Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề hàng đầu đối với mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng tạo tiền đề thúc đẩy phát triển đất nước về mọi mặt, như: Tăng vốn tích lũy để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; nâng cao đời sống người dân; cải thiện các vấn đề về phúc lợi công cộng: văn hóa, giáo dục, y tế và xóa đói giảm nghèo…

Việc xác định các nhân tố tác động nói chung, vai trò của khoa học – công nghệ nói riêng đến tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Đang xem: Tầm quan trọng của khoa học công nghệ

Sau những cải cách mạnh mẽ từ những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ghi nhận những bước chuyển biến nhất định. Nền kinh tế thị trường dần được hình thành và có những kết quả tích cực, chính là nền tảng vững chắc cho những thành công về sau của nền kinh tế Việt Nam.

Từ những năm đầu thập niên 90 đến nay, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối nhanh và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, tốc độ không đi cùng với quy mô nền kinh tế. Dù đứng ở top đầu về tốc độ tăng trưởng, nhưng quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, so với một số các quốc gia trong khu vực (GDP khoảng 245 tỷ USD năm 2018).

Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự đánh giá, nhìn nhận lại chặng đường phát triển kinh tế của Việt Nam sau 30 năm đổi mới, nhất là về khoa học – công nghệ, để từ đó có các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước ta. Dựa vào số liệu thống kê về GDP và tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bài viết sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá vấn đề này.

Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

GDP và tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là chỉ tiêu giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Đây là chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (mặc dù chỉ tiêu này còn có một số khiếm khuyết trong khi tính toán, chưa phải là chỉ tiêu hoàn hảo). Tùy theo tình hình số liệu thu thập mà tính tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm hay tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm.

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính theo công thức:

*

Với g t : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t, Yt : Sản lượng quốc gia thực năm t

Yt-1: Sản lượng quốc gia thực năm t-1

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong một thời kỳ (1-t) được tính:

*

Mô hình tăng trưởng kinh tế của Paul A. Samuelson

Mô hình này là sự kết hợp của học thuyết kinh tế Tân cổ điển và học thuyết kinh tế của trường phái Keynes với những bước phát triển quan trọng. Sản lượng của nền kinh tế được xác định bằng hàm sản lượng: Y = f( L,K,R,T). Trong đó, L là nguồn nhân lực; K là nguồn vốn; R là nguồn tài nguyên; T là công nghệ. Các trường phái kinh tế khác nhau đưa ra các mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau. Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế, yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng sản lượng như: Vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học – công nghệ.

Kiến thức công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế

Kiến thức công nghệ là sự hiểu biết của xã hội về phương thức tốt nhất để sản xuất hàng hóa. Kiến thức công nghệ tiên tiến góp phần làm tăng năng suất lao động, gia tăng các sản phẩm cho xã hội. Kiến thức công nghệ có nhiều hình thức. Một số công nghệ là kiến thức phổ biến, nghĩa là sau khi một người dùng nó, người khác cũng có thể tiếp nhận. Một số công nghệ khác là độc quyền, chỉ được biết bởi công ty khám phá ra (như Coca cola). Các công nghệ khác còn lại độc quyền trong thời gian ngắn, ví dụ như một công ty dược khám phá ra một loại thuốc mới, cơ quan cấp bằng sáng chế sẽ trao cho công ty đó quyền tạm thời để trở thành nhà sản xuất độc quyền. Tuy nhiên, khi bằng phát minh hết hạn, các công ty khác được phép sản xuất sản phẩm theo công nghệ này.

Vấn đề đáng lưu ý nữa là cần có sự phân biệt giữa kiến thức công nghệ và vốn nhân lực. Mặc dù, cả 2 có mối liên hệ gần gũi nhưng chúng vẫn có những khác biệt quan trọng. Kiến thức công nghệ đề cập đến sự hiểu biết của xã hội đối với sự vận động của thế giới. Vốn nhân lực đề cập đến nguồn lực được sử dụng để truyền đạt sự hiểu biết đến người lao động. Trong điều kiện nguồn lực của xã hội có giới hạn, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, thì yếu tố khoa học – công nghệ (KHCN) đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Vai trò của khoa học – công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 1986 đến nay có thể chia thành 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn từ 1986 – 2000: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986 – 1990), Chính phủ tiến hành một số cải cách về kinh tế, cụ thể là tập trung triển khai 3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức chia cắt thị trường dần được xóa bỏ, kế hoạch kinh tế của Nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế dần được thị trường hóa và chuyển biến tích cực.

Xem thêm: Công Bố Điểm Chuẩn Đại Học Khoa Tự Nhiên 2019 Trường Đh Khoa Học Tự Nhiên Tp

Giai đoạn từ 1990 – 2000: Mặc dù, nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ triển khai mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, kinh tế từng bước phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. GDP của nước ta tăng trưởng liên tục từ năm 1990 đến 2000 với mức tăng trưởng bình quân 7,35%. Trong vòng 10 năm, quy mô GDP tăng từ 6,5 tỷ USD lên 33,64 tỷ USD (gấp 5,18 lần). Bên cạnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam còn thành công trong việc kiềm chế lạm phát từ 3 con số giảm xuống còn 12,7% trong năm 1995 và 4,5% năm 1996. Trong giai đoạn này, Việt Nam bắt đầu hội nhập với các tổ chức quốc tế như gia nhập ASEAN.

Giai đoạn từ 2000 – 2006: Đây là giai đoạn Việt Nam tích cực hội nhập với các tổ chức kinh tế thế giới. Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ thông qua Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Động thái này, giúp Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến.

Giai đoạn từ 2001 – 2005: Từ chỗ chỉ có 2 thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể với 2 hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hợp tác xã kiểu cũ, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhiều thành phần kinh tế khác nhau với nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng, phong phú cả về quy mô, trình độ lẫn quan hệ sản xuất. Đây là cơ sở giúp nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng từ 7 – 8% mỗi năm. GDP từ 33,64 tỷ USD năm 2000 tăng lên 66,37 tỷ USD năm 2006.

Giai đoạn từ 2006 đến nay: Trong năm 2006, nhiều tập đoàn lớn được thành lập như: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Công nghiệp Cao su…, tuy nhiên, trong số 40 tập đoàn, có một số tập đoàn do sai lầm trong quản lý nên lâm vào khủng hoảng, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Năm 2007 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8,5%, mức cao nhất kể từ năm 1997, nhưng sau đó bị chững lại đột ngột chỉ đạt 5 – 6%. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái trầm trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài và công ăn việc làm bị tác động tiêu cực. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

*

Trước bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả là GDP từ mức 66,37 tỷ USD vào năm 2006 đến năm 2018 đã đạt 244,98 tỷ USD, năng suất tổng hợp tăng dần từ giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,2%; đến giai đoạn 2011 – 2015 đạt 33,58%; đến giai đoạn 2016-2018 đạt 43,29%.

Cơ cấu các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch nhất định, giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 29,34% năm 2010 xuống còn 28,69% năm 2015; khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 6,9% năm 2010 lên 18,07% năm 2015 và 42,1% vào năm 2018.

Độ mở của nền kinh tế Việt Nam không ngừng được tăng cường bởi các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến cuối năm 2018, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút trên 300 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Số đối tác chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường của nước ta lên 69.

Xem thêm: Mẫu Bìa Báo Cáo Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Mẫu Đồ Án / Khóa Luận Tốt Nghiệp

Tác động của khoa học – công nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu. Công nghệ phát triển và được ứng dụng rộng rãi là nhờ sự duy trì và thực hiện cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng. Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, mạng lưới các tổ chức KHCN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước, có gần 200 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt 2%, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, còn có các nguồn đầu tư cho KHCN từ DN, đầu tư nước ngoài và các quỹ về KHCN.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *