Nghiên cứu khoa học được xem là một trong những hoạt động phổ biến trong giới học thuật, nhất là ở các trường đại học. Hơn hết, nghiên cứu khoa học có thể giúp cho các học sinh sinh viên có thể nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Sau đây là các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Đang xem: Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học

1. Các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn là gì?

Các PPNCTT là một trong các phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả. Đây là một nhóm các phương pháp gây tác động trực tiếp lên các đối tượng có trong thực tiễn để có thể quan sát, nhìn nhận, đánh giá làm bộc lộ bản chất của như quy luật vận động của đối tượng ,mà bạn đang nghiên cứu.

1.1. Phương pháp quan sát khoa học (PPQSKH)

*

Các phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả

Với phương pháp quan sát khoa học (PPQSKH), bạn có thể hiểu đây là một phương pháp nhận biết đối tượng một cách có hệ thống, từ đó mà việc thu thập thông tin trở nên dễ dàng hơn..

Đây là một phương pháp quan trọng trong các phương pháp nghiên cứu khoa học. để có thể nhận thức kinh nghiệm cũng như thông tin hiệu quả. Nhờ sự quan sát đó mà ta có được thông tin đối tượng một cách khách quan nhất. Từ đó mà đi đến bước tìm hiểu và khám phá đối tượng đang nghiên cứu.

PPQSKH là phương pháp tiến hành dài hay ngắn, trong không gian rộng hay hẹp, với đối tượng nhiều hay ít là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của bạn. Qua việc quan sát mà ta có được những nhận định cũng như kết luận chính xác và khách quan hơn đối với đối tượng được nghiên cứu.

1.1.1. Ba chức năng chính của PPQSKHThông tin thu thập thông qua thực tiễn: đây được xem là một chức năng quan trọng nhất của PPQSKH. Những thông tin thu thập được thông qua phương pháp này cho ta những thông tin vô cùng giá trị của đối tượng được nghiên cứu.Kiểm chứng lại giữa giả thuyết với lý thuyết có sẵn. Nhờ phương pháp quan sát này ta có thể kiểm chứng độ tin cậy của lý thuyết thông qua việc quan sát thực tiễn.Đối chiếu lại các kết quả nghiên cứu lý thuyết trước đó với những điều quan sát được thông qua thực tiễn. Từ đó mà ta có thể thấy được độ sai lệch giữa thực tiễn và lý thuyết. Tìm cách bổ sung những thiếu sót cũng như chỉnh sửa những sai sót sao cho khách quan và hoàn thiện hơn.1.1.2. Hai loại chính của PPQSKHQS trực tiếp hay trực diện đối tượng trong thực tiễn bằng mắt hoặc bằng cách phương tiện máy móc kỹ thuật. Từ đó mà ta có thể nhận định được thông tin cũng như thu thập nó một cách trực tiếp.Quan sát gián tiếp là việc QS các diễn tiến, hiệu quả trong mối quan hệ giữa đối tượng được nghiên cứu với các đối tượng khác khi mà đối tượng đó không thể thực hiện QS trực tiếp được.

1.2. Phương pháp điều tra (PPĐT)

*

Phương pháp điều tra là một phương pháp phổ biến

Điều tra là một phương pháp nhất định phải có trong các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đây là phương pháp thực hiện bằng cách khảo sát các nhóm đối tượng trong phạm vi nhất định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, quá trình phát triển hay những đặc điểm về định tính cũng như định lượng của đối tượng hay nhóm đối tượng mà bạn đang nghiên cứu.

Những thông tin thông qua các tài liệu điều tra được sẽ rất quan trọng và cần thiết cho quá trình nghiên cứu và nó được xem là căn cứ để bạn có thể đưa ra những giải pháp khoa học hay các giải pháp thực tiễn để có thể giải quyết vấn đề trong việc nghiên cứu.

1.2.1. Hai loại chính của PPĐTĐiều tra cơ bản: Là việc khảo sát sự có mặt hay tồn tại của các đối tượng trên phạm vi diện rộng. Nhằm nghiên cứu các quy luật phân bố trong phạm vi đó cũng như nhận định rõ ràng các đặc điểm định lượng và định tính của đối tượng.Điều tra xã hội học là loại điều tra các quan điểm, cảm xúc, nhu cầu, thái độ của quần chúng xung quanh về một sự kiện hay một hiện tượng xảy ra bên ngoài thực tiễn. Từ đó mà có được thông tin số liệu một cách rõ ràng và khách quan nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.

PPĐTKH là một trong các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục tiêu, kế hoạch, tiến hành một cách thận trọng và tỉ mỉ. Phương pháp điều tra cơ bản là phương pháp được sử dụng phổ biến, cả trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

1.2.2. Các bước trong phương pháp điều traĐầu tiên, hãy lập kế hoạch điều tra, bao gồm xác định rõ ràng các yếu tố như mục đích, đối tượng hoặc nhóm đối tượng, địa bàn, nguồn nhân lực, kinh phí,…;Tạo các mẫu phiếu điều tra với các chỉ tiêu, thông số rõ ràng;Tiến hành chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông. Bước này cần chú trọng đến những đặc trưng của đối tượng đang được nghiên cứu.Cuối cùng là xử lý tài liệu điều tra. Để xử lý sao cho hiệu quả, ta cần phân loại chúng bằng phương pháp thủ công hoặc xử lý mẫu bằng việc thống kê và máy tính. Điều đó có thể cho bạn những kết quả khách quan mà bạn không thể ngờ tới.

2. Các phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm

Thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm là một trong những bước quan trọng bậc nhất. Trong đó, các nhà nghiên cứu sẽ chủ động tác động vào đối tượng cần được nghiên cứu ấy và quá trình diễn biến bao gồm các sự kiện hoặc hiện tượng mà đối tượng ấy tham gia.

Mục đích của phương pháp này để hướng dẫn quá trình phát triển của nó theo đúng như tiến trình nghiên cứu. Trường hợp thực nghiệm thành công sẽ cho ta những kết quả nghiên cứu vô cùng khách quan. Và như thế, mục đích của việc NCKH sẽ được thực hiện chủ động hơn, khách quan hơn.

Xem thêm: Bệnh Viện Đại Học Y Dược Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da, 7 Địa Chỉ Khám Bệnh Da Liễu Uy Tín Tại Tp Hcm

Từ kinh nghiệm cho ta thấy thực nghiệm có ý nghĩa vô cùng lớn, nó được xem như một cuộc cách mạng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó mà tư duy về NCKH được làm mới, đào thải những tư duy lỗi thời cũ và sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đặc biệt là đối với NCKH trong các ngành khoa học tự nhiên hay khoa học kỹ thuật. Phương pháp thực nghiệm giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu cũng như khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu ấy vào thực tiễn sản xuất.

Phương pháp thực nghiệm là một trong các nghiên cứu khoa học giúp phát triển trình độ kỹ thuật thực hành thêm phần tinh vi, phát triển khả năng tư duy lý thuyết. Từ đó mà phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đã đưa hoạt động NCKH lên một tầm cao mới, tạo ra một bước nhảy vượt bậc với hướng nghiên cứu mới chủ động hơn.

Và ngày nay, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội, đem lại nhiều thành tựu cũng như kết quả quan trọng để có thể phát triển xã hội cũng như con người.

Trong lĩnh vực tự nhiên và kỹ thuật, khi NCKH người ta còn sử dụng phương pháp thí nghiệm, tiến hành trong các phòng thí nghiệm, phổ biến ở các lĩnh vực như công nghệ sinh học, hóa học, môi trường, điện tử – viễn thông…Nhờ đó mà có thể dễ dàng phát hiện các đặc điểm, quy luật vận động và phát triển của đối tượng được nghiên cứu.

Trong các phương pháp nghiên cứu khoa học, việc thực hiện thí nghiệm trên cơ sở thay đổi dần các số liệu, dữ liệu hay các chỉ số định tính cũng như định lượng, sau đó lặp lại nhiều lần giúp ta có thể xác định tính ổn định/không ổn định của đối tượng đó.

Từ kết quả thí nghiệm, ta có thể chuyển dần sang lý thuyết thực nghiệm. Sở dĩ như vậy là do thực nghiệm hay thí nghiệm đều cùng một bản chất đó là tìm tòi và chứng minh. Quả thực, PPNCKH thực nghiệm hiện đang rất phổ biến trong giới nghiên cứu hiện nay.

3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm (PPPT&TKKN)

*

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cho ta tính khách quan nhất trong NC

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là một trong các phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm xem xét các thành quả đạt được trong hoạt động thực tiễn ở quá khứ nhằm rút ra những kết luận khách quan và bổ ích cho khoa học cũng như thực tiễn.

Với phương pháp này thường tập trung vào nguyên cứu những diễn biến, nguyên nhân hay các giải pháp thực tiễn đã được áp dụng vào sản xuất hay các hoạt động xã hội. Từ đó, tìm ra những giải pháp hoàn hảo nhất cho đề tài NCKH.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm được thực hiện nhằm xem xét và phát hiện logic các bước để giải một bài toán nào đó trong NC trên cơ sở phân tích các thông tin về một giải pháp nào đó đã có và được ứng dụng trong thực tiễn.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thường được tiến hành với các bước sau:

Phát hiện những sự kiện hay hiện tượng điển hình: nhằm xem xét nó thành công hay thất bại, có khả quan hay không, ảnh hưởng như thế nào khi áp dụng vào cuộc sống cũng như các hoạt động thực tiễn.Lập lại mô hình sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn, khôi phục lại các dữ liệu đã xảy ra, cố gắng đứa nó đạt trạng thái nguyên bản;Phân tích từng mặt các sự kiện, hiện tượng ấy. Chỉ ra những những nguyên nhân, hoàn cảnh, quá trình diễn biến thế nào, kết quả ra sao của các giải pháp theo tiến trình trong lịch sử.Cuối cùng, dựa trên các lý thuyết khoa học có sẵn và đã được chứng minh để giải thích sự kiện, hiện tượng ấy, Suy ra những bản chất cũng như quy luật phát triển của sự kiện hay hiện tượng đó và rút ra những bài học cần thiết.

4. Phương pháp chuyên gia trong các phương pháp nghiên cứu khoa học (PPCG)

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng các trí tuệ hoặc những đội ngũ những chuyên gia có trình độ chuyên môn để nhận định, xem xét các bản chất của sự vật, hiện tượng hay đối tượng cần nghiên cứu, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho đối tượng đó hay để phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học nào đó…

Khi sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ cho ta những nhận định và tư duy khách quan nhất dựa trên ý kiến của nhiều người có trình độ chuyên môn về vấn đề ấy

Tuy nhiên, PPCG chủ yếu dựa vào trực cảm và kinh nghiệm của các chuyên gia về vấn đề được nghiên cứu. Vì vậy, trong các phương pháp nghiên cứu khoa học, chỉ nên sử dụng phương pháp này khi không có điều kiện để sử dụng các PPNCKH khác.

Xem thêm: Thời Khóa Biểu Đại Học Bách Khoa Tp Hcm, Thời Khóa Biểu Ôn Tập

*

Phương pháp chuyên gia

Khi sử dụng phương pháp chuyên gia cần lưu ý những điều sau:

Lựa chọn chuyên gia có năng lực chuyên môn về lĩnh vực đang nghiên cứu, có kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, có phẩm chất nghiên cứu trung thực, khách quan cũng như có kinh nghiệm trong việc nhận xét và đánh giá đối với các công trình nghiên cứu.Nếu dựa vào chuyên gia để nhận xét vấn đề thì nên thông qua những hình thức như: Thảo luận, tranh luận, tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo…Qua đó việc xử lý thông tin thu thập được thông qua cách này cần được xử lý nhất quán, khách quan và đa chiều.Nếu sử dụng phương pháp này để đánh giá sản phẩm khoa học thì phải có một hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, khách quan nhất. nên đánh giá theo thang điểm.Đảm bảo tính khách quan trong nhận xét hay đánh giá một công trình khoa học nào đó. Dựa vào đó, chuyên gia có thể nhận xét, đánh giá một cách công khai hoặc không công khai.

Thông qua bài viết về các phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như những bước thực hiện, thietbihopkhoi.com hy vọng đã giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *