Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Đang xem: Quy Định Về Quỹ Khoa Học Công Nghệ Của Doanh Nghiệp

 

1. Quy định chung về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Theo Thông tư liên tịch số 12/2016 thì Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có thể được tổ chức dưới hình thức:
Với hai trường hợp này, doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra Quyết định.
+ Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế: Tùy khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn mà trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế để lập Quỹ đối với doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với các doanh nghiệp khác thì tự quyết định mức trích nhưng không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
+ Sự điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ xuống công ty con hoặc công ty thành viên và ngược lại. Chỉ điều chuyển Quỹ đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn trừ trường hợp chuyển cho công ty mẹ hoặc công ty con ở nước ngoài.
– Thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ: Quỹ phải bố trí vốn đối ứng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh trên cơ sở các hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký. Mặt khác, còn phải chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
– Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo Thông tư liên tịch số 12 gồm: Chi trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật; mua quyền sử dụng, quyền sở hữu; mua máy móc thiết bị kèm theo công nghệ chuyển giao; trả tiền công, thuê chuyên gia; chi cho các hoạt động sáng kiến; chi đánh giá, thử nghiệm, quảng cáo; chi nghiên cứu sản phẩm mới nhưng không tiêu thụ được.
– Đào tạo nhân lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp và hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ theo quy định.
Thông tư liên tịch số 12/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn việc quản lý tài chính của Quỹ; quản lý tài sản hình thành từ quỹ; xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng mục đích; quản lý Quỹ khi có thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp. Ngoài ra, còn quy định việc yêu cầu Quỹ Khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địa phương hỗ trợ và hoạt động báo cáo, trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ.
MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ – BỘ TÀI CHÍNH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHI VÀ QUẢN LÝ QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆCỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008, Luậtsửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số32/2013/QH13 ngày 19tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệsố 29/2013/QH13 ngày 18tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầutư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CPngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CPngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học vàCông nghệ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CPngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệvà Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ củadoanh nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viĐiều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh: Thông tư này hướngdẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Quỹ).

2. Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệpđược thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là doanh nghiệp),các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. “Quy chế khoa học và công nghệ củadoanh nghiệp” là quy chế do doanh nghiệp xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếunhư: xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụkhoa học và công nghệ do doanh nghiệp thực hiện. Quy chế khoa học và công nghệcủa doanh nghiệp được hướng dẫn tại Mẫu số 01 củaPhụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. “Các tổ chức, doanh nghiệp trongnước và ngoài nước thực hiện hợp tác nghiên cứu” là các tổ chức, doanh nghiệpđược thành lập theo quy định của pháp luật và có chức năng, nhiệm vụ, năng lựcnghiên cứu, sản xuất phù hợp chuyên ngành cần hợp tác nghiên cứu.

3. “Cá nhân trong nước và ngoài nướcthực hiện hợp tác nghiên cứu” là các cá nhân có trình độ và năng lực nghiên cứukhoa học, hoặc có trình độ và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ, hoặccó tiềm lực tài chính.

Điều 3. Hình thứctổ chức của Quỹ

1. Quỹ có thể tổchức dưới một trong hai hình thức như sau:

a) Thành lập tổ chức không có tư cáchpháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.

b) Không thành lập tổ chức Quỹ và docán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.

2. Hình thức tổ chức của Quỹ do cấpcó thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.

3. Khi doanh nghiệp thành lập Quỹtheo một trong hai hình thức quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửiQuyết định thành lập Quỹ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày cóquyết định thành lập Quỹ.

Doanh nghiệp gửi Quy chế khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp, Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế nơidoanh nghiệp đóng trụ sở chính cùng thời Điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹtrong kỳ trích lập đầu tiên.

Điều 4. Nguồnhình thành Quỹ

Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:

1. Thu nhập tính thuế thu nhập doanhnghiệp trong kỳ tính thuế, cụ thể:

a) Từ 3% đến 10% thu nhập tính thuếthu nhập doanh nghiệp trong kỳ để lập Quỹ đối với doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệtrích cụ thể căn cứ vào khả năng và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho hoạt độngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

b) Tự quyết định mức trích cụ thể nhưngtối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đối vớicác doanh nghiệp không thuộc đối tượng tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

c) Thu nhập tính thuế thu nhập doanhnghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.

2. Điều chuyển từQuỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ xuống Quỹphát triển khoa học và công nghệ của các công ty con hoặc doanh nghiệp thànhviên; Điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con,doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng côngty, công ty mẹ.

Việc Điều chuyển và tỷ lệ Điều chuyểnnguồn giữa các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹvới các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệpthành viên và ngược lại do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thànhviên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ, nhu cầu đầu tư cho hoạt động khoa học vàcông nghệ tại các công ty con, doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạchphát triển khoa học và công nghệ của toàn hệ thống.

Việc Điều chuyển Quỹ quy định tại Khoảnnày chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công tymẹ sở hữu 100% vốn.

Việc Điều chuyển Quỹ quy định tại Khoảnnày không áp dụng đối với các trường hợp sau:

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài Điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài;

– Công ty mẹ ở Việt Nam Điều chuyểncho công ty con ở nước ngoài.

Điều 5. Trách nhiệmvà quyền hạn của tổ chức, cá nhân quản lý Quỹ

1. Sử dụng Quỹ do doanh nghiệp thànhlập, công ty con, công ty thành viên đóng góp theo đúng quy định và hiệu quả.

2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyềncủa doanh nghiệp phê duyệt kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Quỹ, kế hoạchhoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (bao gồm cả hoạt động khoa họcvà công nghệ của công ty thành viên, công ty con trong trường hợp là Quỹ của tổngcông ty, công ty mẹ) và chi hoạt động quản lý Quỹ.

3. Quản lý và sử dụng Quỹ để thực hiệncác hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (bao gồm cả hoạt động khoahọc và công nghệ của công ty thành viên, công ty con trong trường hợp là Quỹ củatổng công ty, công ty mẹ) theo kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ đã đượcphê duyệt.

4. Kiểm tra, tổ chức đánh giá việc thựchiện các hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí của Quỹ.

5. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyềncủa doanh nghiệp quyết định việc Điều chuyển nguồn giữa các Quỹ theo quy định tạiKhoản 2 Điều 4 Thông tư này.

6. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyềncao nhất của doanh nghiệp quyết định việc ủy thác hoặc nhận ủy thác của các Quỹphát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khác để thựchiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với hoạt động khoa học và côngnghệ của doanh nghiệp.

7. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyềncủa doanh nghiệp các nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệcủa doanh nghiệp.

8. Phối hợp với cơ quan quản lý nhànước trong việc thanh tra, kiểm tra việc thành lập, tổ chức và quản lý, sử dụngQuỹ theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện báo cáo về trích, Điềuchuyển và sử dụng Quỹ, gửi cơ quan thuế và Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệpđóng trụ sở chính.

Điều 6. Hội đồngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp

1. Căn cứ vào tính chất và quy mô củanhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quy định tại Quy chế khoahọc và công nghệ của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồngthành viên hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc (người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp) quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ của doanhnghiệp để đánh giá xét chọn, thẩm định nội dung và kinh phí của nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ.

2. Thành viên của Hội đồng khoa họcvà công nghệ của doanh nghiệp là người có kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp,tài chính và trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệmà nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất giải quyết.

Thành phần Hội đồng khoa học và côngnghệ của doanh nghiệp để đánh giá xét chọn hoặc nghiệm thunhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đảm bảo có ít nhất 50% số thành viên khôngcông tác tại cơ quan chủ trì nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 02 thành viên là cácchuyên gia có uy tín, trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểusâu chuyên ngành khoa học và công nghệ được giao tư vấn, thành viên còn lại làcác nhà quản lý của doanh nghiệp.

Trong trường hợp thành viên của Hội đồngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp không đủ năng lực, doanh nghiệp có thểthuê chuyên gia để tham gia đánh giá.

Số lượng thành viên của Hội đồng khoahọc và công nghệ được quyết định căn cứ theo quy mô, mức độ phức tạp của nhiệmvụ khoa học và công nghệ, nhưng tối thiểu là 05 thành viên.

3. Mỗi Hội đồng khoa học và công nghệcủa doanh nghiệp có thể tư vấn cho một hoặc một số nhiệm vụ khoa học và côngnghệ (trong trường hợp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cùng lĩnh vực).

4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp công khai minh bạch, độc lập, kháchquan. Ý kiến của các thành viên Hội đồng và kiến nghị của Hội đồng phải được lậpthành văn bản. Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn củamình.

5. Quy trình đánh giá xét chọn, thẩmđịnh nội dung, kinh phí và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệđược quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

6. Kết quả thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp được Hội đồng khoa học và công nghệ củadoanh nghiệp tổ chức đánh giá nghiệm thu theo đúng quy định tại Quy chế khoa họcvà công nghệ của doanh nghiệp.

Chương II

NỘI DUNG CHI CỦAQUỸ

Điều 7. Thực hiệncác nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nguồn vốn của Quỹ dùng để thực hiệncác nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau đây:

1. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh.

Quỹ thực hiện bố trí kinh phí đối ứngtheo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ,cấp tỉnh trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đượcký kết và thuyết minh nhiệm vụ đã được phê duyệt.

2. Thực hiện nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp.

a) Các nhiệm vụ khoa học và công nghệcủa doanh nghiệp được thực hiện theo Quy chế khoa học và công nghệ của doanhnghiệp.

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cótiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường,tính mạng, sức khỏe con người, trước khi ứng dụng vào sản xuất và đời sống đượcthực hiện theo quy định của Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06 tháng 3 năm2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm địnhkết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ được chi cho các nội dung đã được Hội đồng khoa học và công nghệ củadoanh nghiệp thẩm định và theo quy định tại Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ;

c) Định mức chi cho các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ của doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xây dựng,quyết định ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật;

d) Khoán chi đến sản phẩm cuối cùnghoặc khoán chi từng phần đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy địnhtại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và được quyền áp dụng theoquy định của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 8. Hỗ trợphát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

1. Trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuậtcho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Xây dựng các tổ chứcnghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm,thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạtầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động khoa họcvà công nghệ; chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất – kỹthuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ; chi khác phụcvụ phát triển khoa học và công nghệ; các hệ thống quản lýchất lượng của doanh nghiệp.

Việc đầu tư xây dựng các tổ chứcnghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm,thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạtầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động khoa họcvà công nghệ được thực hiện theo quy trình và thủ tục củacác dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phê duyệt theo quyđịnh.

2. Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu:Bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế kỹthuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lýhóa sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; giống cây trồng; kiểu dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩmcó liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khoa học và côngnghệ của doanh nghiệp;

Các công nghệ thuộc Danh Mục công nghệhạn chế chuyển giao chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chuyển giao công nghệ.

Việc mua quyền sử dụng, quyền sở hữuthực hiện dựa trên một trong hai cơ sở sau:

a) Thuyết minh nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ được Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp xét chọn, thẩm địnhvề nội dung và kinh phí theo Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

b) Hợp đồng mua bán hoặc Hợp đồngchuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu giữa doanh nghiệp và cá nhân, tổ chứccó quyền sử dụng, quyền sở hữu.

3. Mua máy móc, thiết bị có kèm theocác đối tượng chuyển giao công nghệ theo quy định của Luậtchuyển giao công nghệ (trừ trường hợp đối với các công nghệ thuộc Danh Mục côngnghệ hạn chế chuyển giao chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp giấy phép chuyển giao công nghệ) để thay thế mộtphần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơnnhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩmmới của doanh nghiệp.

Việc đầu tư mua máy móc, thiết bị cókèm theo các đối tượng chuyển giao công nghệ được thực hiệntheo quy trình và thủ tục của các dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền củadoanh nghiệp phê duyệt theo quy định.

4. Trả tiềncông, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ đểthực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

5. Chi cho các hoạt động sáng kiến.

a) Các sáng kiến do cơ quan, tổ chứccông nhận theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và theo quy định của pháp luật có liênquan.

b) Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụngkinh phí từ Quỹ, căn cứ vào Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, hợpđồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, cấp có thẩmquyền của doanh nghiệp quyết định mức chi trả cho các hoạt động sáng kiến đượccông nhận theo quy định.

c) Nội dung chi cho hoạt động sáng kiếnthực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến.

6. Chi cho đánh giá, thử nghiệm, kiểmchuẩn; chi phí quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng kýquyền sở hữu trí tuệ.

7. Các Khoản chi nghiên cứu thực hiệndự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng sản phẩm mới không tiêu thụ đượchoặc các dự án này không tiếp tục triển khai và được Hội đồngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp xác định vì nguyên nhân khách quan.

Điều 9. Đào tạonhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

1. Hoạt động đào tạo nhân lực khoa họcvà công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo các nội dung và hình thức đàotạo, bồi dưỡng như sau:

a) Đào tạo bằng cấp tại các cơ sởgiáo dục đại học;

b) Đào tạo theo nhóm nghiên cứu;

c) Đào tạo chuyên gia trong các lĩnhvực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng Điểm, các lĩnh vực khoa học và côngnghệ mới;

d) Nghiên cứu sau đại học;

đ) Bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý khoa học vàcông nghệ.

2. Việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiệnthông qua các hình thức ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài; thực tập,làm việc ở các tổ chức khoa học và công nghệ có uy tín trong nước và nướcngoài; tham gia triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựngkế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ và dự toán cho hoạt động đào tạonhân lực khoa học và công nghệ hàng năm và được cấp có thẩm quyền của doanhnghiệp phê duyệt.

4. Nội dung chi cho các hoạt động đàotạo nhân lực khoa học và công nghệ được quy định tại Quy chế chi tiêu, sử dụngQuỹ.

5. Định mức chi cho các hoạt động đàotạo nhân lực khoa học và công nghệ được áp dụng các quy định hiện hành của Nhànước về định mức chi cho đào tạo. Đối với các nội dung chi chưa có định mức docơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xâydựng và ban hành định mức chi áp dụng cho doanh nghiệp để thựchiện.

Điều 10. Hoạt độnghợp tác về khoa học và công nghệ

1. Các hoạt động hợp tác về khoa họcvà công nghệ với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước:Hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ trong nước và ngoài nước; các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứuchung theo lĩnh vực khoa học và công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.

2. Hình thức hợp tác về khoa học vàcông nghệ

a) Tùy theo các lĩnh vực hợp tác vềkhoa học và công nghệ, doanh nghiệp hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổchức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước được thực hiện theo các hìnhthức như sau:

– Đặt hàng nghiên cứu khoa học cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hình thức hợp đồngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Chuyển giao công nghệ theo hợp đồngchuyển giao công nghệ;

– Đào tạo nhằm nâng cao trình độ,năng lực khoa học và công nghệ theo hợp đồng đào tạo;

– Thuê tư vấn vềđổi mới công nghệ theo hợp đồng tư vấn;

– Hợp tác nghiên cứu khoa học và côngnghệ nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cụ thể hoặc theo các lĩnhvực khoa học và công nghệ thuộc cụm ngành, chuỗi sản xuất các sản phẩm mang lạilợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp;

b) Đối với các hình thức hợp tác vềkhoa học và công nghệ nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp có tráchnhiệm xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ này thực hiện quy trình xét chọn, thẩm định nội dung và kinh phí,đánh giá nghiệm thu theo quy định của Quy chế khoa học và công nghệ của doanhnghiệp.

3. Các hoạt động hợp tác về khoa họcvà công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên

Các hoạt động nghiên cứu, triển khaivề khoa học và công nghệ theo các danh Mục thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệđược nhà nước khuyến khích, ưu tiên như Danh Mục công nghệ cao được ưu tiên đầutư phát triển và Danh Mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triểntheo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp thực hiện các hoạt độngkhảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ ngoài nước ưu tiên thực hiện theoquy định tại Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nướcngoài đến năm 2020 sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định;

Doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ hợptác nghiên cứu chung với nước ngoài được ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ kinhphí theo quy định tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hợp tác nghiên cứu song phươngvà đa phương về khoa học và công nghệ.

Điều 11. Hoạt độngquản lý Quỹ

1. Nội dung chi phục vụ hoạt động quảnlý Quỹ bao gồm:

a) Chi lương và các Khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế vàcác Khoản đóng góp theo quy định;

b) Chi phụ cấp cho các cán bộ kiêm nhiệm;

c) Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có);

d) Chi mua sắm, sửa chữa vật tư vănphòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;

đ) Chi thanh toán dịch vụ công cộngphục vụ hoạt động của Quỹ;

e) Chi cho các hoạt động của Hội đồngkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

g) Chi phí thuê chuyên gia đánh giácho Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

h) Chi các Khoản công tác phí phátsinh đi làm các nhiệm vụ của Quỹ;

i) Các Khoản chi khác có liên quan đếnhoạt động của Quỹ.

2. Định mức chi hoạt động quản lý Quỹvà tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệpquyết định.

Chương III

QUẢN LÝ QUỸ

Điều 12. Quản lýtài chính Quỹ

1. Cấp có thẩm quyền của doanh nghiệpban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mứcchi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạchtài chính và Báo cáo về trích lập, Điều chuyển và sử dụnghàng năm của Quỹ.

Xem thêm: (Doc) Chính Trị Vừa Là Khoa Học Vừa Là Nghệ Thuật, Đề Cương Chính Trị Học

2. Quỹ chỉ được sử dụng cho hoạt độngđầu tư khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Thông tư này. Doanh nghiệp không được sửdụng nguồn vốn của Quỹ để đầu tư cho các hoạt động kháckhông gắn với việc phát triển khoa học và công nghệ của doanhnghiệp hoặc chi trùng lắp cho các hạng Mục kinh phí của các nhiệm vụ khoa họcvà công nghệ đã được tài trợ bởi các nguồn vốn khác.

3. Trong quá trình hoạt động, trườnghợp tổng công ty, công ty mẹ cần sử dụng nguồn Quỹ của các công ty con, công tythành viên và ngược lại, tổng công ty, công ty mẹ có thể quyếtđịnh Điều chuyển nguồn Quỹ để đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho hoạt động khoa họccông nghệ của toàn hệ thống. Quyết định phải ghi rõ năm trích lập của nguồn Quỹđược Điều chuyển.

4. Các Khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủhóa đơn, chứng từ theo quy định.

5. Các Khoản chi đã được bảo đảm từnguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không được hạchtoán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

6. Trường hợp trong năm bất kỳ, doanhnghiệp có nhu cầu sử dụng cho hoạt động khoa học công nghệ vượt mức số dư hiệncó tại Quỹ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã trích Quỹ đượclựa chọn hoặc lấy từ số trích lập Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số cònthiếu hoặc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Điều 13. Quản lýtài sản hình thành từ Quỹ

1. Đối với tài sản cố định nêu tạiKhoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 của Thông tư này, doanh nghiệp phải lập hồsơ tài sản cố định để theo dõi quản lý theo quy định của Bộ Tài chính và khôngphải trích khấu hao tài sản cố định. Các tài sản khác, doanh nghiệp phải tổ chứcquản lý theo dõi theo quy định, đảm bảo sử dụng đúng Mục đích.

2. Các tài sản cố định đã được đầu tưtừ nguồn vốn của Quỹ, nếu doanh nghiệp có thực hiện sửa chữa, nâng cấp thì tiếptục sử dụng nguồn quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp để chi trả.

3. Trường hợp tài sản cố định đã đượcđầu tư từ nguồn vốn của Quỹ chưa hết hao mòn, nếu chuyển giao cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thì phần giá trị còn lại của tài sản cố định phải hạchtoán vào thu nhập khác và phần giá trị còn lại của tài sản cố định đó đượctrích khấu hao, tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanhnghiệp.

4. Trường hợp tài sản cố định đượchình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và phát triển công nghệ củadoanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này chuyển giao phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thì xác định giá trị của tài sản cố định phải hạchtoán vào thu nhập khác và phần giá trị của tài sản đó được trích khấu hao, tínhvào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Trường hợp tài sản cố định nêu tạiKhoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 được Điều chuyển nguồn theo quy định tại Khoản2 Điều 4 của Thông tư này, doanh nghiệp phải xác định giá trị còn lại đểĐiều chỉnh tăng, giảm nguồn quỹ khoa học công nghệ khi Điều chuyển tài sản.

6. Các trường hợp thanh lý tài sản phụcvụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thực hiện theo quy địnhhiện hành.

Điều 14. Xử lýQuỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mụcđích

1. Số tiền đã sử dụng của Quỹ đượcxác định bằng tổng số tiền đã được quyết toán, số tiền đã tạm ứng và có đầy đủchứng từ nhưng chưa đủ Điều kiện quyết toán để thực hiện các hoạt động của Quỹtheo các nội dung quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 củaThông tư này và số tiền đã được Điều chuyển khỏi nguồn vốn của Quỹ quy định tạiKhoản 2 Điều 4 của Thông tư này.

2. Mức trích lập và sử dụng Quỹ đượctính theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước.

3. Trong thời hạn 05 năm, kể từ khitrích lập, tổng số tiền đã sử dụng và số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản,tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế không hết 70% số quỹ đã tríchlập kể cả nhận Điều chuyển (nếu có) thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nướcphần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phátsinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpdùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời giantrích lập Quỹ.

Lãi suất tính lãi đối với số thuế thuhồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳhạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thờiĐiểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.

4. Trong thời gian trích lập, doanhnghiệp sử dụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhànước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã trích lập Quỹmà sử dụng không đúng Mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanhnghiệp đó.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpdùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thờigian trích lập Quỹ.

Lãi suất tính lãi đối với số thuế thuhồi tính trên phần Quỹ sử dụng không đúng Mục đích là mức tính tiền chậm nộpthuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thờigian tính lãi là Khoảng thời gian kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm đến ngày nộptiền vào ngân sách nhà nước.

5. Doanh nghiệp không được tính trừvào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền lãi phát sinh từ sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

6. Trong thời gian trích lập, doanhnghiệp đang thuộc diện được ưu đãi thuế (được áp dụng thuế suất ưu đãi, được miễnthuế, giảm thuế) thì số tiền thuế thu hồi do Quỹ không được sử dụng, sử dụngkhông hết 70% hoặc sử dụng không đúng Mục đích được xác định trên số thu nhậpđã được áp dụng ưu đãi thuế tại thời Điểm trích lập Quỹ và tính lãi theo quy định.

7. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, số tiền trích lập Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng,sử dụng không hết 70% trong thời hạn 05 năm kể từ năm trích lập hoặc sử dụngkhông đúng Mục đích sẽ được xử lý như sau:

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Doanh nghiệp nhà nước trích Quỹtheo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, nếu Quỹ không được sử dụng,sử dụng không hết 70% số Quỹ đã trích lập kể cả nhận Điềuchuyển (nếu có) thì phải nộp một phần Quỹ chưa sử dụng hoặcsử dụng không hết về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹphát triển khoa học và công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanhnghiệp đăng ký nộp thuế.

Số tiền nộp về Quỹ phát triển khoa họcvà công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố được xác định tối thiểu bằng 20% số Quỹ đã trích lập không được sử dụng, sử dụng không hết70% số Quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển (nếu có).

– Tổng số tiền đã sử dụng và số tiềnnộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa họcvà công nghệ của các bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộpthuế không hết 70% số Quỹ đã trích lập kể cả nhận Điều chuyển (nếu có) thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhậpdoanh nghiệp tính trên số tiền Quỹ còn lại và phần lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp đó.

– Sau khi nộp các Khoản tiền theo quyđịnh nêu trên, số tiền trích lập Quỹ còn lại doanh nghiệp được thực hiện theoquy định.

* Ví dụ 1:

Tổng công ty X (doanh nghiệp Nhà nước),trong báo cáo trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ năm2021 có số liệu sau:

Năm 2016, Tổng công ty X trích lập quỹkhoa học công nghệ của doanh nghiệp 10% là 20 tỷ đồng. Đếnnăm 2021, Tổng công ty X mới sử dụng Quỹ cho hoạt động khoa học công nghệ là 10tỷ đồng (chiếm 50% số Quỹ đã trích lập). Số Quỹ doanh nghiệp sử dụng không hết70% Quỹ là 10 tỷ đồng (20 tỷ – 10 tỷ) và phải nộp một phần về Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ quốc gia hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ củacác bộ chủ quản, tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.

+ Giả sử Tổng công ty X nộp về Quỹphát triển khoa học và công nghệ quốc gia 40% số Quỹ chưa sử dụng hết là 4 tỷ đồng(40% x 10 tỷ). Như vậy, tổng số tiền Tổng công ty X đã sửdụng và nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia là: 14 tỷ đồng (10 tỷ + 4 tỷ) chiếm 70% số Quỹ đã trích lập nên số tiền trích lập Quỹ còn lại 6 tỷ đồng (20 tỷ -14 tỷ) doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụngtheo quy định.

+ Giả sử Tổng công ty X nộp về Quỹphát triển khoa học và công nghệ quốc gia 20% số Quỹ chưa sử dụng hết là 2 tỷ đồng(20% x 10 tỷ đồng). Như vậy, tổng số tiền Tổng công ty Xđã sử dụng và nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia là: 12 tỷ đồng(10 tỷ + 2 tỷ) chiếm 60% số Quỹ đã trích lập (ố Quỹđã trích lập) nên Tổng công ty X phải nộp phần thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền Quỹ còn lại 8 tỷ đồng (20tỷ – 12 tỷ) và số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanhnghiệp đó như sau:

Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp do sử dụng và nộp về Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia không hết 70% Quỹ(thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian trích lập Quỹ năm 2016 là20%) là:

8 tỷ đồng x 20%= 1,6 tỷ đồng.

Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp nêu trên là (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 nămlà 12%) là:

1,6 tỷ đồng x12% x 2 năm = 384 triệu đồng.

– Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước sửdụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phầnthuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà sử dụngkhông đúng Mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp đó.

b) Đối với các doanh nghiệp khác

– Các doanh nghiệp khác (không phảilà doanh nghiệp nhà nước) được quyền đóng góp vào các quỹphát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nơidoanh nghiệp đăng ký nộp thuế.

– Trường hợp doanh nghiệp không đónggóp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố hoặc có đónggóp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố nhưng Quỹkhông được sử dụng, sử dụng không hết 70% số quỹ (bao gồmcả phần có đóng góp vào quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phốnếu có) hoặc sử dụng Quỹ không đúng Mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngânsách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên Khoản thu nhập đã tríchlập Quỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng Mụcđích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

* Ví dụ 2 (đối với trường hợp doanhnghiệp không sử dụng hết Quỹ):

Công ty A, trong báo cáo trích lập vàsử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ năm 2021 có số liệu sau:

Năm 2016, Công ty A trích lập Quỹ khoahọc công nghệ của doanh nghiệp 10% là 2 tỷ đồng. Đến năm2021, Công ty A mới sử dụng Quỹ cho hoạt động khoa học công nghệ là 1,2 tỷ đồng(chiếm 60% số Quỹ đã trích lập). Số Quỹ doanh nghiệp sử dụngkhông hết 70% Quỹ là 0,8 tỷ đồng (2 tỷ đồng – 1,2 tỷ đồng).

+ Giả sử Công ty A nộp về Quỹ pháttriển khoa học và công nghệ tỉnh là 200 triệu đồng (0,2 tỷ). Như vậy, tổng sốtiền Công ty A đã sử dụng và nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh là:1,4 tỷ đồng (1,2 tỷ + 0,2 tỷ) chiếm 70% số Quỹ đã trích lập nên số tiền trích lậpQuỹ còn lại 0,6 tỷ đồng (2 tỷ – 1,4 tỷ) Công ty không phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

+ Giả sử Công ty A không nộp về Quỹphát triển khoa học và công nghệ tỉnh thì Công ty phải nộp thuế thu nhập doanhnghiệp đối với 0,8 tỷ đồng và số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanhnghiệp đó như sau:

Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp do sử dụng không hết 70% Quỹ (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thờigian trích lập Quỹ năm 2016 là 20%) là:

0,8 tỷ đồng x 20%= 160 triệu đồng.

Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp trên là (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là12%):

160 triệu đồng x12% x 2 năm = 38,4 triệu đồng.

* Ví dụ 3 (đối với trường hợp doanhnghiệp sử dụng Quỹ không đúng Mục đích):

Trường hợp này, xác định số tiền thuếvà số tiền lãi bị truy thu như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truythu do sử dụng không đúng Mục đích (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trongthời gian trích lập Quỹ năm 2016 là 20%):

50 triệu đồng x 20%= 10 triệu đồng.

Số tiền lãi phải nộp (theo mức tiềnchậm nộp):

10 triệu đồng x0,03%/ngày x 131 ngày = 393.000 đồng.

* Ví dụ 4 (đối với trường hợp doanhnghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tríchlập Quỹ):

Công ty C, trongbáo cáo trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ năm 2021 có sốliệu sau:

Năm 2016, Công ty C trích lập Quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp 10% là 2 tỷ đồng. Đến năm 2021, Công ty mới sử dụng Quỹ cho hoạt động khoa học công nghệ là1,2 tỷ đồng (chiếm 60% số Quỹ đã trích lập). Số tiền QuỹCông ty sử dụng không hết 70% Quỹ là 0,8 tỷ đồng (2 tỷ đồng – 1,2 tỷ đồng).

Giả sử tại thời Điểm trích lập Quỹnăm 2016, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi áp dụng tại Công tylà 10% và Công ty đang thuộc diện được ưu đãi giảm 50% số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp. Do Công ty sử dụng Quỹ không hết 70% và không nộp về Quỹ pháttriển khoa học công nghệ tỉnh nên Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đốivới số tiền quỹ đã trích nhưng không sử dụng hết và số lãi phát sinh trên số tiềnthuế thu nhập doanh nghiệp đó như sau:

Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp do sử dụng không hết 70% Quỹ là:

0,8 tỷ đồng x10% x 50% = 40 triệu đồng.

Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp trên là (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là12%):

40 triệu đồng x12% x 2 năm = 9,6 triệu đồng.

* Ví dụ 5:

Năm 2016, Công ty D trích lập quỹkhoa học và công nghệ là 2 tỷ đồng và năm 2017 Công ty trích lập tiếp 2,5 tỷ đồng.Trường hợp đến năm 2021 Công ty D đã sử dụng cho nghiên cứu khoa học là 1,8 tỷđồng bằng 90% số tiền quỹ đã trích Quỹ của năm 2016. Khi đó số dư Quỹ còn lại củanăm 2016 là 0,2 tỷ đồng (sau khi đã sử dụng hết 90% số trích lập cho hoạt độngkhoa học và công nghệ của công ty theo quy định), Công ty được tiếp tục sử dụngcho hoạt động khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp trong các năm tiếp vàkhông bị truy thu, không bị tính lãi nhưng vẫn phải theo nguyên tắc trích trướcsử dụng trước.

Giả sử trong năm 2022, Công ty khôngsử dụng quỹ cho nghiên cứu khoa học thì số trích lập không sử dụng bị truy thuthuế thu nhập doanh nghiệp và lãi chậm nộp là 2,5 tỷ đồng đã trích trong năm2017, số trích lập quỹ còn lại chưa chi của năm 2016 là 0,2 tỷ đồng không phảitính truy thu thuế và tiền chậm nộp.

8. Đối với các Tổng công ty, công tymẹ – công ty con có thực hiện Điều chuyển Quỹ trong hệ thống thì số Quỹ còn lạisau khi Điều chuyển (của doanh nghiệp Điều chuyển) và sốQuỹ nhận Điều chuyển (của doanh nghiệp nhận Điều chuyển)có trách nhiệm quản lý và sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp doanh nghiệp nhận Điều chuyểnQuỹ mà không sử dụng, sử dụng không hết 70% số Quỹ (bao gồm cả số tiền nhận Điềuchuyển) hoặc sử dụng không đúng Mục đích thì doanh nghiệpnhận Điều chuyển Quỹ phải nộp vào Ngân sách nhà nước thuếthu nhập doanh nghiệp và tiền lãi theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp nhậnĐiều chuyển đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp tại thời Điểm trích lập thì số thuế thu nhập doanh nghiệp truy thu đượcthực hiện như sau:

– Đối với số tiền trích lập quỹ tạidoanh nghiệp nhận Điều chuyển thì xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp theo mứcưu đãi thuế tại thời Điểm trích lập của doanh nghiệp nhận Điều chuyển.

– Đối với số tiền nhận Điều chuyển từ doanh nghiệp khác về thì xác định số thuế thu nhập doanh nghiệptheo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông tạithời Điểm nhận Điều chuyển.

Việc xác định số tiền nhận Điều chuyển chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng Mục đích được phân bổ theo tỷ lệ giữa số tiền nhận Điều chuyển và số Quỹ (bao gồm cả số tiềnnhận Điều chuyển).

* Ví dụ 6:

Năm 2016, Tổng công ty E trích Quỹkhoa học công nghệ của doanh nghiệp tổng số là 4 tỷ đồngvà nhận Điều chuyển quỹ từ công ty con 1 tỷ đồng. Tổng số quỹ được trích năm2016 là 5 tỷ đồng. Đến năm 2021, Tổng công ty mới sử dụngQuỹ cho hoạt động khoa học công nghệ là 3 tỷ đồng (chiếm 60% số Quỹ đã trích lập).Số tiền Quỹ Tổng công ty sử dụng không hết 70% Quỹ là 2 tỷ đồng(5 tỷ đồng – 3 tỷ đồng).

Giả sử Tổng công ty E tại thời Điểmnăm 2016 đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi áp dụnglà 10%.

Việc xác định số thuế thu nhập doanhnghiệp đối với số tiền không sử dụng hết 70% được xác định như sau:

+ Số thuếthu nhập doanh nghiệp đối với phần quỹ trích lập tại doanh nghiệpnhận Điều chuyển chưa sử dụng là:

2 tỷ x 4/5 x10% = 160 triệu đồng

+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớiphần quỹ doanh nghiệp nhận Điều chuyển chưa sử dụng là:

2 tỷ x 1/5 x20% = 80 triệu đồng

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp do sử dụng không hết 70% Quỹ là:

160 triệu đồng + 80 triệu đồng = 240triệu đồng

Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thunhập doanh nghiệp trên là (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là12%):

240 triệu đồng x12% x 2 năm = 57,6 triệu đồng.

Điều 15. Yêu cầuhỗ trợ từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địa phương

1. Các doanh nghiệp đã đóng góp vàoQuỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địa phương tại Điểm a và Điểmb Khoản 7 Điều 14 của Thông tư này khi có nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần sửdụng kinh phí có quyền yêu cầu hỗ trợ từ các quỹ phát triển khoa học và côngnghệ.

2. Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ quốc gia, bộ, địa phương nơi đã nhận Điều chuyển cótrách nhiệm hỗ trợ bằng số kinh phí đã Điều chuyển và ưutiên hỗ trợ thêm trong khả năng đáp ứng của quỹ theo dự toán của nhiệm vụ khoahọc và công nghệ. Số tiền Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ quốc gia, bộ, địa phương hỗ trợ và hỗ trợ thêm chodoanh nghiệp được quản lý theo dõi theo quy định tại Điều lệ hoạt động Quỹ pháttriển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địa phương.

3. Trình tự và thủ tục yêu cầu hỗ trợcủa doanh nghiệp đối với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địaphương như sau:

a) Trình tự thực hiện:

– Doanh nghiệp đã đóng góp vào Quỹphát triển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địa phương theo quy định tại Điểma và Điểm b Khoản 7 Điều 14 của Thông tư này, lập hồ sơ và gửi đến Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địaphương;

– Quỹ phát triển khoa học và công nghệquốc gia, bộ, địa phương thực hiện tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địaphương, công chức tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơvà ghi vào sổ văn thư của Quỹ; hoặc hồ sơ được gửi qua đườngbưu chính, công chức/viên chức đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ vănthư của Quỹ.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại trụ sở Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ quốc gia, bộ, địa phương hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ: Công văn đề nghị Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, bộ,địa phương hỗ trợ tiền đã nộp vào Quỹ; Thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời gian giảiquyết: Chậm nhất không quá 45 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu hỗ trợ (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do doanh nghiệp sai sót).

Điều 16. Quản lýQuỹ khi có sự thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanhnghiệp

1. Doanh nghiệp đang hoạt động mà cósự thay đổi về hình thức sở hữu, hợpnhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thayđổi hình thức sở hữu, hợp nhất vàdoanh nghiệp nhận sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sửdụng Quỹ trước khi chuyển đổi, hợp nhất,sáp nhập.

2. Doanh nghiệp đang hoạt động nếu cóQuỹ chưa sử dụng hết khi thực hiện chia, tách doanh nghiệp thì doanh nghiệp mớithành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ do doanh nghiệp quyết định và thông báo với cơquan thuế trước khi thực hiện.

Điều 17. Báo cáotrích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ

Hàng năm doanh nghiệp phải lập Báocáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp các tổng công ty, công tymẹ có Quỹ được hình thành từ nguồn Điều chuyển Quỹ củacông ty con, doanh nghiệp thành viên hoặc ngược lại thì đơn vị nhận Điều chuyển và sử dụng Quỹ phải báo cáo tình hình nhận Điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được Điều chuyển. Báo cáo phải ghi rõ năm trích lập nguồn Quỹ được Điều chuyển và nhận Điều chuyển.

Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ được gửi đến cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt độngkhoa học và công nghệ. Thời hạn nộp báo cáo cùng thời Điểm nộp tờ khai quyếttoán thuế thu nhập doanh nghiệp năm của doanh nghiệp.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Hiệu lựcthi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 và áp dụng cho việc trích lập,quản lý và sử dụng Quỹ khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp từ kỳ tính thuếthu nhập doanh nghiệp năm 2016.

2. Các văn bảnsau hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày16 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cánhân và doanh nghiệp;

b) Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quảnlý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

c) Thông tư số 105/2012/TT-BTC ngày25 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số15/2011/TT-BTC ngày 09 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập,tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoahọc và công nghệ của doanh nghiệp;

d) Điều 10 Thông tư số 78/2014/TT-BTCngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CPngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuếthu nhập doanh nghiệp.

đ) Mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèmtheo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướngdẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điềucủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 củaChính phủ.

3. Đối với các doanh nghiệp đã thànhlập Quỹ và trích lập quỹ theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, kể từngày Thông tư này có hiệu lực, các nội dung chi và việc quản lý Quỹ được thựchiện theo quy định của Thông tư này.

4. Trường hợp các văn bản quy phạmpháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thếbằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới.

5. Trong quá trình thực hiện nếu cóvướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ, BộTài chính để được hướng dẫn giải quyết kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh

Nơi nhận:– Văn phòng Trung ương và cácBan của Đảng;– Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng TW;- Tòa án nhân dân tối cao;- Kiểm toán nhà nước;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- HĐND, UBND, Sở KH&CN, SởTC, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương;- Công báo;- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);- Website Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;- Các đơn vị thuộc Bộ KH&CN, Bộ Tài chính;- Lưu: Bộ KH&CN (VT, Vụ TC), Bộ TC (VT, TCT).

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTCngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Côngnghệ và Bộ Tài chính)

1. Mẫu số 01:Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

2. Mẫu số 02:Báo cáo trích lập, Điều chuyển và sử dụng Quỹ phát triểnkhoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Mẫu số 0112/2016/TTLT-BKHCN-BTC

CÔNG TY …………………… QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

……. ngày …tháng…năm…

QUY CHẾKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANHNGHIỆP

– Căn cứ Thông tư …

Xem thêm: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Ngành Luật, Tất Tần Tật, Hot!, Danh Mục Đề Tại Nghiên Cứu Khoa Học Cho Sinh Viên

– Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt độngQuỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệpban hành kèm theo Quyết định số …;

– Căn cứ ………

(Người có thẩm quyền cao nhất củadoanh nghiệp) ban hành Quy chế hoạt động khoa học vàcông nghệ như sau:

Điều 1. Nội dung sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Nguồn vốn của Quỹ phát triển khoa họcvà công nghệ của doanh nghiệp (gọi tắt là Quỹ) d?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *