Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề thi

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

*

Giải bài tập SGK Hóa học 12 hay nhất

Với giải bài tập Hóa học lớp 12 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Hóa học 12. Bên cạnh đó là các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 và bộ bài tập trắc nghiệm theo bài học cùng với trên 100 dạng bài tập Hóa học 12 với đầy đủ phương pháp giải giúp bạn ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa lớp 12.

Đang xem: Tải Sách Giáo Khoa Hóa Học 12 Cơ Bản

Chương 1: Este – Lipit

Chương 2: Cacbohiđrat

Chương 3: Amin, amino axit và protein

Chương 4: Polime và vật liệu polime

Chương 5: Đại cương về kim loại

Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 1: Este

Video Giải bài tập Hóa 12 Bài 1: Este – Cô Phạm Thị Thu Phượng

Bài 1 (trang 7 SGK Hóa học 12): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) trong mỗi ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol.

b) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm COO-.

c) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n≥2.

d) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este.

e) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este.

Lời giải:

a) S vì có một số este được điều chế bằng phương pháp điều chế riêng, ví dụ: vinyl axetat.

b) S vì phân tử este không có nhóm COO- (chỉ có RCOO-)

c) Đ

d) Đ

e) S vì axit có thể là axit vô cơ. Câu đúng phải là: “Sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol là este.”

Bài 2 (trang 7 SGK Hóa học 12): Ứng với công thức C4H8O2 có bao nhiêu este là đồng phân của nhau?

A. 2; B. 3; C. 4; D. 5

Lời giải:

Đáp án C.

Có 4 đồng phân của este C4H8O2.

*
*

Bài 3 (trang 7 SGK Hóa học 12): Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2 Na. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3

C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H5

Lời giải:

Đáp án C.

Y có CTPT C2H3O2Na ⇒ CTCT của Y là CH3COONa

Như vậy X là : CH3COOC2H5

Bài 4 (trang 7 SGK Hóa học 12): Khi thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOh thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y, Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là:

A. Etyl axetat B. Metyl axetat.

C. Metyl propionat D. Propyl fomat.

Lời giải:

– Đáp án A.

– Vì Z có tỉ khối hơi so với H2 nên suy ra Z có thể ở dạng hơi. Do đó, Z là rượu.

CTPT của este X có dạng CnH2nO2 nên X là este no đơn chức mạch hở. Do đó, Z là rượu no đơn chức. Gọi CTPT của Z là CmH2m + 2O

Ta có:

*

MZ = 14m + 18 = 46 ⇒ m = 2

Do đó: Z là: C2H5OH ⇒ X là: CH3COOC2H5

Bài 5 (trang 7 SGK Hóa học 12): Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit và môi trường bazơ khác nhau ở điểm nào?

Lời giải:

– Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch, este vẫn còn, nổi lên trên bề mặt dung dịch.

*

– Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều, este phản ứng hết.Phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

*

Bài 6 (trang 7 SGK Hóa học 12): Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước.

a) Xác định công thức phân tử của X.

b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.

Lời giải:

a) Ta có:

*

Vì nCO2 = nH2O ⇒ X là este no đơn chức mạch hở. Gọi CTPT của este X là CnH2nO2

*

⇔ 3(14n + 32) = 74n ⇒ n = 3

⇒ Công thức phân tử của este X là C3H6O2

b) Ta có:

*

Gọi CTPT của X là RCOOR1.

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH

nR1OH = nX = 0,1.

Y là rượu R1OH, Z là muối RCOONa

MR1OH = 3,2 : 0,1 = 32 ⇒ R1 = 15: -CH3

⇒ Y là: CH3OH

Do đó este X là: CH3COOCH3 và muối Z là: CH3COONa.

nZ = 0,1 (mol) ⇒ mZ = 0,1.82 = 8.2(g)

Công thức cấu tạo của X:

*

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 2: Lipit

Bài 1 (trang 11 SGK Hóa học 12): Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?

Lời giải:

– Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Khoa Học Huế Điểm Chuẩn Đại Học Khoa Học, Điểm Chuẩn Trường Đại Học Khoa Học

Công thức cấu tạo chung của chất béo là:

*

trong đó R1, R2, R3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

– Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:

+ Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng.

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

+ Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

Bài 2 (trang 11 SGK Hóa học 12): Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Lời giải:

– Đáp án C.

– Bởi vì: Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon.

Bài 3 (trang 11 SGK Hóa học 12): Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.

Lời giải:

*
*
*

Bài 4 (trang 11 SGK Hóa học 12): Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.

Lời giải:

Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)

Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

⇒ Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH

⇒ x =

*

= 6

Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

Bài 5 (trang 12 SGK Hóa học 12): Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

Lời giải:

Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo

⇒ nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 mol

⇒ naxit stearic = nKOH = 0,125.10-3 mol

(axit stearic: C17H35COOH) ⇒ maxit stearic = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3g

⇒ Lượng tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645 g

n(C17H35COO)3C3H5 =

*

= 1,0837.10-3 mol

Phương trình hóa học

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

⇒ nKOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 mol

Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10-3. 56 ≈ 182.10-3g = 182mg

Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là 182 + 7 = 189

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Bài 1 (trang 15 SGK Hóa học 12): Xà phòng là gì?

Lời giải:

Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.

Bài 2 (trang 15 SGK Hóa học 12): Ghi Đ (đúng ) hoặc S (sai ) vào ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.

b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.

c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng.

d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt tổng hợp.

Lời giải:

a. Đ

b. S. Câu đúng phải là “muối natri hoặc kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng”.

c. Đ

d. Đ

Bài 3 (trang 15 SGK Hóa học 12): Một loại mỡ động vật chứ 20% tristearoylglixerol m, 30% tripanmitoylgrixerol và 50 % trioleoylgixerol (về khối lượng)

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.

Xem thêm: Khóa Học Khai Báo Thuế, Quyết Toán Thuế, Khóa Học Khai Báo Thuế

b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *