Ghi chú

Cơ quan ban hành

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

Thông tư của BKHCN

Chủ thể ban hành khác nhau

Đối tượng điều chỉnh & Mục đích nhập khẩu

Đối tượng:Máy móc,Thiết bị,Dây chuyền công nghệ

*

Mục đích: nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Đang xem: Thông tư 23/2015 bộ khoa học công nghệ

 

Đối tượng: Máy móc,Thiết bị,Dây chuyền công nghệLinh kiện,Phụ tùng,Bộ phận thay thế

*

Mục đích: nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

 

Một vài mặt hàng được phép nhập khẩu theo TT23 nay bị cấm theo QĐ 18 và NĐ 69

Phạm vi điều chỉnh

Hồ sơ, thủ tục nhập khẩuHoạt động giám định

Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu

QĐ 18 quy định rõ ràng về hoạt động giám định.

 

Tiêu chí nhập khẩu

Quy định riêng cho từng loại hàng hóa:

Tiêu chí nhập khẩu Dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:

– Phù hợp QCVN/TCVN của VN hoặc một trong các quốc gia tại khu vực G7, Hàn Quốc.

– Công suất hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.

– Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.

– Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, hạn chế chuyển giao theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP.

– Công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD).

Tiêu chí nhập khẩu Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng:

– Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm.

Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực cơ khí, lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ, lĩnh vực sản xuất giấy, bột giấy => tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

– Phù hợp QCVN/TCVN của VN hoặc một trong các quốc gia tại khu vực G7, Hàn Quốc.

 

 

a. Quy định chung cho dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị (gọi chung là “Thiết bị”)

– Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;

– Phù hợp QCVN hoặc TCVN của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7.

b. Điều kiện đặc biệt khác:

i. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:

– Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.

– Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.

Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng tiêu chí nhập khẩu chung của thiết bị.

Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

ii. Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.

iii. Trong trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với thiết bị đã qua sử dụng (thấp hơn 10 năm) và thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.

 

a. Trường hợp tuổi máy móc. thiết bị vượt quá 10 năm => chú ý thiết bị đó có rơi vào Quyết định 18 hay không và xem Phụ lục 01/QĐ 18.

b. Đối với dây chuyền công nghệ => đáp ứng thêm các điều kiện trong QĐ 18.

c. Trường hợp thiết bị thuộc dự án đầu tư => chú ý các điều kiện tại TT 23.

d. Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phần thay thế => tham khảo điều kiên tại TT 23.

Hồ sơ nhập khẩu

Hồ sơ nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:

a. Tờ khai Hải quan.

b. Chứng từ có liên quan: Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, Các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan (tùy từng trường hợp).

c. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu.

d. Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định.

Hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng:

a. Như điểm a, b, c – mục (i).

Xem thêm: Khóa Học Lập Trình Plc Mitsubishi Theo Tiêu Chuẩn Nhật Bản, Tự Học Lập Trình Plc

b. Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chí được phép nhập khẩu trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Giấy xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm bản dịch sang tiếng Việt.

c. Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc nhưng không có Giấy xác nhận của nhà sản xuất hoặc máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia không thuộc các nước G7, Hàn Quốc.

Trường hợp nhập khẩu đặc biệt:

a. Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định Quyết định này nhưng thỏa mãn hai điều kiện sau:

– Công suất hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và

– Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế.

– Doanh nghiệp lập hồ sơ nộp cho Bộ Khoa học và Công nghệ.

b. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

– Văn bản đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo mẫu tại Phụ lục II Quyết định này.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.

– Chứng thư giám định được cấp bởi tổ chức giám định

Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng:

a) Tờ khai Hải quan.

b) Chứng từ có liên quan: Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, Các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan (tùy từng trường hợp).

c) Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, cần thêm các giấy tờ sau:

– 01 Quyết định chủ trương đầu tư (bản sao chứng thực);

– 01 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư + 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.

d. Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:

– 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất.

– 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất.

Hồ sơ nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng:

a. Tờ khai Hải quan.

b. Chứng từ có liên quan: Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải, Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, Các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan (tùy từng trường hợp)

c. Văn bản của doanh nghiệp thuyết minh về việc cần thiết phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận để phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đã qua sử dụng đang được vận hành tại doanh nghiệp, đồng thời cam kết nhập khẩu đủ số lượng, chủng loại cần thay thế và sử dụng đúng mục đích (01 bản chính);

d. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu theo ủy quyền, phải bổ sung 01 bản chính Văn bản được ủy quyền của doanh nghiệp sản xuất;

e. Tài liệu kỹ thuật của linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế (01 bản sao) (nếu có).

iii. Trường hợp nhập khẩu đặc biệt:

Trường hợp thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá 10 năm nhưng doanh nghiệp cần thiết phải nhập khẩu để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, căn cứ hồ sơ và kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành xem xét, quyết định.

– Trường hợp thiết bị thuộc dự án đầu tư à => chú ý thêm các giấy tờ phải có tại TT 23.

– QĐ 18 quy định cụ thể về trường hợp nhập khẩu đặc biệt => tham khảo QĐ 18.

 

Điều khoản chuyển tiếp

a. Hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ:

i. Chấp thuận cho phép nhập khẩu theo Điều 13 (trường hợp nhập khẩu đặc biệt) theo TT 23/2015/TT-BKHCN à DN tiếp tục thực hiện theo TT 23.

ii. Tiếp nhận theo Điều 13 (trường hợp nhập khẩu đặc biệt) theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN và chưa có kết quả à DN tiếp tục thực hiện theo TT 23 hoặc thực hiện theo quy định tại Quyết định này theo DN đề xuất.

b. Đối với các dự án đầu tư có nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đã thực hiện theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Quyết định này có hiệu lực à DN tiếp tục thực hiện theo TT 23.

Không có.

 

Trách nhiệm DN nhập khẩu

Thực hiện theo quy định tại Quyết định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

a. Nghiêm túc thực hiện nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

b. Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng vì mục đích thương mại (không trực tiếp sử dụng cho bản thân doanh nghiệp nhập khẩu), chỉ được bán hàng hóa sau khi đã hoàn thành thủ tục thông quan

 

Yêu cầu của Tổ chức giám định

 

a. Đối với tổ chức giám định trong nước: Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

b. Đối với tổ chức giám định nước ngoài: Tuân thủ quy định pháp luật nước sở tại về hoạt động giám định và đã được công nhận bởi tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực, quốc tế cho lĩnh vực giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

 

a. Tổ chức giám định trong nước: đã đăng ký hoạt động theo Luật Thương mại, có chức năng giám định máy móc, thiết bị.

Xem thêm: Tuyển Tập Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Môn Toán Thcs : Phần 47

b. Tổ chức giám định nước ngoài: đã đăng ký hoạt động theo luật pháp nước sở tại, nơi tổ chức giám định đăng ký hoạt động giám định, có chức năng giám định máy móc, thiết bị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *