Pháp lý vô vi là gì? Trong các bộ phim kiếm hiệp, chúng ta thường thấy hình ảnh các nhân vật ngồi tham thiền nhập định để lấy lại sức hoặc các vị tôn sư của các môn phái thường bế quan tham thiền để trau dồi sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về hiệu quả của Thiền ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu vể Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp hay còn gọi là Thiền Vô Vi.

Đang xem: Thiền thực hành theo pháp lý vô vi khoa học huyền bí phật pháp

Pháp lý Vô Vi là gì?

Pháp lý Vô Vi có tên gọi đầy đủ là: Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp hay đơn giản là Vô Vi.

Vô Vi không phải là tôn giáo mà là một phương pháp thực tiễn giúp hành giả có thể trau dồi tâm linh và thích hợp với mọi tín ngưỡng và mọi người. Hành giả Vô Vi thực hiện pháp môn này trong tư thế tự do hoàn toàn không bị ràng buộc bất kỳ một thủ tục nhập môn hay nghi lễ nào. Pháp tu này không phân chia sư phụ hay đệ tử mà chỉ có người đi trước hướng dẫn cho người đi sau. Điều kiện duy nhất để nhận pháp đó chính là hành giả thực hành theo đúng pháp, nghiêm túc và điều đặn thì mới thu được kết quả tốt.

*

Nguồn gốc của Pháp Thiền Vô Vi

Phương pháp thiền Vô Vi được tìm ra vào năm 1942 tại Việt Nam bởi cụ Đỗ Thuần Hậu tên thường gọi là ông Tư. Cho đến hiện nay thì phương pháp này đang được phát triển dưới sự hướng dẫn của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng – pháp danh là Vĩ Kiên và tên thường gọi là ông Tám.

Phương pháp Thiền Vô Vi Phật pháp này có tên gọi là Đời Đạo Song Tu có nghĩa là không bắt buộc người hành Thiền phải thực hiện theo bất cứ điều kiện nào như: Ăn chay, cạo đầu, không có gia đình,… Đời sống của hành giả vẫn bình thường và thực hiện Thiền vào mỗi buổi tối là đủ.

Các bước thực hiện Pháp Thiền Vô Vi

Khác hẳn với các loại Pháp Thiền khác, Vô Vi pháp đặt căn bản vào Điển Quang và có 3 động tác chính:

Soi Hồn

Mục đích của động tác này đó chính là dùng nhân điện trong người để đặt trên các huyệt châm cứu trên đầu nhằm khai thông thần kinh làm giảm đi sự Sân Hận của con người. Soi Hồn chính là Pháp tập trung chủ yếu vào Tinh Khí Thần trong người lên bộ đầu để giúp khai mở Thiên Môn.

Pháp Luân Thường Chuyển

Có thể hiểu nôm na đó chính là Thở ngồi. Hàng ngày, chúng ta đưa vào trong người rất nhiều thức ăn, tích tụ lâu ngày trong cơ thể nên chúng ta sẽ có nhiều Trược hơn là Thanh. Phương pháp này khác với thở thông thường là chúng ta thực hiện bằng bụng chứ không phải bằng phổi. Nhờ đó mà số lượng dưỡng khí vào bên trong người nhiều hơn giúp kích thích sự hoạt động của ngũ tạng và loại bỏ dần các chất bã trong người biến nó thành trong sạch – khứ Trược lưu Thanh. Trên quan điểm Đạo, Pháp Luân Thường Chuyển sẽ đưa đến con mắt thứ 3 thấy được những cái mà người thường không nhìn thấy được.

Xem thêm: Chia Sẻ Tài Liệu Giáo Trình Kiến Trúc Máy Tính Đại Học Bách Khoa

*

Thiền Định

Động tác này tập trung trí ý trên đỉnh đầu hay giữa trung tâm chân mày để giúp quy tụ luồng Điển bên trong nội tạng. Khi ngồi Thiền các bạn phải luôn nhớ: An Trí, an Tánh, an Thần. Chẳng lo, chẳng nghĩ, chẳng cần việc chi.

Lợi ích của hành Thiền Vô Vi

Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mang lại rất nhiều kết quả kỳ diệu về sức khỏe nhưng có thể hiểu tổng quát như sau:

Pháp thiền vô vi giúp chống mệt mỏi

Những khi cảm thấy mệt mỏi các bạn có thể áp dụng Pháp Thở giúp thu nạp dưỡng khí vào người mang đến cảm giác thoải mái hơn. Thực hiện thao tác này trong một khoảng thời gian thì nét mặt của bạn sẽ tươi trẻ hơn. Khi một đứa trẻ mới sinh ra đã biết thở bằng bụng thì chúng ta sẽ cùng thực hiện để quay về Thở như một đứa trẻ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quay ngược thời gian để con người trẻ hóa.

Pháp thiền vô vi giúp giảm Sân Hận

Khi thực hiện Pháp Soi Hồn lâu ngày thì các bạn sẽ không còn uất khí v2 không còn cảm thấy sân si. Vì khi thực hiện động tác này luồng Điển trong người bạn sẽ hoạt động làm thông các nẻo hóc thần kinh bị tắc nghẽn. Tuy nhiên bạn phải thực hiện đúng ở huyệt đạo trên trán và trong lỗ tai.

Theo thầy Tám thì: Người mới tu làm Pháp Soi Hồn để khôi phục Thần Lực đã bị mất trong ngày, vì làm việc, vì sinh hoạt chúng ta phải dùng tất cả khả năng sẵn có của chính mình để đổi lấy đồng tiền chén cơm, thì không thể nào không bị suy yếu thần kinh. Khi ta đi làm việc trở về, tập Soi Hồn là ta khôi phục lại chấn động lực của khối óc.

*

Pháp thiền vô vi giúp chống lại tạp niệm

Nhiều người cho rằng họ không thể ngồi Thiền được vì mỗi lần thực hiện là tạp niệm kéo đến muốn xua đuổi ra cũng không được. Chính vì thế, trước khi thực hiện thiền Vô Vi thì các bạn cần phải thở thì tâm mới Định. Đây chính là một biện pháp hiệu quả chống lại lo lắng, mệt mỏi.

Xem thêm:

Cuộc sống hiện nay ngày càng phức tạp nếu bạn không tìm ra phương pháp bảo vệ tinh thần thì đến một lúc nào đó tâm trí khủng hoảng ảnh hưởng không tốt đến thần kinh. Bạn có thể tìm đến Thiền Vô Vi Phật pháp để chống lại mệt mỏi, uất khí mang đến cuộc sống an yên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *