Sau khi đã trúng thầu, nhiều gói thầu/hợp đồng phát sinh khối lượng dẫn tới phát sinh về giá trị thực hiện có thể làm vượt cả giá gói thầu thì chúng ta phải làm thế nào. Hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn.

Đang xem: Thanh toán khối lượng phát sinh trong hợp đồng

*

Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng bổ sung, phát sinh

Phân tích 2 trường hợp phát sinh

Trường hợp thứ nhất: Phát sinh không vượt giá gói thầu

Việc này liên quan ngay từ lúc lập dự toán gói thầu và lập hồ sơ mời thầu, vì đa số các gói thầu xây lắp đều có phần dự phòng. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có). Việc xác định chi phí dự phòng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc thù của gói thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của gói thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình. Cụ thể:

Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.

Xem thêm: Khoa Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2020, Đại Học Kinh Tế

Đối với những trường hợp nêu trên, nếu việc phát sinh không làm vượt dự toán gói thầu được duyệt thì Chủ đầu tư hoàn toàn có thể căn cứ vào các hồ sơ pháp lý liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng để tiến hành ký kết bổ sung khối lượng, giá trị công việc vào phụ lục hợp đồng. Khi ký kết cần lưu ý theoKhoản 3 Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BXD :3. Khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng, các bên cần xác định rõ khối lượng công việc bổ sung, phát sinh và đơn giá áp dụng. Khối lượng công việc bổ sung, phát sinh phải được các bên thống nhất trước khi thực hiện.

Xem thêm: Quyết Định Thành Lập Trung Tâm Khoa Học Và Triển Khai Kỹ Thuật Thủy Lợi

Trường hợp thứ hai: Phát sinh vượt giá gói thầu

Đối với phát sinh vượt giá gói thầu thì lúc đó cần phải lưu tâm đến hai nhóm vấn đề:

Thứ nhất, việc phát sinh có làm vượt tổng mức đầu tư hay không. Khi phát sinh vượt tổng mức đầu tư của dự án thì thủ tục sẽ phức tạp hơn rất nhiều, khi đó dự án cần điều chỉnh tổng mức đầu tư, thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án, Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án thì mới có cơ sở để phê duyệt điều chỉnh dự toán cho gói thầu đó > Tiến hành ký bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh > Triển khai thực hiện. Các thủ tục để triển khai sẽ mất nhiều thời gian, các thủ tục hành chính khác. Thứ hai, việc phát sinh không làm vượt tổng mức đầu tư. Khi đó do dự án có nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư, khi đó chỉ cần điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư của dự án (Lưu ý trường hợp phát sinh này không thay đổi mục tiêu, quy mô, vị trí của dự án) thì Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự án (điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư) > Phê duyệt điềuchỉnh dự toán cho gói thầu đó > Tiến hành ký bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh > Triển khai thực hiện.

Bài viết được thực hiện sau khi nghiên cứu trên các cơ sở pháp lý sau:+ Luật xây dựng 2014+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP+ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP+ Thông tư số 07/2016/TT-BXD+ Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *