Tên khác

Tên thường gọi: Lúa. Các vị thuốc từ Lúa có tên Cốc nha, Đạo mễ, Ngạnh mễ.

Đang xem: Tên Khoa Học Của Cây Lúa

Tên khoa học: Oryza sativa L.

Họ khoa học: Thuộc họ Lúa – Poaceae.

Cây Lúa

(Mô tả, hình ảnh Cây lúa, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

*

Cỏ mọc hằng năm, cao 0,7-1,5m. Lá có phiến dài, bìa ráp, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông. Chuỳ bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng. Mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị. Quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta quen gọi là hạt lúa.

Bộ phận dùng:

Hạt thóc, rễ lúa – Semen et Radix Oryzae; đạo nha – Fructus Oryzae Germunatus.

Nơi sống và thu hái:

Cây của vùng Á châu nhiệt đới, được trồng làm lương thực ở khắp nơi. Có hai thứ là Lúa tẻ – var.utilissima A. Camus và Lúa nếp – var. glutinosa Tanaka. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học:

Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.

Vị thuốc Lúa

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị:

Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát

Tác dụng:

Tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Gạo lâu năm vị chua hơi mặn, tính ấm, ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo nếp (nhu mề) có vị ngọt, ngon thơm, mềm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu.

Công dụng:

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Gạo lâu năm dùng trị đau bụng và trị lỵ. Gạo nếp dùng trị các chứng đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp).

Ở Philippin, cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.

Ứng dụng lâm sàng của Lúa

Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát:

Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.

Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá:

Dùng Gạo tẻ sao sắc uống thay nước và thay ăn.

Chữa nôn ói không dứt:

Dùng Gạo nếp 20g, sao vàng, Gừng củ 3 lát, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Giải nhiệt:

Gạo tẻ, sao tới vàng đậm 100g thêm 2 – 3 lít nước, đun kỹ. Để nguội, uống hằng ngày, nhất là ngày nóng bức, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, chống say nắng.

Giải thử, hạ sốt:

Khi bị bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, mặt đỏ nhừ, thậm chí phát cuồng, mê sảng, YHCT gọi là tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần khí, phần huyết, phần tâm bào, có thể dùng phương “Bạch hổ thang” gồm: Thạch cao 32g, tri mẫu 16g, ngạnh mễ 32g, cam thảo 8g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, chia đều, ngày uống 3 lần.

Trị táo kết, trướng bụng:

Trong trường hợp bị táo kết, bụng trướng lên, mặt bị vàng ra, ợ chua, ăn uống không tiêu, có thể dùng gạo nếp 32g, gừng khô 4g, vỏ quýt 2g, hạt ba đậu 2 hạt. Tất cả đem sao vàng. Sau đó nhặt bỏ hạt ba đậu đi, rồi đem 3 vị còn lại tán thành bột mịn, thêm ít hồ bột gạo nếp, trộn đều, làm thành viên nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 5-7 viên với nước sắc của gừng tươi và lá tía tô.

Giải cảm hàn, giảm đau, giảm ngứa khi dị ứng thời tiết:

Khi bị cảm lạnh, cơ thể đau mỏi, đau đầu, đôi khi bụng đau lạnh… lấy gạo sao nóng già, có thể cho thêm ít muối ăn để tăng khả năng giữ nhiệt. Bọc gạo vào miếng vải mỏng, chà xát, hoặc đấm nhẹ vào nơi bị đau, bị ngứa. Trường hợp cảm lạnh thì xoa mạnh vào vùng thái dương, vùng trán, vùng gáy, dọc sống lưng, bụng, lòng bàn tay, bàn chân.

Xem thêm: Top 10 Khóa Học Tiếng Anh Miễn Phí Trên Voca, 7 Trang Web Học Tiếng Anh Miễn Phí Tốt Nhất 2021

Tham khảo

Cốc nha:

Là hạt thóc tẻ đã nẩy mầm. Theo YHCT, cốc nha có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tỳ, vị. Cốc nha có công năng tiêu thực, hóa tích, được dùng trong các trường hợp tiêu hóa kém, đầy bụng. Khi dùng có thể phối hợp với sơn tra, mỗi thứ 12 g, dưới dạng thuốc sắc. Lưu ý, cốc nha làm mất sữa, do đó không nên dùng cho phụ nữ khi đương ở thời kỳ cho con bú. Khi “cai sữa” mà hai vú bị căng tức, mỗi ngày có thể dùng 100g, sắc uống liền trong ba ngày, sữa sẽ tiêu hết.

Đạo mễ

Là gạo nếp. Gạo nếp có mùi thơm ngon, thể chất mềm dẻo, có vị ngọt tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ trung tiêu, ích thận, được sử dụng trong trường hợp tiểu ra dưỡng chấp Đông y gọi là “cao lâm”. Còn dùng trong các trường hợp tỳ vị hư yếu, nôn mửa, đau bụng. Trên thực tế, gạo nếp hoặc gạo tẻ được sử dụng trong một số trường hợp sau đây.

Ngạnh mễ

Ngạnh mễ hay còn gọi là gạo, sao hơi vàng, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi sốt cao mà mồ hôi ra nhiều. Trong các trường hợp dùng gạo để trị bệnh, thường dùng dưới dạng “gạo lức”. Gạo lức thường được dùng trong các trường hợp ăn kiêng.

Cám gạo:

Cám gạo chứa nhiều vitamin nhóm B, các acid béo chưa no… Có thể dùng cám của gạo tẻ, gạo nếp làm dược liệu để chườm nóng như trường hợp chườm gạo nói trên. Ngoài ra còn dùng làm phụ liệu cho việc chế biến thuốc với mục đích tăng thêm tính kiện tỳ, tính ấm, giảm tính háo và làm cho vị thuốc trở nên vàng, giòn, dễ chiết xuất, dễ xay nghiền trong bào chế của một số vị thuốc: bạch truật, thương truật, hoài sơn…

Rơm lúa nếp:

Lấy rơm lúa nếp còn mới, có mầu vàng, khô, thơm, cắt đoạn 3-5 cm, rửa sạch, đem nấu. Cứ 100 g, thêm nước, sắc đặc lấy 1 bát, phơi sương một đêm, sáng sớm hôm sau cho uống, trị chứng đái ra chất đục trắng.

Vỏ trấu:

Được dùng làm phụ liệu chế biến thuốc cổ truyền trong việc sao gián tiếp đối với một số vị thuốc: Trạch tả, bán hạ… làm cho vị thuốc trở nên vàng đều và giòn xốp.

Nơi mua bán vị thuốc Lúa đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Lúa ở đâu?

Lúa là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Xem thêm: Đề Tài “ Vai Trò Của Khoa Học Công Nghệ Trong Tiến Trình Cnh-Hđh Ở Việt Nam

Vị thuốc Lúa được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Lúa tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay Lua, vi thuoc Lua, cong dung Lua, Hinh anh cay Lua, Tac dung Lua, Thuoc nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *