Quy trình nghiên cứu khoa học là vấn đề đầu tiên mà bạn đọc cần quan tâm. Các bạn đọc ở đây thường là những nghiên cứu sinh bậc sau đại học, hoặc các bạn sinh viên năm cuối, trước khi tốt nghiệp khóa học, hoặc các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.Chuẩn bị trước các bước cho quá trình thực hiện luận văn, luận án. Chúng tôi đề xuất quy trình nghiên cứu tổng quát gồm 6 bước (Hình 3.1):

*

Bước 1 – Tiếp cận nghiên cứu, người đọc phải trả lời câu hỏi:

“Tại sao tôi lại thực hiện nghiên cứu?”“Hiện tại, tôi thực hiện nghiên cứu để giải quyết vấn đề nào của doanh nghiệp?”“Nghiên cứu thực hiện sẽ hỗ trợ hình thành giải pháp nào cho công ty, doanh nghiệp, ngân hàng…?”…Hoặc người đọc có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm ra vấn đề. Chuyên gia có thể là cấp trên, ban lãnh đạo hoặc các nhà nghiên cứu lâu năm (thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư…).Phân tích số liệu thứ cấp sẽ mang lại cái nhìn thực tế về vấn đề tồn đọng.Kết quả của Bước 1 là “Lý do nghiên cứu”. Bao gồm lý do thực tiễn và lý do lý thuyết.

Đang xem: Quy Trình Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở Và Cấp Sinh Viên

Bước 2 – Xác định vấn đề bằng việc xác định:

Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Từ đó trình bày những câu hỏi nghiên cứu.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng của nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát là ai? Phạm vi không gian ở đâu và thời gian trong bao lâu? Phạm vi dữ liệu sơ cấp/thứ cấp trong giai đoạn nào?Ý nghĩa sau khi thực hiện nghiên cứu: Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý thuyết.Và kết cấu của nghiên cứu. Đối với luận án định tính thường có kết cấu 3 chương. Còn với luận án mang tính chất định lượng thường có kết cấu 5 chương.Ví dụ: Kết cấu 5 chương của luận án thực hiện theo hướng định lượng:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu;Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thang đo;Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận.

Ví dụ: Kết cấu 3 chương của luận án thực hiện theo hướng định tính:

Giới thiệu;
Chương 1: Cơ sở lý luận;Chương 2: Phân tích thực trạng;Chương 3: Đề xuất giải pháp;
Kết luận.

Bước 3 – Thiết kế nghiên cứu sẽ thực hiện những công việc bao gồm:

Xác định cơ sở lý thuyết, những lý thuyết liên quan có sử dụng trong nghiên cứu. Đặc biệt là lý thuyết cơ bản, lý thuyết “xương sống” của nghiên cứu cần phải được trình bày trọng tâm, chi tiết.Lược khảo, trình bày các nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước. Đây là phần giúp củng cố thêm cho những lý thuyết đã được trình bày trước đó. Qua đó cho thấy tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực hiện tại. Vì vậy, cần phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và tính cập nhật của những nghiên cứu liên quan này.Trình bày bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, tổ chức đi trước. Điều lưu tâm là chọn doanh nghiệp, tổ chức nào cho phù hợp? Đơn giản là lựa chọn dựa trên sự tương thích về quy mô, tầm ảnh hưởng, doanh số, sản lượng, tầm nhìn, trình độ, chiến lược… Nhưng tại sao doanh nghiệp, tổ chức đó lại hoàn thành được mục tiêu và kết quả mà nghiên cứu hay doanh nghiệp, tổ chức hiện tại đang hướng đến.Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cũng như đặt ra các giả thuyết mà nghiên cứu cần kiểm định. Đây là kết quả quan trọng cần phải đạt được.Trình bày chi tiết lại quy trình nghiên cứu bằng hình ảnh. Công cụ Microsoft Visio hỗ trợ tuyệt đối để bạn có thể trình bày những hình ảnh, biểu tượng trực quan. Đi kèm với mọi hình ảnh, bảng biểu đều cần lời trích dẫn và giải thích ý nghĩa. Như vậy, nghiên cứu mới có tính liên kết và tuần tự cao.Thiết kế bảng câu hỏi (hay thang đo) bao gồm: Bảng câu hỏi nháp hay Thang đo nháp;Bảng câu hỏi sơ bộ hay Thang đo sơ bộ;Và Bảng câu hỏi chính thức hay Thang đo chính thức.

Xem thêm: Bộ Phận Đào Tạo Sau Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đào Tạo Sau Đại Học

Bước 6 – Kết luận & Báo cáo

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiền khả thi, hàm ý những chính sách mới cho doanh nghiệp, tổ chức…Nỗ lực riêng của doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu là chưa đủ. Cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng thông qua hệ thống chính sách, pháp luật. Vì thế, cần nêu lên kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền.Vấn đề sai sót nghiên cứu khó tránh khỏi nên việc trình bày những hạn chế là cần thiết. Cũng như, từ đó, đề xuất hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo là phần không thể thiếu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *