Sức mạnh của phim tài liệu, phim khoa học luôn là phản ánh những vấn đề nóng, thiết thân của xã hội. 34 phim tài liệu và 12 phim khoa học dự thi giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam năm nay thực sự là một thách thức với Ban giám khảo, để chọn ra những tác phẩm xứng đáng nhất để tôn vinh.

Đề tài phong phú trải dài không gian, thời gian, từ chân dung nhân vật, hành trình du ký đến những câu chuyện về đời sống ở các góc cạnh tinh vi… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh thấy rõ, có thể thấy nhiều nhà làm phim tài liệu và phim khoa học Việt Nam đã mắc phải những nhược điểm đáng tiếc.

Đang xem: Hãng Phim Tài Liệu Khoa Học Trung Ương

Tham dài dễ dẫn đến kết cấu lỏng lẻo

Nếu trước đây, phim tài liệu thường gói gọn khoảng 20-30 phút thì gần đây, dung lượng phim càng ngày càng có xu hướng dài ra. Ở giải Bông sen năm nay, số phim dài trên 30 phút chiếm đa số, đến 21 phim. Có 1 phim 2 tập dài tới 86 phút (“Kỳ tích chinh phục một dòng sông”), 1 phim 60 phút (“Loan – Phượng Hoàng tái sinh”), 2 phim trên 50 phút và nhiều phim trên 40 phút.

*
“Ghép tạng” – 1 phim đúng chất khoa học của Điện ảnh quân đội nhân dân. Ảnh: nguồn Điện ảnh QDND

Có lẽ điều này do nhiều đạo diễn Việt bị ảnh hưởng bởi cách làm phim tài liệu quốc tế mà một số tên tuổi từng sang Việt Nam giảng dạy với các workshop, tiêu biểu như nhà báo người Bỉ Thierry Michelle. Chuyên gia này là tác giả rất nhiều phim tài liệu nổi tiếng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế và được phát hành rộng rãi trên thế giới như “Mobutu, roi du Zaïre” (Mobutu, Vua của Zai-ia), “Congo River, au-delà des ténèbres” (Dòng sông Công-gô), “Gosses de Rio” (Những đứa trẻ ở Rio), “Iran sous le voile des apparences” (Iran dưới tấm mạng che mặt)…

Không phải phim tài liệu Việt dài nào cũng dở, nhưng khá nhiều phim bị hỏng ở kết cấu, do không làm chủ được nhịp điệu và tiết tấu. Có phim khởi đi đầy hứng khởi nhưng càng sau càng đuối và bị lạc hẳn chủ đề, tiếc nhất là có tác giả vì “nể” một số quan hệ đưa vào phim nên đường dây mạch phim tự nhiên bị ngắt. Có phim tác giả chủ đích làm dài từ đầu nên phần giao đãi lê thê, xem gần 10 phút vẫn chưa vào chính chuyện. Cũng có tác phẩm được làm từ việc đặt hàng của nhân vật nên dù được đầu tư công phu, từ khâu quay phim (nội cảnh, ngoại cảnh) đến khâu hậu kỳ nhưng phim lại không mang tới cảm xúc chân thành của nhà làm phim. Và khi nhà làm phim không đặt trái tim vào bộ phim nên không thể thuyết phục, hấp dẫn khán giả.

Những “con lai” và một vài lỗi khác

Sự lẫn lộn giữa 2 thể loại phim tài liệu và khoa học vẫn là căn bệnh “trầm kha”. Nhiều phim khoa học bị “lai” pha tạp chất tài liệu, có lẽ bởi các nhà làm phim sợ rằng nếu để nguyên chất khoa học sẽ bị khô khan, khó xem. Ngay cả một phim khoa học khá tốt như “Cuộc chiến chống SARS” cũng bị pha tài liệu rõ.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Bách Khoa Hà Nội Các Năm, Điểm Chuẩn Đh Bách Khoa Hà Nội Năm 2020

Sự lan tỏa, tính hiệu quả xã hội cũng là một yếu tố rất quan trọng khi chấm giải phim tài liệu, phim khoa học. Tiếc thay nhiều bộ phim thiếu sức nặng của ý tưởng và hiệu quả xã hội. Phim đã không “nóng” lại không đủ độ sâu sắc để xem “nguội”. Có phim làm để lưu trữ mang giá trị tư liệu nhưng không hợp với “thi đấu” tranh giải Cánh diều.

Một số phim khác lại bị mắc ở một số lỗi, ví dụ chỉ dừng ở phóng sự truyền hình, không phải phim tài liệu, không có hình tượng nhân vật và đặc biệt thiếu những chi tiết, hình ảnh mang tính ẩn dụ sâu sắc. Trùng lắp hình ảnh, không chắt lọc trong phần phỏng vấn nhân vật để dông dài, lan man và âm nhạc, âm thanh chưa hỗ trợ câu chuyện mà, thậm chí còn lấn át lời nhân vật.

Một số phim quay theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, không chú trọng gì đến bối cảnh nên để thừa “rác” trong khuôn hình và “tra tấn” người xem bằng mạch chuyện miên man. Điều này do tác giả bị hiểu sai về phương pháp làm phim trực tiếp của Hiệp hội Điện ảnh Varan (còn gọi là Atelier Varan, thành lập năm 1981 tại Pháp) từng mở nhiều workshop ở Việt Nam. Đề tài làm phim trực tiếp là những gì đang diễn ra mà cuộc sống ghi nhận, kể cả những thứ “xộc xệch” của đời sống cũng là chất liệu quý, kèm theo những thay đổi, xung đột. Ưu tiên sự thật, tối giản lời bình, hầu như không có bàn tay can thiệp của đạo diễn…, đó là phong cách điện ảnh trực tiếp, còn gọi là “điện ảnh hiện thực” (cinema direct). Nó khác xa với sự giản đơn và dễ dãi.

Xem thêm: Chia Sẻ Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Mạng Xã Hội Của Học Sinh

Ngoài ra, một số phim bị định màu sai, mặt nhân vật bị phủ một lớp hồng phấn lên mặt. Hình ảnh bị nháy, giật ở nhiều đoạn do gửi định dạng không đúng, cảm giác người gửi không xem lại sau khi copy bản chính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *