Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5/1954), nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là tập trung phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở để đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trước sự phát triển của sản xuất và yêu cầu của người lao động, vấn đề cải tiến kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14(khoá II-1959) đã chỉ rõ “Khoa học kỹ thuật là biện pháp và là phương tiện để giải quyết mâu thuẩn giữa người và thiên nhiên, là một điều kiện không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng CNXH”. Việc thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước và kiện toàn các cơ sở nghiên cứu khoa học là một vấn đề rất cần thiết, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và tương lai phát triển của đất nước.

Đang xem: Sở khoa học và công nghệ hà tĩnh

Từ ngày thành lập đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi với chức năng và nhiệm vụphù hợp với từngthời kỳlịch sử:Năm1959 – 1965: Ban Kỹ thuật Hà Tĩnh; Từ 1966 – 1975: Ban Khoa học – Kỹ thuật Hà Tĩnh; Từ 1976 -1983: Ban Khoa học và Kỹ thuật (Ban KHKT) Nghệ Tĩnh; Từ 1983 – 1991: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nghệ Tĩnh; Từ 1991 – 1993: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật (Uỷ ban KHKT) Hà Tĩnh; Từ 1993 -2003: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà Tĩnh (Sở KHCN&MT); Từ 2003 đến nay là Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh (Sở KH&CN).

II. SỰ PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG VỀ CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC, BỘ MÁY.

Ngày đầu mới thành lập, Ban Kỷ thuật Hà Tĩnhnằmtrong Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh,dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh. Chức năng nhiệm vụ của Ban Kỷ thuật là giúp cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh lãnh đạo phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tuyên truyền phổ biến khoa học- kỹ thuật, vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh (tháng 3/1959) về công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế thông qua các phong trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến để đạt được mục tiêu cơ bản là tạo ra bước phát triển mới trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Đầu năm 1965, Đế quốc Mỹmở rộng chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc trên quy mô lớn. Khoa học và kỹ thuật của nước ta đứng trước 2 nhiệm vụ lớn: Phục vụ đắc lực cho tiền tuyến và xây dựng hậu phương vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội.Nhằm tăng cường tính chủ động và sáng tạo trong hoạt động, đầu năm 1966 Tỉnh uỷ quyết định tách Ban Kỹ thuật ra khỏi Văn phòng Uỷ ban Hành chính tỉnh và đổi tên là Ban KHKT. Từ đây Ban KHKT đã có đầy đủ các điều kiện để hoạt động độc lập với tư cách là cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh về công tác khoa học- kỹ thuật và trực tiếp tổ chức các hoạt động khoa học – kỹ thuật. Nhiệm vụ của Ban KHKT lúc này là đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp thông quatuyên truyền, phổ biến, giới thiệu, trình diễn v.v…, đồng thời hướng các hoạt động khoa học kỹ thuật vào phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông vận tải, chi viện tiền tuyến, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng vũ trang.

Tháng 2/1973,Đế quốcMỹ buộc phải ngừng ném bom Miền Bắc,Tỉnh uỷ có Nghị quyết chuyển hướng hoạt động của địa phương từ thời chiến sang thời bình, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, tập trung nỗ lực vào việc xây dựng tiềm lực mọi mặt cho địa phương, chi viện kịp thời cho tiền tuyến. Hoạt động của Ban KHKT được mở rộng, kinh phí đầu tư cho Ban cũng được tăng cường. Ban KHKT tỉnh có 4 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Đo lường, Phòng Tiêu chuẩn – Chất lượng sáng kiến – Quản lý khoa học, Phòng Thông tin và Phòng Hành chính.Nhiệm vụ của Ban KHKT lúc này là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh đẩy mạnh phong trào quần chúng, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật;tăng cường công tác quản lý đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá;tuyên truyền phổ biến, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống.

Tháng 6/1985, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 phòng: Phòng Tiêu chuẩn chất lượng và Phòng Quản lý đo lường với chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trên địa bàn tỉnh.Tháng 12/1985, Trung tâm Hợp tác ứng dụng khoa học kỹ thuật được thành lập trên cơ sở chuyển thể từ Trạm Cơ – Lý – Hoá – Sinh, Phòng Thông tin thư viện chuyển thành Trung tâm Thông tin thư viện.

Xem thêm: Bí Kíp Của Nữ Thủ Khoa Đại Học 2017 : Nghe Nhạc Baroque? Thủ Khoa Thi Thpt Quốc Gia 2017

Bộ máy của Uỷ ban KHKT lúc này tiếp tục được kiện toàn, củng cố một bước, ngoài các phòng chuyên môn, Uỷ ban KHKT còn có các đơn vị trực thuộc như: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Hợp tác ứng dụng khoa học kỹ thuật, Trungtâm thông tin thư viện là những đơn vị hoạt động độc lập, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ cụ thể dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Uỷ ban KHKT tỉnh, có tài khoản con dấu riêng. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở các ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi cũng đã được bổ sung, tăng cường nhiều hơn so với những năm trước. Từ cuối năm 1986 trở đi, Uỷ ban KHKT được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quyền chủ động trực tiếp quản lý vốn khoa học kỹ thuật của tỉnh. Các đề tài, dự án được triển khai thực hiện theo cơ chế ký hợp đồng kinh tế trực tiếp với Uỷ ban KHKT thay cho việc ra quyết định chỉ định như trước đây.

Ngày mới tái lập tỉnh, tổng số cán bộ cơ quan có 22 người (14 người trình độ đại học, còn lại là trung cấp và nhân viên hành chính), trong đó Văn phòng Sở 6 người, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 12 người, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 4 người. Uỷ ban KHKT tỉnh lúc này có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước các hoạt động khoa học và kỹ thuật, thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ ở địa phương nhằm nâng cao đời sống của nhân dânvới các nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch KHKT của địa phương phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế,xã hội của Đảng và Chính phủ trong từng thời kỳ; Hướng dẫn xây dựng và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch KHKT của các ngành các cấp trong tỉnh; Quản lý điều tra cơ bản, bảo vệ môi trường của địa phương; Xây dựng hệ thống và thực hiện quản lý tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hoá; Tổ chức và quản lý kỹ thuật sản xuất, sáng kiến sáng chế; Tổ chức công tác thông tin phổ biến KHKT; Nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc, kiện toàn hệ thống tổ chức hoạt động KHKT ở địa phương; Tham gia xét duyệt các dự án phát triển kinh tế xã hội; Tham gia xây dựng tiềm lực KHKT ở địa phương; Quản lý công tác hợp tác KHKT trong và ngoài nước; Thực hiện công tác kiểm tra Nhà nước về KHKT trên địa bàn tỉnh và thường trực Hội đồng KHKT tỉnh.

Hệ thống tổ chức Khoa học, công nghệ và môi trường ở các ngành, huyện thị cũng từng bước được hình thành, mỗi huyện có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về khoa học công nghệ và môi trường nằm trong Phòng Kế hoạch hoặc Phòng Nông nghiệp. Hầu hết các ngành đều có cán bộ chuyên trách công tác khoa học công nghệ và môi trường,Một sốngành đã thành lập Trung tâm Khoa học kỹ thuật, hoặc Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường như ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Quân sự.

Từ năm 1994 trở đi, Sở KHCN&MT thực hiện theo chức năng nhiệm vụ mới. Ngoài chức năng tổ chức quản lý nhà nước về các hoạt động khoa học và công nghệ còn thêm chức năng quản lý môi trường, với các nhiệm vụ cụ thể sau: Tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; Trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch các nhiệm vụ khoa học công nghệ và môi trường; Hoạt động tham mưu tư vấn và tổ chức quản lý, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đời sống; Quản lý, phát triển công nghệ tại địa phương; Tổ chức hoạt động, quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm; Quản lý sở hữu công nghiệp, sáng kiến sáng chế; Tổ chức các hoạt động thông tin KHCN&MT; Xây dựng kế hoạch và tạo nguồn vốn cho hoạt động KHCN&MT; Thực hiện thanh tra nhà nước về KHCN&MT; Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng KH&CN tỉnh; Xây dựng, phát triển, quản lý nhân lực, vật lực của ngành có hiệu quả.

Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ và môi trường trong thời kỳ mới và thực hiện thắng lợi Nghị Quyết 06/NQ-TU, công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ của Sở thời kỳ này cũng đã được quan tâm đúng mức. Đến cuối năm 1997, tổng số cán bộ công nhân viên của Sở KHCN&MT đã lên đến 53 người, trong đó có hơn 2/3 đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, số còn lại là các nhân viên hành chính phục vụ. 100% cán bộ chủ chốt ở các phòng và các đơn vị trực thuộc Sở đều có trình độ đại học. Công tác tổ chức tiếp tục được kiện toàn và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ như: chuyển nhiệm vụ quản lý sở hữu công nghiệp của phòng Thông tin sở hữu công nghiệp sang phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ, đổi tên phòng Thông tin sở hữu công nghiệp thành phòng Thông tin – Thư viện.

Xem thêm: Viện Hàn Lâm Khoa Học Viện Khoa Học Xã Hội Tại Đà Nẵng, The Cham Of Vietnam: History, Society And Art

Cùng với việc đổi tên Sở và thay đổi chức năng nhiệm vụ, các đơn vị trực thuộc cũng được thay đổi tên gọi. Trung tâm Phát triển KH&CN đổi tên thành Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đổi tên thành Trung tâm Phân tích Thử nghiệm Hiệu chuẩn.Thanh tra Sở KHCN&MT đổi tên thành Thanh tra Sở KH&CN. Tách nhiệm vụ quản lý công nghệ ra khỏi phòng Quản lý KH&CN, đổi tên phòng Quản lý KH&CN thành phòng Quản lý Khoa học và thành lập Phòng Quản lý Công nghệ. Cơ cấu tổ chức Sở KH&CN lúc này gồm: Văn phòng, Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Quản lý Công nghệ, Thanh tra, và 4 đơn vị trực thuộc là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và Trung tâm Phân tích Thử nghiệm Hiệu chuẩn.Tháng 7 năm 2007 thực hiện quyết định UBND tỉnh chuyển bộ phận tin học thuộc Trung tâm Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sang Sở Bưu chính viễn thông. Bộ phận Thông tin – Tư liệu về Sở và thành lập Phòng Thông tin – Tư liệu trực thuộc Sở KH&CN.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *