*

Đang xem: Tạp chí khoa học xã hội thành phố hồ chí minh

Tóm tắt: Công giáo xuất hiện tại Sài Gòn vào khoảng thế kỷ XVII. Sau đợt di cư năm 1954, giáo dân Công giáo ở Đông Nam Bộ không còn sự đồng nhất về nguồn gốc tộc người, thành phần chức nghiệp. Khu vực Sài Gòn-TPHCM, các cộng đồng giáo dân tụ họp lại thành từng cụm riêng, nỗ lực duy trì luồng văn hóa của mình bằng kiến trúc giáo đường, mỹ thuật tượng thờ, tang ma… nhất là việc đặt tên xứ đạo. Thông qua kết quả thống kê các kiểu đặt tên xứ đạo ở TPHCM, bài viết tìm hiểu và giải thích những yếu tố về tâm thức văn hóa của các cộng đồng qua nguồn gốc quê hương, tập quán, nghề nghiệp… của lớp giáo dân thời kỳ đầu.
Tóm tắt: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ xuất hiện một số tôn giáo bản địa khá đông tín đồ, như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo… Qua tôn chỉ hành đạo, giáo lý, sấm giảng, luật đạo, bài viết phân tích, đối chiếu để thấy rõ hơn tư tưởng “tứ ân” trong từng tôn giáo ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Xem thêm: Bài Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học 2014 Chọn Lọc, Kho Đề Tài Báo Cáo Khoa Học 2014 Chọn Lọc

Tóm tắt: Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường hiện nay, việc quay trở lại quan niệm “kính úy sinh mệnh” của Phật giáo là một cách thay đổi hành vi cứu nguy môi trường. Phật giáo với giáo lý nhân quả – báo ứng là một phương pháp giáo dục luân lý đạo đức thiết thực, thực tiễn. Sự tương hợp nội tại giữa giáo lý Phật giáo với văn xuôi sinh thái đương đại đã tìm về những giải pháp cụ thể về mặt tâm hồn, tình cảm cho việc sống dung hòa sinh thái và bảo vệ vạn vật. Trong bài viết này, từ những gợi dẫn của giáo lý nhân quả báo ứng trong giáo lý Phật giáo, chúng tôi phân tích motif cốt truyện trừng phạt và motif cốt truyện quả báo trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại.

Xem thêm: Khoa Kế Toán Học Viện Ngân Hàng 2020 Chính Xác, Đội Ngũ Giảng Viên Bộ Môn Kế Toán Tài Chính

Tóm tắt: Chứng cứ tìm thấy ở các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã minh chứng cho sự tồn tại của cảng thị Phù Nam sầm uất vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Cảng thị Phù Nam đã tạo điều kiện cho nền kinh tế và văn hóa trong vùng phát triển vượt bậc, nhờ thu hút được giới thương nhân quốc tế tìm đến buôn bán và lập nghiệp. Bài viết thông qua giải mã nội dung, ý nghĩa tiếu tượng học thể hiện trên tác phẩm điêu khắc tự thuật Phật giáo của trụ ốp tường Lạc Quới thuộc văn hóa Óc Eo trưng bày tại Bảo tàng An Giang tìm hiểu, so sánh với nền nghệ thuật khác trong vùng để nhận định niên đại của nó cũng như chỉ ra sự giao lưu văn hóa liên vùng trong khảo cổ học Óc Eo. Đồng thời góp phần tìm hiểu thêm quá trình ảnh hưởng và tiếp biến các yếu tố văn hóa ngoại lai của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đối với các quốc gia ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á trong thiên niên kỷ thứ I Công nguyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *