Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nằm trong khuôn viên của Trường Đại học Y Hà Nội. Đây được biết đến là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của đông đảo bệnh nhân thành phố Hà Nội và khu vực lân cận. Nếu đang có nhu cầu khám chữa bệnh tại đây, bạn nên tham khảo lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội qua bài viết sau.

Địa chỉ bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có trụ sở chính tại số 1 Tôn Thất Tùng – Kim Liên – Đống Đa – Hà Nội.

Đang xem: Phòng khám nam khoa đại học y hà nội

Số điện thoại: 024 3574 7788

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong 38 bệnh viện tuyến trung ương trên cả nước, được định hướng trở thành Bệnh viện Đại học hàng đầu ở Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và thế giới.

Thời gian đầu mới thành lập, bệnh viện chỉ có 150 giường bệnh với 150 cán bộ nhân viên. Đến nay, bệnh viện đã có 419 giường bệnh với đầy đủ các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các trung tâm chuyên sâu với hơn 1000 cán bộ, nhân viên. Số bệnh nhân đến khám bệnh đạt gần 500.000 người/năm. Thậm chí có những ngày có gần 3.000 người đến khám bệnh tại bệnh viện.

Lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được quy định cụ thể như sau:

Thứ Hai – Sáu: 7 giờ 30 – 17 giờThứ Bảy: 7 giờ 30 – 12 giờChủ nhật: nghỉ

??? NÊN ĐỌC: Bệnh viện Thanh Nhàn

*

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám chữa bệnh gì?

Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai khám chữa các diện bệnh cụ thể như sau:

Khoa khám thông thường nằm tại tầng G và tầng 1 của tòa nhà A2. Đi từ cổng cạnh ngõ Hồ Hố Mẻ khoảng 100m về phía bên tay trái, bạn sẽ đến được tòa nhà A2.Tầng G bao gồm các phòng khám: Da liễu, Nội khoa, Ngoại Tiêu hóa, Tâm thần, Cơ Xương Khớp, Ung bướu, Y học cổ truyền. Ngoài ra, tầng này còn có khu siêu âm và xét nghiệm dịch, máu.Tầng 1 bao gồm các phòng khám: Sản phụ khoa, Mắt, Chấn thương chỉnh hình, Nhi, Ngoại – Sọ não Cột sống, Nội tiết – Đái tháo đường. Khu chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI cũng nằm tại tầng này.

??? NÊN XEM: Bệnh viện E Hà Nội

*

Khám và đăng ký khám ở đâu?

Cũng giống như bất cứ cơ sở y tế nào khác, lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thường thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Bởi còn phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ/giảng viên đang làm việc tại đó.

Do đó, để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc khám và đăng ký khám ở đâu khi có nhu cầu tìm đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội?

* Khoa khám bệnh:

+ Vị trí: Nằm tại tầng G và tầng 1 của tòa nhà A2.

Tầng G bao gồm các phòng khám: Da liễu, Nội khoa, Ngoại Tiêu hóa, Tâm thần, Cơ Xương Khớp, Ung bướu, Y học cổ truyền. Ngoài ra, tầng này còn có khu siêu âm và xét nghiệm dịch, máu.Tầng 1 bao gồm các phòng khám: Sản phụ khoa, Mắt, Chấn thương chỉnh hình, Nhi, Ngoại – Sọ não Cột sống, Nội tiết – Đái tháo đường. Khu chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI cũng nằm tại tầng này.

+ Quy trình đăng ký khám tại khoa khám bệnh:

Bước 1: Đăng ký khám và nhận sổ tại bàn đăng ký khám bệnh.Bước 2: Chờ đến lượt và nộp tiền, làm thủ tục BHYT (nếu có), nhận phiếu khám đính kèm trên sổ.Bước 3: Chờ đến lượt khám theo số thứ tự tại phòng khám đã được chỉ định.Bước 4: Nộp tiền và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, nếu có chỉ định.Bước 5: Mang kết quả cận lâm sàng quay lại phòng khám ban đầu. Bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị cụ thể.

* Khoa khám theo yêu cầu

+ Vị trí: Nằm tại tầng 3 của tòa nhà A2.

+ Quy trình đăng ký khám tại khoa khám theo yêu cầu:

Bước 1: Đăng ký và mua sổ, và lấy số thứ tự khám.Bước 2: Chờ đến số thứ tự khám tại phòng bác sĩ.Bước 3: Bác sĩ khám bệnh sau đó chỉ định làm xét nghiệm hoặc nhập việnBước 4: Thực hiện các bước khám bệnh theo chỉ định của bác sĩ.Bước 5: Nhận giờ hẹn trả kết quả.Bước 6: Bệnh nhân gặp bác sĩ khám ban đầu để được đọc kết quả, và hướng điều trị (nếu có).

Tuy nhiên, người khám cần lưu ý, các xét nghiệm và chụp chiếu khi được bác sĩ chỉ định, vẫn sẽ được thực hiện tại tầng 1 và tầng G ở khoa khám bệnh thông thường.

* Phòng khám số 1 Tôn Thất Tùng

+ Vị trí: Nằm tại tòa nhà A5 ngay mặt đường Tôn Thất Tùng. Phòng khám số 1 nằm ở một khu riêng, người khám không cần đi qua cổng Bệnh viện Đại học Y, mà tìm trực tiếp đến tòa nhà A5 trên đường Tôn Thất Tùng.

+ Quy trình khám tại phòng khám số 1 Tôn Thất Tùng

Bước 1: Mua sổ, khai thông tin cá nhân và nhận số thứ tự lượt khám.Bước 2: Bác sĩ khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm (nếu có).Bước 3: Đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự, số phòng làm các xét nghiệm.Bước 4: Lấy kết quả.Bước 5: Đưa kết quả về phòng bác sĩ khám ban đầu, để được bác sĩ kết luận và tư vấn hướng điều trị.

Người khám cần lưu ý, các khu chụp chiếu, xét nghiệm tại phòng khám số 1 Tôn Thất Tùng được bố trí từ tầng 1 đến tầng 4 của tòa nhà. Ngoài ra, mỗi tầng đều có khu vực thanh toán riêng. Nhưng nếu muốn thanh toán bằng thẻ, bạn chỉ có thể áp dụng tại quầy thanh toán tại tầng 1.

Quy trình khám bệnh ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

Bước 1: Đến quầy tiếp đoán khai thông tin cá nhân, xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến và các giấy tờ liên quan. Đồng thời đóng tiền phiếu khám và nhận số thứ tự, phòng khám.Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì vào phòng khám, bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.Bước 3: Đến quầy thu ngân đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự và số phòng làm các xét nghiệm.Bước 4: Làm các xét nghiệm đã được chỉ định và chờ lấy kết quả.Bước 5: Mang kết quả trở lại phòng khám, nghe bác sĩ kết luận bệnh và kê đơn thuốc. Lưu kết quả xét nghiệm, đơn thuốc vào bệnh án ngoại trú.Bước 6: Đến quầy dược nhận thuốc theo đơn bác sĩ đã kê trước đó.Bước 7: Trở lại quầy thu ngân để thanh toán phơi.

Xem thêm: Cẩm Nang Thực Đơn Giảm Cân Khoa Học Trong 7 Ngày Dành Cho Nam Và Nữ

Đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

Bước 1: Đến quầy tiếp đoán khai thông tin cá nhân, xuất trình các giấy tờ liên quan, đóng tiền phiếu khám và nhận số thứ tự, phòng khám.Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì vào phòng khám, bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.Bước 3: Đến quầy thu ngân đóng tiền xét nghiệm, nhận số thứ tự và số phòng làm các xét nghiệm.Bước 4: Làm các xét nghiệm đã được chỉ định và chờ lấy kết quả.Bước 5: Mang kết quả trở lại phòng khám, nghe bác sĩ kết luận bệnh và kê đơn thuốc.Bước 6: Đi mua thuốc theo đơn bác sĩ đã kê trước đó.

Lịch khám bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được quy định cụ thể như sau:

Thứ hai – thứ sáu: 7 giờ 30 – 17 giờ.Thứ bảy: 7 giờ 30 – 12 giờ.Chủ nhật: Nghỉ.

Phụ thuộc vào lịch làm việc của bác sĩ/giảng viên đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho nên đến nay bệnh viện vẫn chưa thực hiện việc đặt lịch khám bệnh thông qua hình thức online, mà mới chỉ có hình thức đặt lịch khám qua tổng đài.

Tuy nhiên, hàng ngày số lượng bệnh nhân gọi về khá nhiều, cho nên hệ thống thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, hoặc không có người bắt máy. Bạn cần gọi lại nhiều lần.

Mặt khác, việc đặt lịch khám qua số tổng đài tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng còn một số hạn chế nhất định. Nhất là khi người khám không có nhiều thông tin về bác sĩ khám ngày hôm đó.

Vì vậy, bạn nên có sự chuẩn bị trước về thời gian, cũng như những thông tin cần thiết về bác sĩ, để tránh mất nhiều thời gian.

Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nhiều bác sĩ còn tham gia giảng dạy ngay tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Phạm Đức Huấn: Ông hiện đang là Giám đốc của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đồng thời là Trưởng khoa Phẫu thuật – Tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, kiêm chức vụ Trưởng bộ môn Ngoại tại Trường Đại học Y Hà Nội.Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu: Hiện đang là Phó Giám đốc của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đã từng tham gia rất nhiều khóa đào tạo quốc tế về Tim mạch tại các quốc gia như Bỉ, Trung Quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Mỹ…Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và tham gia hỗ trợ khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế khác.Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình hiện đang là Phó Giám đốc của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hiện đang công tác tại phòng khám số 1 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ông là người có nhiều năm kinh nghiệm trong chữa trị các bệnh lý về thần kinh.Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Phan Thu Hương – hiện đang là bác sĩ tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bà cũng chính là Phó Giám đốc của Trung tâm Hô Hấp tại Bệnh viện Bạch Mai.Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Ngô Đăng Thục: Hiện đang là Trưởng khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Bảng giá Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Về bảng giá Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bao nhiêu tiền thì nó còn phụ thuộc vào từng diện bệnh, mức độ nhiễm bệnh, phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, nhu cầu của từng người….

Mỗi một bệnh lý khi điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ có một mức giá khác nhau. Bên cạnh đó thì kể cả cùng một bệnh lý nhưng mức độ nhiễm bệnh khác nhau nên phương pháp điều trị cũng khác nhau do đó chi phí có sự khác nhau. Việc điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa (bằng thuốc) sẽ có chi phí khác với việc điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa (mổ/phẫu thuật).

Ngoài ra thì tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng ảnh hưởng đến chi phí, giá tiền, bảng giá điều trị. Nếu người bệnh có sức khỏe tốt, chỉ mắc một bệnh thì giá tiền điều trị sẽ thấp hơn so với những người có sức khỏe kém, mắc đồng thời nhiều bệnh.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến giá tiền điều trị đó là nhu cầu của mỗi người bệnh. Mỗi người khi đến khám chữa bệnh tại đây sẽ có nhu cầu khác nhau nên chi phí cũng khác nhau.

Để biết cụ thể, chi tiết về bảng giá thì mọi người nên trực tiếp đến Bệnh viện để được thăm khám và thông báo mức giá cụ thể theo từng diện bệnh.

Dưới đây là bảng giá Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có đầy đủ các dịch vụ khám chữa các bệnh với mức giá cụ thể như sau:

*

*

Kinh nghiệm đi khám ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trước khi đi khám, ngoài việc tìm hiểu về lịch khám Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bạn cần lưu ý mấy điều sau:

Nếu cần làm xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày, đại tràng, bạn phải nhịn ăn sáng trong ngày đi khám.Nếu nội soi gây mê phải có người đi cùng.Nếu bạn bị cao huyết áp và đang điều trị theo đơn thì vẫn uống thuốc bình thường.Nếu có giấy chuyển viện từ tuyến dưới, bạn phải mang theo thẻ Bảo hiểm Y tế và chứng minh nhân dân.Những chuyên khoa Ung bướu, Da liễu, Tâm thần… khám vào các buổi chiều. Bạn nên gọi điện thoại đặt hẹn trước với nhân viên bệnh viện để chủ động thời gian khám, tránh phải chờ đợi.

Xem thêm: Sinh Viên Khoa Học Thư Viện Ra Làm Gì ? Ngành Thông Tin

Lưu ý quan trọng khi đi khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội?

Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi đi khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội mà bất cứ ai cũng nên biết:

Nên chủ động sắp xếp thời gian, và đến sớm để lấy số thứ tự.Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, sổ bảo hiểm (nếu có).Vào cuối tuần, số lượng bệnh nhân rất đông, nên để tránh tình trạng quá tải, bạn nên đi khám vào các ngày trong tuần.Bệnh viện đông đúc, khó tránh khỏi việc kẻ gian lợi dụng sơ hở và trộm cắp đồ dùng, tài sản. Vì vậy, hãy thận trọng bảo vệ tài sản của bản thân.Nếu muốn khám bệnh theo yêu cầu, do các chuyên gia thực hiện, bạn nên tìm hiểu về lịch làm việc của bác sĩ trước. Tránh việc mất thời gian đến khám, nhưng bác sĩ lại không làm việc vào ngày đó.Đối với các bệnh lý cần làm xét nghiệm máu, nội soi… người khám cần nhịn ăn sáng.Khoa Ung bướu, Da liễu, Tâm thần… thường khám vào các buổi chiều. Bạn nên gọi điện thoại đặt hẹn trước, để chủ động thời gian khám, tránh phải chờ đợi.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội gần bến xe nào

Bến xe Mỹ Đình: 9kmBến xe Giáp Bát: 3.5kmBến xe Nước Ngầm: 7km, đi xe bus tuyến 16Bến xe Yên Nghĩa: 11km

Các tuyến xe bus qua Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Xe buýt 12: Công viên Nghĩa Đô – Đại ÁngXe buýt 16: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Nước NgầmXe buýt 19: Trần Khánh Dư – Thiên Đường Bảo Sơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *