1. Một số điểm cơ bản về phương pháp điều tra: Điều tra trong nghiên cứu khoa học là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra ( có thể là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh . ) Phương pháp này có 2 hình thức cơ bản: + Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.Đây là hình thức điều tra cá nhân – cá nhân, thường được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với khách thể. Khi đó người điều tra phỏng vấn một vài cá nhân chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn đề, chuẩn bị cho hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra. Phương pháp này có thuận lợi là dễ tiến hành,mất ít thời gian và trực tiếp cho ngay thông tin cần biết.Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành được với một số ít cá nhân cho nên thông tin thu được không mang tính khái quát. Nếu phỏng vấn nhiều người thì mất rất nhiều thời gian, mặt khác các thông tin thu được cũng khó thống kê, xử lý. + Phương pháp điều tra bằng an-két:Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định.Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người, có khi cả hàng người nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục . Cần lưu ý là cả phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng an-két đều chỉ cho những thông tin về nhận thức, thái độ của đối tượng chứ chưa cho biết hành động của họ. Vì thế chúng phải được phối hợp với những phương pháp nghiên cứu khác như quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động để có được thông tin đầy đủ về đối tượng. Ngòai hai hình thức cơ bản trên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương pháp điều tra còn có thể tiến hành trên mạng internet. Điểm mạnh của hình thức này là có thể thu được một số lượng rất lớn ý kiến trả lời. Tuy nhiên, người nghiên cứu không thể chủ động nắm chắc đối tượng trả lời phỏng vấn có đúng yêu cầu của đề tài hay không cũng như tính xác thực của những ý kiến trả lời (có thể có phần “ảo” trong số những ý kiến thu được ).

Đang xem: Phương pháp điều tra trong nghiên cứu khoa học

*

Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp điều tra trong nghiên cứu khoa học giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TRONG NCKH GIÁO DỤC Phạm Phúc Tuy Khoa CBQL & Nghiệp vụTrường CĐSP Bình Dương1. Một số điểm cơ bản về phương pháp điều tra:Điều tra trong nghiên cứu khoa học là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra ( có thể là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh…. )Phương pháp này có 2 hình thức cơ bản:+ Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.Đây là hình thức điều tra cá nhân – cá nhân, thường được sử dụng trong giai đoạn đầu khi mới làm quen với khách thể. Khi đó người điều tra phỏng vấn một vài cá nhân chủ yếu để thăm dò, phát hiện vấn đề, chuẩn bị cho hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra.Phương pháp này có thuận lợi là dễ tiến hành,mất ít thời gian và trực tiếp cho ngay thông tin cần biết.Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành được với một số ít cá nhân cho nên thông tin thu được không mang tính khái quát. Nếu phỏng vấn nhiều người thì mất rất nhiều thời gian, mặt khác các thông tin thu được cũng khó thống kê, xử lý.+ Phương pháp điều tra bằng an-két:Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định.Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người, có khi cả hàng người nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục…. Cần lưu ý là cả phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng an-két đều chỉ cho những thông tin về nhận thức, thái độ của đối tượng chứ chưa cho biết hành động của họ. Vì thế chúng phải được phối hợp với những phương pháp nghiên cứu khác như quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động…để có được thông tin đầy đủ về đối tượng.Ngòai hai hình thức cơ bản trên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương pháp điều tra còn có thể tiến hành trên mạng internet. Điểm mạnh của hình thức này là có thể thu được một số lượng rất lớn ý kiến trả lời. Tuy nhiên, người nghiên cứu không thể chủ động nắm chắc đối tượng trả lời phỏng vấn có đúng yêu cầu của đề tài hay không cũng như tính xác thực của những ý kiến trả lời (có thể có phần “ảo” trong số những ý kiến thu được ).Trong khuôn khổ của bài này, tôi chỉ trình bày chi tiết về phương điều tra bằng an-ket.2. Hình thức câu hỏi trong điều tra bằng an-két:Điều tra bằng an-két là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều tra xã hội học và nghiên cứu khoa học giáo dục. An-két ( có nhiều cách gọi khác nhau:phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra ) là công cụ chủ yếu của phương pháp này. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế một bản an-két chuẩn có khả năng đem lại cho người nghiên cứu những thông tin đầy đủ,chính xác về đối tượng nghiên cứu.Mặt khác, một an-két được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho việc tổng hợp, thống kê, xử lý các thông tin thu thập được dễ dàng, thuận lợi.Có 3 lọai an-két : an-két đóng, an-két mở và an-két kết hợp 2 hình thức đóng và mở. 2.1 An-ket đóng là hình thức người điều tra đưa ra câu hỏi cùng với nó là các phương án trả lời , theo đó người trả lời chọn một hoặc nhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình ( việc được chọn một hay nhiều phương án trả lời tùy vào nội dung, yêu cầu của từng câu hỏi cụ thể )Trong an-két đóng có thể sử dụng những loại câu hỏi sau đây:a/ Lọai câu hỏi được lập theo thang định danh :Trong những câu hỏi này người trả lời chỉ được chọn 1 hoặc được chọn nhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình.Ví dụ 1:Theo anh ( chị ) việc thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL cần phải ( đánh dấu X vào ô tương ứng phương án được chọn ):º Nhất thiết theo đúng qui định của Bộ GD-ĐT º Nên vận dụng cho phù hợp hòan cảnh của địa phương,của trườngVí dụ 2: Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL ở trường của anh ( chị ) là :º Không có thời gian để xếp TKBº CSVC hạn chếº Kinh phí hạn hẹpº Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chếº HS không hứng thú họat động( Trong câu hỏi ở ví dụ 2 người trả lời có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương án phù hợp với ý kiến của mình )b/ Lọai câu hỏi được lập theo thang thứ tự:Ví dụ 1: Theo anh ( chị ) việc tổ chức lớp tập huấn này là:º Rất có lợiº Tương đối có lợiº Hơi có lợiº Không có lợiº Hòan tòan không có lợiNếu trong câu hỏi có nhiều ý đều yêu cầu đánh giá theo cùng một thang thứ tự nào đó, chúng ta có thể thiết kế câu hỏi như trong ví dụ 2 dưới đây.Ví dụ 2: Để tiến hành thực hiện tốt chương trình môn học HĐGDNGLL,theo anh ( chị ) các yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào?( Bằng cách đánh dấu X vào cột mức độ quan trọng tương ứng với từng yếu tố ) YẾU TỐMỨC ĐỘ QUAN TRỌNGRất quan trọngKhá quan trọngQuan trọngÍt quan trọngKhông quan trọng1. Sự chỉ đạo quyết tâm của hiệu trưởng2. Phối hợp chặt chẽ với họat động Đội3. CSVC đầy đủ4. GVCN nhiệt tình, trách nhiệm cao5. Bồi dưỡng tự quản cho HS6. Chọn ND, hình thức HĐ phù hợpVí dụ 3:Trong các lọai họat động sau đây, em hãy xếp thứ bậc từ thích nhất đến không thích ( 1: thích nhất … 6:không thích nhất ) bằng cách ghi chữ số chỉ thứ bậc vaò ô tương ứng với từng họat động. º Nghi thức Độiº Sinh họat chủ đềº Làm kế họach nhỏº Cắm trạiº Phụ trách sao nhi đồngº Công tác Trần Quốc Tỏanc/ Lọai câu hỏi được lập theo thang khỏang cách:Ví dụ: Theo anh ( chị ), tầm quan trọng của các yếu tố sau đây như thế não đối với nhà quản lý giáo dục ? ( 1=không quan trọng, 7= rất quan trọng ). Đối với mỗi yếu tố, anh ( chị ) khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ tầm quan trọng của yếu tố đó theo ý kiến của mình.1. Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý12345672. Có trình độ học vấn cao12345673. Có năng lực quản lý, điều hành12345674. Đạo đức gương mẫu12345675. Được mọi người tôn trọng12345676. Có sức khỏe tốt1234567d/ Lọai câu hỏi được lập theo thang Likert:Loại câu hỏi này yêu cầu người trả lời phải xác định rõ thái độ đồng ý hoặc không đồng ý về vấn đề được hỏi ở những mức độ khác nhau ( thường có 5 mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý )Ví dụ :Nếu được tự do chọn nới công tác,anh ( chị ) chỉ chọn ở thành phố?º Hòan tòan đồng ýº Đồng ý º Phân vânº Không đồng ýº Hòan tòan không đồng ýe/ Lọai câu hỏi theo kiểu vi phân ngữ nghĩa :Đây là loại câu hỏi trong đó có thể có nhiều ý, mỗi ý nêu 2 cực trả lời đối nhau, yêu cầu người trả lời chọn 1 trong 2 cực đó.Ví dụ: Theo anh ( chị ), nội dung đợt tập huấn này là : º Dễ – Khó º º Phù hợp – Không phù hợp º º Hay – Không hay º º Có ích – Không có ích ºf/ Lọai câu hỏi giải quyết một tình huống giả định:Ví dụ: Để lập kế họach năm học, có bạn đã thực hiện các công việc sau đây:(1). Dự thảo kế họach(2).Xin ý kiến tư vấn của Hội đồng nhà trường(3).Thu thập thông tin thực tế(4).Triển khai quán triệt kế họach(5). Nghiên cứu văn bản chỉ đạo của cấp trênTheo anh ( chị ), các công việc đó phải được thực hiên theo trình tự nào ?Trả lời : ……………………………………………………………………………………………………………………………. 2.1 An-ket mở:a/ Là lọai câu hỏi trong đó chỉ nêu câu hỏi,không có các phương án trả lời có sẵn như trong an-két đóng, người được hỏi phải tự trả lời bằng ngôn ngữ của mình.Ví dụ: Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL ở trường của anh ( chị ) là gì? Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………b/ Lọai câu hỏi giải quyết tình huống:Ví dụ: Anh ( chị ) sẽ thực hiện những công việc gì để lập một kế họach năm học của trường mình quản lý? Trả lời:…………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………….c/ Câu hỏi biểu hiện qua hình tượng ngôn ngữ ( thường được sử dụng trong nghiên cứu về tâm lý ):Ví dụ 1: Em hãy vẽ một bức tranh về gia đình hạnh phúc và 1 bức tranh về gia đình không hạnh phúc.Ví dụ 2: Em hãy xem bức tranh và cho biết cảm nghĩ của mình về bức tranh đó.Ví dụ 3: Hãy viết một đọan văn ngắn về gia đình hạnh phúc.

Xem thêm: Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Tăng Huyết Áp, Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học

Xem thêm: Giải Sách Giáo Khoa Tin Học Lớp 4, Tin Học Lớp 4

2.3 An-ket đóng & mở: Ví dụ: Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường của anh ( chị ) là :º Không có thời gian để xếp thời khóa biểuº Cơ sở vật chất hạn chếº Kinh phí hạn hẹpº Năng lực tổ chức họat động của GV chủ nhiệm còn hạn chếº HS không hứng thú họat độngNhững khó khăn khác:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..Chú ý: Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng loại an-két đóng và an-két mở+ An-két đóng: Dễ thống kê,tổng hợp kết quả điều tra do người trả lời chỉ lựa chọn trong số các phương án trả lời đã được thiết kế sẵn.Tuy nhiên, thông tin thu được về một vấn đề có thể không đầy đủ nếu người nghiên cứu không đưa ra được tất cả những phương án trả lời có thể có được về vấn đề đó ( bỏ sót phương án trả lời )+ An-két mở: Trong lọai này người trả lời hòan tòan không bị ràng buộc bởi những phương án trả lời được thiết kế trước.Nhưng cũng chính vì thế việc tổng hợp các ý kiến trả lời sẽ gặp nhiều khó khăn,các ý kiến trả lời có thể tản mạn, không phản ánh bản chất vấn đề do sự khác nhau trong nhận thức của những người trả lời khác nhau.Từ đó người nghiên cứu gặp khó khăn trong việc rút ra những kết luận cần thiết. Để khắc phục những khó khăn trên, trong nhiều trường hợp người nghiên cứu sử dụng lọai câu hỏi hỗn hợp an-két đóng và an-két mở.Trong lọai câu hỏi này người trả lời có thể bổ sung những phương án trả lời mà người nghiên cứu chưa đưa ra.Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là người nghiên cứu phải xem xét kỹ lưỡng để đưa ra đầy đủ những phương án trả lời có thể có được đối từng với câu hỏi.3. Kỹ thuật thiết kế phiếu phỏng vấn ( an-két ): 3.1 An-két chưa chuẩn hoá & An-két chuẩn hoá:+ An-két chưa chuẩn hóa: Là an-két dùng nhiều câu hỏi tự do, không chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung trả lời, về trình tự câu hỏi, trình tự các ý trả lời trong từng câu hỏi.Lọai này được dùng thí điểm trong giai đọan đầu với số lượng đối tượng điều tra hạn chế nhằm mục đích thăm dò, chuẩn bị cho việc thiết kế an-két chuẩn hóa+ An-két chuẩn hóa: Được sử dụng trong khi tiến hành điều tra chính thức,trong đó phải hình thành một hệ thống câu hỏi đầy đủ và chính xác về nội dung cần điều tra với trình tự chặt chẽ, logic; thời gian tiến hành được quy định rõ ràng,hợp lý đảm bảo những quy tắc cơ bản của một bản an-két. 3.2 Các quy tắc lập câu hỏi an-két:+ Phải xác định trình tự logic về nội dung của hệ thống câu hỏi ( xác định những nội dung cần tìm hiểu, số câu hỏi, trình tự logic của các câu hỏi )+ Từng câu hỏi phải được sọan một cách ngắn gọn, rõ ý, mỗi câu chỉ nên hỏi về một ý.+ Trong câu hỏi nên dùng tiếng phổ thông,không được dùng tiếng địa phương, tiếng lóng hoặc tiếng nước ngòai gây khó hiểu cho người trả lời.+ Khi đặt câu hỏi phải đưa ra đầy đủ các phương án trả lời có thể có được đối với câu hỏi đó.Muốn vậy người nghiên cứu phải nắm vững lý thuyết của vấn đề và phải có bước tiến hành điều tra thử để căn cứ vào đó mà hiệu chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.+ Không dùng lọai câu hỏi có tính chất dồn ép hoặc lục vấn người trả lời.+ Phải hướng dẫn cách thức trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, dễ hiểu. 3.3 Các giai đọan tiến hành điều tra bằng an-két:+ Làm quen với khách thể+ Xác định rõ nội dung, trình tự của hệ thống câu hỏi cần điều tra.+ Sọan thử hệ thống câu hỏi đầu tiên, lựa chọn hình thức câu hỏi phù hợp từng câu hỏi.+ Tiến hành điều tra thử bằng hệ thống câu hỏi đầu tiên ở một số khách thể.+ Điều chỉnh hệ thống câu hỏi sau khi điều tra thử ( có thể nhờ các chuyên gia góp ý kiến, bổ sung cho hòan chỉnh )+ Xây dựng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi chính thức ( xem phụ lục )+ Tiến hành điều tra chính thức.4. Một số vấn đề khác cần lưu ý trong phương pháp điều tra: 4.1 Những yêu cầu đối với người tiến hành điều tra:+ Có hiểu biết sâu sắc về vấn đề nghiên cứu ( phải nắm vững lý luận về vấn đề được nghiên cứu )+ Có hiểu biết về khách thể nghiên cứu+ Có kỹ thuật sọan thảo an-két+ Có kỹ năng xác định thang bậc của thông số cần đo,thiết kế bảng thống kê, tính tóan xử lý số liệu.+ Có kỹ năng tiến hành điều tra đảm bảo tính khách quan, tính tự nhiên. 4.2 Nguyên nhân của những lỗi trong điều tra bằng an-két: 4.2.1 Lỗi do người nghiên cứu:+ Chủ yếu do việc sọan câu hỏi: số câu quá ít,quá khó, câu hỏi chưa chuẩn ( không rõ ràng, một câu có nhiều ý hoặc trả lời thế nào cũng được ),xác định mức độ các thông số đo chưa chuẩn.+ Do tiến hành điều tra không tuân thủ quy định, thể thức ( không đảm bảo tính khách quan, mớm ý, cố gắng hướng suy nghĩ của người được điều tra theo ý mình,người được hỏi phải trả lời trong điều kiện thúc ép về thời gian… ) 4.2.2 Lỗi do người được điều tra:+ Tâm thế bị điều tra, quá lo lắng+ Trình độ thấp hoặc không hiểu được hoặc hiểu không chính xác về vấn đề cần trả lời.+ Thời điểm điều tra không thuận lợi+ Ý thức: không ủng hộ người điều tra nên chỉ trả lời qua loa cho xong việc. 4.2.3 Một số lưu ý khác:a/ Để tăng hiệu quả của việc điều tra về một vấn đề nghiên cứu, cần xem xét và so sánh ý kiến của những đối tượng khác nhau về vấn đề đó. Ví dụ: Để đánh giá khả năng tự quản của HS, có thể thiết kế 3 phiếu hỏi: – Phiếu 1 dành cho HS để tìm hiểu HS tự đánh giá như thế nào về khẳ năng tự quản của mình – Phiếu 2 dành cho các CBQL nhà trường,tổng phụ trách: CBQL nhà trường vàTổng phụ trách đánh giá khả năng tự quản của HS – Phiếu 3 dành cho các GVCN: GVCN đánh giá khả năng tự quản của HS Điều cần lưu ý là ý kiến của 3 lọai đối tượng điều tra trên đều phải dựa trên cùng một thang đo. b/ Phương pháp điều tra chỉ phát huy tác dụng khi được phối hợp tốt với các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm họat động….5. Phương pháp trình bày bảng thống kê và xử lý số liệu :Trong nghiên cứu khoa học, sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề rất quan trọng là phải trình bày, xử lý những số liệu đó như thế nào để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế đó, rút ra được những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu , khảo sát.Hiện nay có những phần mềm xử lý số liệu thống kê như SPSS.Phần mềm này giúp nhà nghiên cứu xử lý nhanh, chính xác các số liệu thu được từ các cuộc điều tra xã hội học. Tuy nhiên đối với những người chưa có điều kiện tiếp cận phần mềm này, hơn nữa trong phạm vi một đề tài nhỏ, số liệu điều tra không nhiều thì chúng ta có thể áp dụng những phương pháp tương đối đơn giản.Trong phạm vi bài này tôi chỉ xin giới thiệu một vài cách lập bảng thống kê, xử lý đơn giản để các đồng nghiệp có thể tham khảo. Những cách thức phức tạp khác ( biểu đồ, phép thử trong thực nghiệm…) tôi không trình bày ở đây. 5.1 Phương pháp tính tỉ lệ % : Đây là phương pháp đơn giản nhất,thường áp dụng cho những câu hỏi được sọan theo thang định danh Ví dụ : Với câu hỏi : Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học HĐGDNGLL ở trường của anh ( chị ) là :º Không có thời gian để xếp TKBº CSVC hạn chếº Kinh phí hạn hẹpº Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chếº HS không hứng thú họat độngChúng ta có thể lập bảng thống kê các số liệu thu được và tính tỷ lệ % của mỗi khó khăn được chọn trong tổng số những người trả lời câu hỏi trên:Bảng 1: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HĐGDNGLL TS người trả lời: 200KHÓ KHĂNTS ý kiến Tỉ lệ %1. Không có thời gian để xếp TKB2. CSVC hạn chế3. Kinh phí hạn hẹp4. Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chế5. HS không hứng thú họat động126140144487263%70%72%24%36%Từ đó chúng ta có thể xếp thứ tự các khó khăn được chọn theo tỷ lệ % giảm dần và lý giải vấn đề theo kết quả đã thu thập được.Phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc:Phương pháp này áp dụng có hiệu quả để xử lý những thông tin thu được từ những câu hỏi được sọan thảo theo thang thứ tự, thang khỏang cách hoặc thang Likert.Việc cho điểm và tính điểm trung bình ( giá trị trung bình ) của từng yếu tố được xem xét giúp người nghiên cứu xác định mức độ giá trị, xếp hạng các yếu tố và từ đó có thể rút ra những kết luận, nhận xét khách quan, khoa học.Ví dụ 1: Với câu hỏi: Để tiến hành thực hiện tốt chương trình môn học HĐGDNGLL,theo anh ( chị ) các yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào?(Đánh dấu X vào cột mức độ quan trọng tương ứng với từng yếu tố ) YẾU TỐMỨC ĐỘ QUAN TRỌNGRất quan trọngKhá quan trọngQuan trọngÍt quan trọngKhông quan trọng1. Sự chỉ đạo quyết tâm của hiệu trưởng2. Phối hợp chặt chẽ với họat động Đội3. CSVC đầy đủ4. GVCN nhiệt tình, trách nhiệm cao5. Bồi dưỡng tự quản cho HS6. Chọn ND, hình thức HĐ phù hợpChúng ta thiết lập bảng thống kê số liệu thu nhận được như dưới đây:Bảng 1 : NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HĐGDNGLL TS người trả lời: 20YẾU TỐSố ý kiến chọn theo từng mức độĐiểm TBThứ bậcRất quan trọngKhá quan trọngQuan trọngÍt quan trọngKhông quan trọng1.Sự chỉ đạo…12623,512.Phối hợp chặt chẽ…6941353.CSVC đầy đủ…8933,144.GVCN nhiệt tình…11813,515.Bồi dưỡng tự quản…993,1536.Chọn ND,HT….753322,66Trong đó điểm trung bình của mỗi yếu tố được tính bằng cách:* Cho điểm 4 , 3 , 2 , 1 , 0 tương ứng với mỗi ý kiến chọn rất quan trọng, khá quan trọng, quan trọng, ít quan trọng hoặc không quan trọng*Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố: Điểm trung bình(của yếu tố ) = Trong đó: A , B , C , D lần lượt là số ý kiến chọn rất quan trọng, khá quan trọng, quan trọng, ít quan trọng , không quan trọng. N là tổng số người được hỏi.Ví dụ: ĐTB ( yếu tố 1 ) = ( 12×4 + 6×3 + 2×2 ) / 20 = 3,5 * Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó: – Từ 3,2 đến 4 : Rất quan trọng – Từ 2,4 đến cận 3,2 : Khá quan trọng – Từ 1,6 đến cận 2,4 : Quan trọng – Từ 0,8 đến cận 1,6 : Ít quan trọng – Từ 0 đến cận 0,8 : Không quan trọng * Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc về mức độ quan trọng của các yếu tố đó. Rút ra những nhận xét cần thiết.Trong lọai câu hỏi được sọan theo thang Likert có thể cho điểm mỗi yếu tố cần xem xét theo thang khẳng định hoặc thang phủ định:Thang khẳng địnhThang phủ địnhHòan tòan đồng ý5đ1đĐồng ý4đ2đPhân vân3đ3đKhông đồng ý2đ4đHòan tòan không đồng ý1đ5đTrong thang khẳng định, giá trị trung bình của một yếu tố nào càng cao thì mức độ chấp nhận của nó càng cao. Ngược lại trong thang phủ định, giá trị trung bình của yếu tố nào càng cao thì mức độ được chấp nhận của nó càng thấp ( mức độ không chấp nhận càng cao ).Ví dụ 2: Với câu hỏi: Theo anh ( chị ), tầm quan trọng của các yếu tố sau đây như thế nào đối với nhà quản lý giáo dục ? ( 1=không quan trọng, 7= rất quan trọng ). Đối với mỗi yếu tố, anh ( chị ) khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ tầm quan trọng của yếu tố đó theo ý kiến của mình.1. Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý12345672. Có trình độ học vấn cao12345673. Có năng lực quản lý, lãnh đạo12345674. Đạo đức gương mẫu12345675. Được mọi người tôn trọng12345676. Có sức khỏe tốt1234567Chúng ta thiết lập bảng thống kê số liệu thu được từ các phiếu trả lời như trình bày dưới đây:Bảng 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TS người trả lời: 20CÁC YẾU TỐSố ý kiến lựa chọn theo từng mức độĐTBHạng12345671.Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý523105,5532. Có trình độ học vấn cao11232475,253. Có năng lực quản lý, lãnh đạo415106,0514. Đạo đức gương mẫu133595,5725. Được mọi người tôn trọng95332,366. Có sức khỏe tốt1223675,34Trong đó cách tính điểm trung bình ( ĐTB ) tương tự như trong ví dụ 1.Theo đó cho điểm 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7tương ứng với mỗi ý kiến chọn mức độ là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.Căn cứ điểm trung bình để xác định mức độ giá trị và xếp hạng các yếu tố theo mức độ giá trị đóVí dụ 3: Với câu hỏi:Trong các lọai họat động sau đây, em hãy xếp thứ bậc từ thích nhất đến không thích ( 1: thích nhất … 6:không thích nhất ) bằng cách ghi chữ số chỉ thứ bậc vaò ô tương ứng với từng họat động. º Nghi thức Độiº Sinh họat chủ đềº Làm kế họach nhỏº Cắm trạiº Phụ trách sao nhi đồngº Công tác Trần Quốc TỏanSố liệu thu được từ câu hỏi trên được trình bày trong bảng thống kê dưới đây:Bảng 3: MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH ĐỐI CÁC HỌAT ĐỘNG TS học sinh trả lời: 40HỌAT ĐỘNGThứ bậc của HĐ được HS lựa chọnĐTBHẠNG123456Nghi thức Đội25810154,7756Sinh họat chủ đề51078733,2753Làm kế họach nhỏ51159104,2004Cắm trại256451,7251Phụ trách sao nhi đồng10158432,7352Công tác Trần Quốc Tỏan251011124,6505Trong đó điểm trung bình ( ĐTB) của mỗi họat được tính theo công thức:ĐTB ( của HĐ) =Trong đó A, B, C, D, E, F lần lượt là số ý kiến mà họat động được lựa chọn ở thứ bậc là 1, 2, 3, 4, 5, 6.Với cách tính này, họat động nào có điểm trung bình thấp hơn thì họat động đó được học sinh ưa thích hơn.Chú ý: Trong việc tính giá trị trung bình của cảc yếu tố nghiên cứu như trình bày ở trên, nếu chúng ta tính phương sai và độ lệch chuẩn để xác địng độ phân tán của các biện lượng chung quanh giá trị trung bình thì kết luận sẽ xác đáng hơn. 5.3 Tính hệ số tương quan thứ bậc:+ Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc ( Spearman): ( -1 R 1 )Trong đó: N là số lượng các đơn vị được xếp hạng. R là một số nhỏ hơn 1. Giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt.Nếu R 0 : Tương quan thuận 0,7 R Các file đính kèm theo tài liệu này:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *