tiền công của các Hội đồng của nhiệm vụKH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ,cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không vượt quá định mức quy định tạiđiểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

c) Các nội dung chi khác được xây dựngdự toán trên cơ sở dự kiến khối lượng công việc và các quy định hiện hành của phápluật.

2. Định mức xây dựng dự toán chi thuêchuyên gia tư vấn độc lập.

Trong trường hợp cần thiết (khi các Hội đồng tư vấn khoa học có ý kiến không thống nhất trong việc xem xét lựa chọn nhiệm vụ KH&CN;hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN thấy cần thiết), cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CNcó thể thuê chuyên gia tư vấn, đánh giá độc lập.

Tổng mức dự toán chi thuê chuyên giađộc lập được tính tối đa bằng 5 lần mức chi tiền công (bao gồm chi tiền công họpHội đồng và chi nhận xét, đánh giá) của Chủ tịch Hội đồng tương ứng và do cơquan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN quyết định và chịu trách nhiệm.

3. Chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông (báo giấy,báo hình, báo điện tử và các phương tiện truyền thông khác): xây dựng dự toántrên cơ sở báo giá của các cơ quan truyền thông lựa chọn đăng tin.

4. Dự toán chi công tác kiểm tra,đánh giá giữa kỳ.

a) Dự toán chi công tác phí cho đoànkiểm tra đánh giá giữa kỳ được xây dựng theo quy định hiện hành về chế độ côngtác phí áp dụng cho các cơ quan nhà nước.

b) Dự toán chi tiền công cho Hội đồngđánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết có Hội đồng đánh giá giữa kỳ) đượcáp dụng tối đa bằng 50% mức chi của Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Mục II. LẬP, THẨMTRA, PHÊ DUYỆT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆNNHIỆM VỤ KH&CN

Điều 10. Lập dựtoán kinh phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơquan nhà nước có thẩm quyền đối với các nhiệm vụ KH&CN

Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dựtoán chi ngân sách nhà nước theo quy định, căn cứ vào kế hoạch xác định, tuyểnchọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ KH&CN trong năm; kế hoạch kiểm tra,đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu đối với các nhiệm vụKH&CN trong năm và định mức chi quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quantrung ương xây dựng dự toán kinh phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quảnlý nhà nước của nhiệm vụ KH&CN và tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệpKH&CN của mình; Sở Khoa học và Công nghệ hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quảnlý nhà nước về KH&CN ở địa phương xây dựng dự toán kinh phí đối với các hoạtđộng phục vụ công tác quản lý nhà nước của nhiệm vụ KH&CN và tổng hợp vào dựtoán chi sự nghiệp KH&CN của địa phương, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11. Lập dựtoán kinh phí của nhiệm vụKH&CN

1. Căn cứ.

a) Mục tiêu, yêu cầu, nội dung và khốilượng công việc nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt;

b) Các định mức kinh tế-kỹ thuật docác Bộ, ngành chức năng ban hành, định mức làm căn cứ xây dựng dự toán quy địnhtại Thông tư này và các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước. Trường hợpkhông có định mức kinh tế-kỹ thuật thì cần thuyết minh cụ thể chi tiết căn cứ lậpdự toán.

2. Yêu cầu.

a) Dự toán kinh phí của nhiệm vụKH&CN được xây dựng và thuyết minh theo từng nội dung nghiên cứu và gắn vớicác kết quả, sản phẩm cụ thể của nhiệm vụ KH&CN.

b) Tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệmnhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, phêduyệt nhiệm vụ KH&CN.

Điều 12. Thẩm định,phê duyệt, giao dự toán kinh phí thực hiện nhiệmvụ KH&CN

1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệtnhiệm vụ KH&CN chịu trách nhiệm tổ chức việc thẩm định dự toán kinh phí củanhiệm vụ KH&CN theo đúng chế độ quy định. Trường hợp các nội dung chi khôngcó định mức kinh tế-kỹ thuật của các Bộ, ngành chức năng ban hành thì cơ quancó thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN được quyết định các nội dung chi cầnthiết và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

2. Căn cứ vào dự toán chi sự nghiệpKH&CN được cơ quan có thẩm quyền giao, các Bộ, ngành, địa phương thực hiệngiao dự toán cho các đơn vị trực thuộc quản lý và thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Điều 13. Quyếttoán kinh phí nhiệm vụ KH&CN

Việc quyếttoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước đượcthực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật khoa học và côngnghệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 14. Công bốkết quả nghiên cứu và chi đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích

Nội dung chi công bố kết quả nghiên cứu(đã được công bố) và chi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đã được cấp bằng)được thanh toán trực tiếp tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc giatheo quy định tại khoản 2 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động củaQuỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CPngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của QuỹPhát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Điềukhoản thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2015.

2. Thông tư liêntịch này thay thế Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đềtài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

3. Đối với các nhiệm vụ KH&CN cósử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểmThông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định hiệnhành tại thời điểm phê duyệt.

4. Trường hợp các văn bản được dẫnchiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bảnmới ban hành.

Điều 16. Tráchnhiệm thi hành

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với BộKhoa học và Công nghệ hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướngmắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Côngnghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Xem thêm: Download Nguyên Lý Y Học Nội Khoa Harrison ( 3 Tập Đầy Đủ ), Nguyên Lý Nội Khoa Harrison 20Th Edition 2018

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỨ TRƯỞNG Trần Quốc Khánh

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung

Nơi nhận: – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Kiểm toán Nhà nước; – UBND, Sở Tài chính, Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Công báo; Website Chính phủ; – Website Bộ Tài chính; Website Bộ KH&CN; – Lưu: Bộ TC (VT, Vụ HCSN); Bộ KH&CN (VT, Vụ KHTH).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *