thietbihopkhoi.com – Nhìn lại chặng đường vừa qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế – xã hội.

Đang xem: Thành tựu khoa học công nghệ việt nam hiện nay

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 – 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 – 2020, tính chung 10 năm 2011 – 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%); Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 – 2020, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, khi nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam nằm trong nhóm ít các quốc gia duy trì tăng trưởng dương, kiểm soát tốt dịch bệnh, đạt nhiều kết quả ấn tượng. Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong thành tựu chung đó, có đóng góp quan trọng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép Chính phủ đề ra, Bộ KH&CN đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.

Tiếp tục hoàn thành hành lang pháp lý phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện, tư duy quản lý KH&CN đổi mới mạnh mẽ theo hướng phục vụ trực tiếp tăng trưởng kinh tế, phù hợp tình hình phát triển của đất nước và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Những đổi mới tích cực nhất tập trung vào hoàn thiện đầu tư và cơ chế tài chính, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho KH&CN; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cán bộ, đặc biệt là nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam; cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kết nối cung – cầu công nghệ, phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của KHCN và đổi mới sáng tạo.

Hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ theo chức năng quản lý Nhà nước

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN quốc gia, các chương trình phát triển khoa học cơ bản, nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật – công nghệ.

Cơ cấu chi cho KH&CN đã có sự thay đổi theo xu hướng tích cực: Chi từ ngân sách nhà nước là 52%; từ doanh nghiệp tăng lên 48%.

Bộ KH&CN đã tập trung hướng dẫn triển khai cơ chế tự chủ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, sắp xếp lại các tổ chức KH&CN; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực KH&CN. Nhiều dự án đầu tư lớn được triển khai tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Số vốn đăng ký và giá trị sản xuất của 03 khu công nghệ cao quốc gia đều tăng.

Các nhiệm vụ KH&CN đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết của địa phương.

Thị trường KH&CN tiếp tục được phát triển thông qua nhiều hoạt động xúc tiến như triển lãm chuyên ngành, xây dựng các điểm kết nối cung – cầu công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị,…

Số lượng doanh nghiệp KH&CN tăng nhanh với hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển.

Năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vững thứ hạng 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như một ưu tiên quốc gia.

Triển khai Nghị quyết số 50 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều hoạt động đã được triển khai như xét duyệt các nhiệm vụ thuộc Chương trình hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tổ chức Ngày hội trí tuệ nhân tạo AI4VN2020; chuỗi sự kiện 3 tọa đàm online giúp doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, kinh doanh.

Đã công bố 895 tiêu chuẩn quốc gia, tăng 127% so với 2019; thẩm định 148 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tăng 60% so với năm 2019. Cơ chế hậu kiểm đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí 820 tỉ đồng.

Xem thêm: Thời Khoá Biểu Sinh Viên Đại Học Tây Nguyên Thời Khóa Biểu Dh Tây Nguyên

Đã xử lý 68.971 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 8,3% so với năm 2019). Cấp văn bằng bảo hộ cho 47.168 đối tượng sở hữu công nghiệp (tăng 15,6% so với năm 2019).

Công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân; đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ cho các cơ sở y tế; trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai có hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thông qua các hình thức họp trực tuyến và làm việc từ xa. Đặc biệt, trong năm Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ đã tích cực thúc đẩy hoạt động hợp tác về KHCN và đổi mới sáng tạo, chủ động triển khai các hoạt động trong danh mục sự kiện ASEAN 2020.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, đảm bảo cung cấp thông tin về thủ tục, dịch vụ công kịp thời, chính xác, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hoạt động thông tin, thống kê và truyền thông được đẩy mạnh. Cập nhật, vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin KH&CN, cơ sở dữ liệu quốc gia. Tổ chức truyền thông trên 100 sự kiện, hoạt động với gần 2.000 tin, bài, hàng trăm clip, phóng sự.

Khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Các nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp hiệu quả phục vụ điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển kinh tế – xã hội; phục vụ trực tiếp việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

Tháng 11 năm 2020, Bộ KH&CN đã tiếp nhận bản thảo Bộ Lịch sử Việt Nam – là “bộ Quốc sử mang tính chất quốc gia chính thống” với 25 tập thông sử, 5 tập biên niên sự kiện lịch sử, do hơn 300 nhà khoa học thực hiện trong 5 năm. Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đây thực sự là kết tinh của hồn thiêng sông núi và sẽ sống mãi với thời gian.

Về nông nghiệp, đã chọn tạo, công nhận chính thức 32 giống cây trồng, vật nuôi, 36 tiến bộ kỹ thuật, trong đó 2 giống lúa được sản xuất quy mô lớn. Nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo tôm mũ ni, hải sâm vú, trai tai tượng – là các nguồn gen thủy sản có giá trị kinh tế cao…

Các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu ở mức cao so với các năm trước những mặt hàng nông sản chủ lực trong đại dịch COVID-19.

Trong công nghiệp, đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp,…

Về y dược, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ KH&CN đã huy động các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ cấp bách với nhiều kết quả quan trọng như: Việt Nam là 1 trong 3 nước đầu tiên phân lập, nuôi cấy thành công virus; làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất vaccine phòng COVID-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp và thuốc kháng thể đơn dòng điều trị đặc hiệu COVID-19, trong đó vắc xin Nanocovax đang thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện; tổng hợp trên 1.700 công bố khoa học quốc tế về dịch bệnh; phát huy đề án Hệ tri thức việt số hóa trong truy vết người tiếp xúc; nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm thành công Robot vận chuyển, Robot khử khuẩn sàn nhà trong khu cách ly.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công quy trình ghép chi thể từ người cho chết não, ghép ruột từ người cho sống, phẫu thuật tách cặp trẻ bị dính liền cơ thể.

Định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nước đã nâng tầm vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là 1 trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất. Đồng thời yêu cầu: “Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”.

Xem thêm: Hội Thảo Khoa Học Là Gì – Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa 2 Khái Niệm Này

Những kết quả đạt được trong thời gian qua là sự tiếp nối quan trọng thành tựu, là nền tảng quan trọng tạo đà phát triển trong giai đoạn mới. Năm 2021 – năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm 2030. Bằng sự quyết tâm, đoàn kết thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, KH&CN sẽ tạo nên những đột phá mới trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, tham gia phát triển các ngành, lĩnh vực, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và thietbihopkhoi.comGo!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *