(PLVN) -Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel, cũng là người duy nhất được trao giải thưởng này ở hai lĩnh vực khác nhau. Tin vui thứ hai nói trên đến khi bà đang trải qua giông tố do cuộc tình lầm lỡ với người đàn ông kém 5 tuổi.

Đang xem: Marie Curie: Nhà Khoa Học Marie Curie

*

Nhà khoa học thiên tài Marie Curie là một phụ nữ lịch lãm và rất xinh đẹp

Từ nữ sinh ham học đến nhà bác học thiên tài

Marie Curie có tên khai sinh là Maria Sklodowska, bà sinh năm 1867 trong một gia đình có cha mẹ đều là giáo viên. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã thể hiện là một đứa trẻ thông minh nổi trội. Năm Marie lên 10, mẹ bà đột ngột qua đời do bệnh lao. Dù chỉ là một giáo viên, lại phải chịu cảnh gà trống nuôi con nhưng cha của Marie vẫn cho các con ăn học đầy đủ. Trong suốt những năm trung học, Marie luôn đứng đầu lớp. Tuy nhiên, bà lại không thể vào trường Đại học Warsaw bởi trường đại học lúc bấy

giờ vốn chỉ dành cho nam giới. Để theo đuổi đam mê nghiên cứu, Marie và người chị gái tên Bronya buộc phải theo học tại những lớp học được tổ chức một cách bí mật. Cả hai chị em đều ấp ủ ước mơ được ra nước ngoài để có thể nhận tấm bằng chính thức nhưng bất lực vì không có tiền. Không nản chí, hai chị em sau khi bàn bạc đã thông nhất rằng Marie sẽ ở nhà làm việc để Bronya ra nước ngoài học rồi sau đó đến lượt Bronya về nước kiếm tiền để Marie hoàn thành việc học.

*
Bà Marie Curie và chồng

Theo đúng thỏa thuận này, trong suốt 5 năm, Marie vừa làm giúp việc, vừa làm gia sư để kiếm tiền gửi cho chị ăn học. Thời gian rảnh, bà lại miệt mài nghiên cứu vật lý, hóa học và toán học. Năm 1891, Marie cuối cùng cũng được đến Paris. Tại đây, bà ghi danh vào trường Sorbonne và bắt đầu vùi đầu vào việc học hành. Dù được chị gái chu cấp nhưng số tiền đó quá ít so với chi phí ở thành phố Paris hoa lệ. Cũng vì thiếu ăn nên bà thường xuyên bị ngất, cơ thể gầy gò. Song, Marie vẫn lấy được bằng thạc sĩ vật lý vào năm 1893 và nhận thêm một bằng thạc sĩ môn toán học vào năm sau đó.

Năm 1895, Marie được giao thực hiện nghiên cứu về các loại thép và từ tính của chúng nên cần một phòng thí nghiệm để làm việc. Thông qua một đồng nghiệp, bà được giới thiệu cho nhà vật lý người Pháp là Pierre Curie. Ngay sau khi gặp mặt, hai người đã nhanh chóng nảy sinh tình cảm và trở thành một bộ đôi hoàn hảo, nhất là trong lĩnh vực khoa học. Đến giữa năm 1895, hai người đã kết hôn.

Ban đầu, Marie và Pierre nghiên cứu các dự án khác nhau nhưng sau khi Marie phát hiện hiện tượng phóng xạ, hai vợ chồng bắt đầu cùng nhau nghiên cứu về lĩnh vực mới mẻ này. Từ quặng uranit, vào năm 1898, hai vợ chồng đã phát hiện một nguyên tố phóng xạ mới. Họ đặt tên cho nguyên tố này là polonium, tức tên quê hương Ba Lan của bà Marie. Ngoài ra, họ cũng phát hiện một chất phóng xạ khác trong quặng uranit và gọi là radium. Năm 1902, vợ chồng nhà Curie thông báo họ đã sản xuất được một decigram radium nguyên chất, chứng tỏ sự tồn tại của nguyên tố hóa học này.

*
Bà Marie Curie trở thành góa phụ khi mới 38 tuổi

Một năm sau đó, họ vinh dự được nhận giải thưởng Nobel về vật lý chung với nhà vật lý học Henri Becquerel nhờ nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ. Với giải thưởng này, Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên được trao giải Nobel.

Trong vài năm sau đó, hai vợ chồng đã dùng tiền thưởng để tiếp tục công việc nghiên cứu. Thế nhưng, tai họa ập xuống với Marie vào năm 1906, khi ông Pierre đột ngột qua đời do bị xe ngựa của quân đội lao vào. Năm đó, bà Marie vừa bước sang tuổi 38. Mất đi người bạn đời, cũng là người đồng hành trong các công trình nghiên cứu, Marie đã suy sụp trong một thời gian dài. Về sau, bà gắng gượng trở lại và tiếp quản công việc giảng dạy của chồng ở trường đại học Sorbonne, trở thành nữ giáo sư đầu tiên của trường.

Mối tình thị phi với học trò của người chồng quá cố

Năm 1911, Marie tiếp tục ghi danh vào lịch sử khi trở thành nhà khoa học đầu tiên giành hai giải thưởng Nobel. Lần này, bà được trao giải thưởng trong lĩnh vực hóa học với phát hiện radium và polonium. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà Marie đang ngập đầu trong những rắc rối do cuộc tình với một nhà khoa học trẻ hơn 5 tuổi tên Paul Langevin – vốn là một học trò của ông Pierre, cũng là một nhà khoa học giỏi giang, lại đẹp trai, nam tính.

Nhưng thật trớ trêu, Langevin là người đã có vợ và 4 con. Biết rõ vấp phải mối tình này sẽ là éo le, thị phi nhưng không ngăn nổi trái tim Marie Curie rạo rực yêu đương và khát khao hạnh phúc. Theo các nguồn tin, bà Marie và Langevin thậm chí đã thuê nhà ở gần trường Sorbonne để bí mật gặp gỡ. Chỉ 3 ngày trước khi Marie được công bố là chủ nhân của giải Nobel thứ 2, vợ của Langevin phát hiện những bức thư tình mà bà Marie đã viết cho chồng mình. Dù cuộc hôn nhân với chồng không hạnh phúc và trước đó Langevin cũng từng qua lại với một số người đàn bà khác nhưng vợ của ông ta vẫn cay cú gửi những bức thư tình của bà Marie cho một tờ báo ở Pháp.

Thông tin về vụ ngoại tình của nhà khoa học nữ nổi tiếng như một quả bom tấn, ngay khi được công bố đã khiến cả nước Pháp rúng động. Dù thực tế là cuộc hôn nhân của Langevin không hạnh phúc và ông ta đã ly thân với vợ nhưng người ta vẫn thi nhau chỉ trích Marie là người phụ nữ lăng loàn, mang dã tâm cướp chồng người khác khi trong những bức thư bà nhiều lần thúc giục người tình ly hôn với vợ để cưới bà…

Giữa những lùm xùm như vậy, Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển đã tìm cách thuyết phục Marie không đến Stockholm nhận giải thưởng Nobel vì cho rằng những người ngoại tình không xứng đáng bắt tay Nhà vua Thụy Điển(?). Song, trong bức thư gửi Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển, Marie khẳng định giải thưởng được trao nhằm tôn vinh việc phát hiện radium và polonium.

“Tôi nhận thấy không có bất cứ mối liên hệ nào giữa việc nghiên cứu khoa học với đời tư của mình. Tôi không thể chấp nhận được việc đánh giá giá trị của công trình khoa học bị ảnh hưởng bởi những lời phỉ báng và vu khống liên quan đến đời tư”, bà khẳng định. Cuối cùng, được sự động viên của những nhà khoa học và nhiều người khác, bà vẫn tới nhận giải Nobel.

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, bà Marie dành toàn bộ thời gian và các nguồn lực để nghiên cứu về việc ứng dụng tia X vào chăm sóc sức khỏe, nhất là trong việc điều trị những tổn thương ở xương và điều trị ung thư. Bà đã lấy radium tinh chế được để chia cho các phòng X-quang và bán huy chương Nobel để lấy tiền hỗ trợ mở hơn 200 phòng chụp X-quang di động, giúp cứu sống nhiều binh sỹ bị thương. Phải đến lúc này, những chỉ trích nhằm vào bà mới lắng xuống.

Với những thành tích xuất sắc trong suốt cuộc đời mình, Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bà đã được nhận vô số giải thưởng danh giá. Ngày nay, tên bà được dùng để đặt cho nhiều cơ sở nghiên cứu và giáo dục cũng như các trung tâm y tế trên khắp thế giới.

Từ khóa: Sorbonne Marie Curie trao giải thưởng Đại học Warsaw PLVN radium Maria nobel paris nhận giải thưởng

Độc đáo phong tục tắm Ofuro của người Nhật

(PLVN) -Tắm Ofuro là phong tục có từ rất xa xưa của Nhật Bản. Và cho đến nay, đây được xem là nét văn hoá tiêu biểu và lâu đời của người Nhật vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Bí ẩn về con thuyền gỗ khổng lồ vượt trận đại hồng thuỷ trong kinh thánh

Khám phá nghề muối (Kỳ 1): Du lịch muối, về cội nguồn của vị mặn đắt nhất thế giới

Bí mật những món quà của nguyên thủ (Kỳ 2): Ngọn nguồn chiếc bàn “siêu quyền lực” trong Nhà Trắng

Những tiết lộ về UFO lần đầu được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố

Biển Đen “dậy sóng”

*

(PLVN) -Đã từ khá lâu nay rồi, mối quan hệ giữa Mỹ,EU và NATO với Nga căng thẳng và trắc trở, thậm chí còn đến mức cả hai phía đều công khai xác nhận tồi tệ như chưa từng thấy kể từ nhiều thập kỷ trở lại đây.
(PLVN) -Ở Iran, phụ nữ khi tới nơi công cộng đều phải đeo khăn che mặt. Thế nhưng, có một điều đáng ngạc nhiên là số ca thẩm mỹ, nhất là nâng mũi, ở nước này lại không ngừng gia tăng, lọt vào top 10 nước có số ca thẩm mỹ nhiều nhất thế giới. Nam giới Iran cũng không kém cạnh ở mặt này.
(PLVN) -Sahara là sa mạc lớn nhất trên Trái Đất với diện tích hơn 9.000.000 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ, Trung Quốc. Một trong những điều đặc biệt lànơi đây tồn tại rất nhiều bích hoạ cỡ lớn, muôn hình muôn vẻ, đẹp đến tinh xảo.

Xem thêm: Tổ Chức Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan, Tiếp Cận Mô Hình Tích Hợp Về Ven Sông

Bí mật những món quà của nguyên thủ (Bài 1): Độc đáo món quà Tổng thống Mỹ Joe Biden tặng Tổng thống Nga Putin

*

(PLVN) -Tặng quà cho quốc khách được xem là thông lệ trong tất cả các nền văn minh ở mọi thời đại, là một trong những nghi thức ngoại giao quan trọng không thể thiếu của mọi đất nước.
(PLVN) -Hàng triệu tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới mỗi năm một lần lại thực hiện lễ hành hương Hajj về Thánh địa Mecca để tỏ lòng quy phục Thánh Allah, gột rửa linh hồn và hôn lên phiến đá Hắc Thạch linh thiêng. Nhiều người Hồi giáo tin rằng, phiến đá này có năng lực siêu nhiên.
(PLVN) -Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã thông báo kế hoạch triển khai hai sứ mệnh khoa học mới để khám phá sao Kim trong giai đoạn giữa năm 2028 và 2030.
(PLVN) -Người Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng tự hào về nền ẩm thực phong phú, đa dạng của mình và điểm đặc sắc nhất của ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ là rất nhiều món ăn hấp dẫn của họ có lịch sử vô cùng sâu xa, lâu đời và kem chặt Maras Dondurma chính là một món ăn như thế.
(PLVN) -Trên khắp thế giới nhân loại đều có truyền thống sùng bái thần thánh. Ngọn núi thần của người Hy Lạp cổ đại là đỉnh Olympia, núi thần của người Do Thái là đỉnh Sinai, núi thần của người Hán là đỉnh Côn Luân, còn đối với người Tây Tạng, ngọn núi Kailash được xem là cửa ngõ vào cõi vô hình thứ 7 của các nhà hiền triết vĩ đại.
(PLVN) -Theo khảo chứng thực địa của các nhà khoa học, trận đồ đá tảng Stonehengeở nước Anh được xây dựng vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới là sớm nhất, tức là vào năm 2800 trước Công nguyên, là một trong những kiến trúc đá vòng cromlech kì lạ nhất còn giữ được cho đến nay.
(PLVN) -Nhận thấy du lịch có thể tàn phá “món quà” thiên nhiên ban tặng, chính phủ Tây Ban Nhađã áp dụng nhiều chính sách thiết thực và biện pháp nghiêm ngặt tại những khu du lịch biển trong gần hai thế kỷ qua.
(PLVN) -Từng là cậu bé bán hải sản ở chợ và có một cuộc sống rất khó khăn,sau những nỗ lực không ngừng, Manuel Villar đã trở thành tỷ phú giàu có bậc nhất Philippines.
(PLVN) -Những dự án khai thác tài nguyên khoáng sản trên các tiểu hành tinh được phát động và triển khai thời gian qua đã đưa đến cuộc tranh luận sôi nổi quanh đề tài khám phá không gian và cách thức mà con người sử dụng không gian để phục vụ nền văn minh nhân loại, đồng thời nêu bật một vấn đề trọng tâm là cuộc khủng hoảng tài nguyên trên hành tinh của chúng ta.
(PLVN) -Ở quần đảo Polynesia thuộc Pháp, quả sa-kê là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người dân và cả văn hóa của họ. Loài quả này có vai trò quan trọng đến mức câu chuyện về nó gắn liền với lịch sử của quần đảo.
(PLVN) -Người phụ nữ bất hạnh này sinh ra đã thiếu mất đôi cánh tay nhưng không vì thế, mà cô chịu đầu hàng số phận. Tất cả những gì cô làm bằng nghị lực sống của mình đã khiến cả thế giới phải thán phục. Không chỉ sống và làm việc được như những người bình thường mà cô còn làm được nhiều hơn thế…Cô đã trở thành người phụ nữ không tay đầu tiên trên thế giới nhận được chứng chỉ lái máy bay.
(PLVN) -Sumo được biết đến là môn võ của tinh thần văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật. Những võ sĩ Sumo Nhật Bản luôn là những ngôi sao sáng được người dân sùng bái tôn trọng, tuy nhiên con đường bước lên đỉnh vinh quang của võ đài cũng không hề dễ dàng.
(PLVN) -Hồ Thiên Trì nằm trên một hõm chảo đỉnh núi Trường Bạch, là một phần của dãy núi Bạch Đầu, hồ còn có tên là Long Đàm, thuộc địa phận của tỉnh Cát Lâm, (Trung Quốc). Ở Bắc Triều Tiên, hồ thuộc tỉnh Ryanggang (Lưỡng Giang). Hồ Thiên Trì trong một thập kỷ nay đã trở thành điểm đến của những khách du lịch Trung Quốc tò mò về đôi “quái vật” bí ẩn trong lòng hồ.
(PLVN) -Ở Nhật Bản, ngày càng nhiều người sống độc thân và chết đi trong cô độc, và nghề dọn đồ cho người quá cố cũng vì thế mà ngày càng trở nên cần thiết.
(PLVN) -Là một trong những người hiếm hoi mắc hội chứng “tim lạc chỗ”, cô bé người Nga Virsaviya Borun đã bị các bác sĩ dự đoán sẽ chết ngay sau khi sinh, nhưng thật thần kỳ, đến nay bé vẫn sống khỏe mạnh.

Xem thêm:

(PLVN) -Mũi Hảo Vọng (The Cape of Good Hope) trông giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, mũi Hảo Vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á.

Click để xem tiếp

Đối tác

Thông tin doanh nghiệp

*

MSB thông báo xử lý tài sản thế chấp của Công ty Sao Mộc, Công ty Tân Sao Thổ và Công ty Tài Nguyên theo quy định của pháp luật

*

Tập đoàn TH trao tặng 2.000 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 góp sức chống dịch

*

Tổng Công ty Điện lực miền Nam: Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội

*

Sun Life chính thức phát hành hợp đồng bảo hiểm điện tử thông qua ứng dụng my Sun Life

*

Đón đầu nhu cầu giao dịch ngoại hối mùa cuối năm, VPBank tung gói quà tặng dành cho doanh nghiệp lớn

*

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai-Vinacomin Thông báo đấu giá tài sản

*

Công ty CP Than Mông Dương – TKV

*

Cơ hội nghề nghiệp cho thế hệ trẻ hậu đại dịch Thông báo đấu giá tài sản

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *