2. Các bước tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Quy trình NCKHSPƯD được xây dựng dưới dạng một khung gồm 7 bước như sau:

Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng2 Bước

Hoạt động
1. Hiện trạng Giáo viên (người nghiên cứu) suy nghĩ, phát hiện ra những hạn chế của hiện trạng trong viêc dạy – học, quản lý giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.

Đang xem: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thcs

Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên nhân để tác động nhằm cải thiện hiện trạng.

2. Giải pháp thay thế Giáo viên (người nghiên cứu) suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại; Xác định tên đề tài NCKHSPƯD.
3. Vấn đề nghiên cứu Giáo viên (người nghiên cứu) xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết.
4. Thiết kế Giáo viên (người nghiên cứu) lựa chọn thiết kế phù hợp. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (nếu cần), quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
5. Đo lường Giáo viên (người nghiên cứu) xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
6. Phân tích Giáo viên (người nghiên cứu) phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.
7. Kết quả Giáo viên (người nghiên cứu) đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và khuyến nghị.

Dựa vào khung NCKHSPƯD này GV/ CBQL lập kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng theo khung NCKHSPƯD, trong suốt quá trình triển khai đề tài, người nghiên cứu sẽ không bỏ qua những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu. Nghiên cứu KHSPƯD được tiến hành như sau :

1) Xác định đề tài nghiên cứu

2) Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

3) Đo lường – Thu thập dữ liệu

4) Phân tích dữ liệu

5) Báo cáo kết quả nghiên cứu

3 . Phương pháp NCKHSPƯD

NCKHSPƯD sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; cả hai phương pháp tiếp cận này đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng đều nhấn mạnh việc nhìn lại quá trình của GV về việc dạy và học, năng lực phân tích để đánh giá một cách hệ thống, năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến những người ra quyết định hoặc những nhà giáo dục quan tâm đến các kết quả NCKHSPƯD.

NCKHSPƯD nhấn mạnh đến nghiên cứu định lượng do nghiên cứu định lượng có nhiều lợi ích : Trong nhiều tình huống, kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu (ví dụ: điểm số của học sinh) có thể được giải nghĩa một cách rõ ràng. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng đem đến cho giáo viên cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá. Đó là những nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu. Thống kê được sử dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đối với người nghiên cứu, thống kê giống như một ngôn ngữ thứ hai và kết quả NCKHSPƯD của họ được công bố trở nên dễ hiểu. Nghiên cứu định lượng không những giúp cho kết quả nghiên cứu được chứng minh một cách rõ ràng, dễ hiểu mà còn giúp GV/ CBQL dễ thực hiện, kết quả tức thì do “cân đong, đo đếm” được. VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. NCKHSPƯD là gì?

2. NCKHSPƯD có gì khác so với Sáng kiến kinh nghiệm?

3. NCKHSPƯD được tiến hành theo mấy bước, gồm có các bước nào?

4. Vì sao NCKHSPƯD nhấn mạnh nghiên cứu định lượng?

VII. PHỤ LỤC BÀI 1Sơ đồ KWLTên bài học: ……………………………………………………………..Tên cá nhân/nhóm: …………………………………………………….Lớp: ………… Trường: ……………………………………………….

Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Xây Dựng Skyline, 403 Forbidden

Tên bài K (Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được)
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:
Bài 6:
Bài 7:

Bài 2: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨUI. MỤC TIÊU

Học xong bài này, học viên sẽ: Biết cách xác định thực trạng dạy học/giáo dục, xác định nguyên nhân, tìm giải pháp thay thế. Biết cách xác định tên đề tài nghiên cứu. Biết cách xác định vấn đề nghiên cứu. Biết cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN

Xác định đề tài nghiên cứu:

Suy ngẫm về thực trạng dạy hoc/giáo dục/quản lí giáo dục… Xác định nguyên nhân Tìm giải pháp thay thế Xác định vấn đề nghiên cứu Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Xác định tên đề tài

III. TÀI LIÊU VÀ THIẾT BỊ/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tài liệu tập huấn NCKHSPƯD cho giáo viên và CBQL trường THPT. Bút dạ, giấy A0 Máy tính được kết nối Internet Máy chiếu Projector IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾUHoạt động 1. Tìm hiểu thực trạngBước 1. Hoạt động cá nhân: suy ngẫm về thực trạng dạy học môn học mình đang phụ trách hoặc thực trạng học sinh mình đang quản lí… Chia nhóm (5-6 học viên/ nhóm có thể cùng môn học hoặc nhóm môn học liên quan hoặc chia nhóm theo nhiệm vụ đảm nhiệm, hoặc theo địa phương…) Giảng viên giao nhiệm vụ: mỗi học viên suy ngẫm về tình hình dạy học/giáo dục của mình tại cơ sở (những khó khăn đang gặp phải về chất lượng dạy học, kết quả học tập của học sinh trong môn học của mình, hoặc việc thực hiện nội quy của nhà trường…) Ví dụ: Học sinh không thích học Toán? Hoặc Học sinh không thích học Lịch Sử?, Kết quả học tập môn Hóa của học sinh thấp?, Học sinh hay đi học muộn…Bước 2. Hoạt động nhóm, thảo luận về thực trạng Các cá nhân trao đổi về tình hình dạy học/quản lí của mình, các vấn đề khó khăn đang gặp phải. Thảo luận nhóm, chọn các vấn đề nổi cộm đang gặp phải trong thực tiễn dạy học/giáo dục của các cá nhân, ghi ý kiến thống nhất của nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Giảng viên chốt lại:các vấn đề khó khăn trong thực tế dạy học/giáo dục của các nhóm vừa trình bày và kết luận: Suy ngẫm về tình hình dạy và học/giáo dụchiện tại là Bước đầu tiên của NCKHSPƯD. Từ các vấn đề này, người NC sẽ chọn một vấn đề cụ thể để tiến hành nghiên cứu. Giảng viên yêu cầu:mỗi nhóm chọn một vấn để để thực hành nghiên cứu. Bước 3. Tìm nguyên nhân gây ra thực trạng Giảng viên hướng dẫn các nhóm: tìm nguyên nhân gây ra thực trạng (có thể sử dụng sơ đồ tư duy, chủ đề chính ở giữa là vấn đề thực trạng, các nhánh chính là các nguyên nhân gây ra thực trạng (Ví dụ: chủ đề chính là vấn đề Học sinh không thích học môn Lịch sử, các nhánh nguyên nhân là: hoc sinh lười học; thiếu đồ dùng dạy học; lớp học đông; phương pháp dạy học chưa phù hợp…) Đại diện các nhóm trình bày, kết quả thảo luận. Giảng viên yêu cầu: Trên cơ sở các nguyên nhân đã được xác định, mỗi nhóm chọn một nguyên nhân để thực hiện việc tác động. Hoạt động 2: Tìm các giải pháp thay thếBước 1. Giảng viên giới thiệu Tìm các giải pháp thay thế là Bước thứ hai trong NCKHSPƯD, trong bước này, GV/ người nghiên cứu cần suy nghĩ tìm giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng, có thể từ nhiều nguồn khác nhau, từ kinh nghiệm của người khác, ở nơi khác đã làm hoặc do chính GV đưa ra…( xem thông tin phản hồi) Bước 2. Hoạt động nhóm, thực hành tìm giải pháp thay thế Các nhóm trao đổi, tìm giải pháp thay thế cho giải pháp đang thực hiện Các nhóm trình bày giải pháp thay thế của nhóm mình Các nhóm khác góp ý bổ sung Bước 3. Giảng viên hướng dẫn cách xác định tên đề tài nghiên cứu.

Trên cơ sở giải pháp thay thế, bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu. Tên đề tài bao gồm các thông tin cụ thể: Biện pháp tác động, địa chỉ tác động, kết quả dự kiến, đối tượng tác động.

(Ví dụ: Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của HS lớp 11 (trường THPT X, huyện… tỉnh…)Bước 4. Thảo luận nhóm, thực hành xác định tên đề tài nghiên cứu Các nhóm thảo luận xác định tên đề tài nghiên cứu (trên cơ sở giải pháp thay thế của nhóm) Các nhóm trình bày tên đề tài nghiên cứu của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung, cùng giảng viên góp ý, chỉnh sửa hoàn thiện tên đề tài nghiên cứu của các nhóm. Hoạt động 3. Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 1. Giảng viên giới thiệu về cách xác định vấn đề nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu là Bước thứ ba của quá trình NCKHSPƯD, việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải pháp thay thế cho tình huống hiện tại giúp giáo viên hình thành vấn đề nghiên cứu. Một đề tài NCKHSPƯD có từ 1-3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi. Ví dụ về tên đề tài và vấn đề nghiên cứu:Tên đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của HS lớp 11, trường THPT X, huyện… tỉnh… Vấn đề nghiên cứu: 1. Việc sử dụng Kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 11 trường THPT X, huyện… tỉnh… không?2. Việc sử dụng Kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học môn lịch sử có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường… không?Bước 2. Giảng viên hướng dẫn cách xác định vấn đề có thể nghiên cứu được

Các vấn đề có thể NC được là các vấn đề:

+ Không đưa ra đánh giá/ nhận định về giá tri (ví dụ: cần tránh các từ “tốt nhất”, hoặc “nên”, “phải”, “ bắt buộc”, “duy nhất ”, “tuyệt đối”… là những từ ngữ hàm chỉ việc đánh giá cá nhân, không nghiên cứu được)

+ Có thể kiểm chứng bằng dữ liệu (Sử dụng các công cụ NC như: Bảng kiểm, phiếu hỏi, kết quả các bài kiểm tra… để kiểm chứng cho các vấn đề NC)

Ví dụ:

Vấn đề NC 1. Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 11 … không?

2. Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học môn lịch sử có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 11… không?

Dữ liệu sẽ được thu thập 1. Bảng kiểm điều tra hứng thú của học sinh

2. Kết quả các bài kiểm tra trên lớp của học sinh

Bước 3. Các nhóm thảo luận, thực hành xác định các vấn đề nghiên cứu Các nhóm thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu theo đề tài nghiên cứu của nhóm mình. Đại diện các nhóm trình bày vấn đề nghiên cứu của nhóm, các nhóm khác và giảng viên góp ý bổ sung. Hoạt động 4: Xây dựng giả thuyết nghiên cứuBước 1. Giảng viên giới thiệu về xây dựng giả thuyết nghiên cứu Khi xây dựng vấn đề NC, người NC đồng thời lập ra giả thuyết NC. Giả thuyết NC là một câu trả lời giả định cho vấn đề NC và sẽ được chứng minh bằng dữ liệu. Ví dụ:

Vấn đề NC 1. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử có làm tăng hứng thú học tập của học sinh lớp 11 không?

2. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học môn lịch sử có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 11 không?

Giả thuyết 1. Có, nó sẽ làm thay đổi hứng thú học tập của học sinh

2. Có, nó sẽ làm tăng kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh

Giảng viên giới thiệu hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính: + Giả thuyết không có nghĩa (Ho): dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không tạo nên sự khác biệt giữa các nhóm.

+ Giả thuyết có nghĩa (Ha): dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả (có sự khác biệt sau khi tác động)

Giả thuyết có nghĩa có thể có hoặc không có định hướng. Giả thuyết có định hướng sẽ dự đoán định hướng của kết quả; Giả thuyết không định hướng chỉ dự đoán có sự thay đổi Ví dụ:

Giả thuyết (Ha) Có định hướng Có, nó sẽ làm tăng kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh
Không định hướng Có, nó sẽ làm thay đổi hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh

Bước 2. Các nhóm thảo luận, thực hành xây dựng giả thuyết nghiên cứu Các nhóm thảo luận xây dựng giả thuyết nghiên cứu theo đề tài nghiên cứu của nhóm Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác và giảng viên góp ý chỉnh sửa. V. THÔNG TIN HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

Tiến hành một nghiên cứu KHSPƯD, GV/CBQL phải thực hiện 5 công đoạn, công đoạn đầu tiên là Xác định đề tài nghiên cứu, đây là công đoạn có ý nghĩa quan trọng nó đảm bảo cho kết quả nghiên cứu thực sự mang tính ứng dụng, gắn với các vấn đề nổi cộm nảy sinh trong thực tế dạy – học/giáo dục.

Để xác định đề tài NCKHSPƯD GV/CBQL phải trải qua các bước: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân; Đưa ra các giải pháp thay thế; Xác định tên đề tài NC; Xác định vấn đề nghiên cứu; Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 1. Tìm hiểu thực trạng

GV/CBQL suy ngẫm về tình hình thực tại là bước đầu tiên của NCKHSPƯD, được bắt đầu bằng việc nhìn lại các vấn đề day – học/ giáo dục, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… trong môn học/ lớp học/ trường học của mình.

Ví dụ : Vì sao học sinh không thích học môn học này? Vì sao trong môn học của mình có nhiều học sinh yếu kém ? Vì sao nhiều học sinh không hiểu bài? Vì sao nhiều học sinh không học bài / làm bài tập về nhà? Có cách nào tốt hơn để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong môn học của mình? Phương pháp này có giúp cho học sinh nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế hay không? Có cách nào giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong môn học của minh?… Các câu hỏi như vậy liên quan đến các PPDH, hiệu quả dạy học, thái độ hành vi của học sinh. Từ những suy ngẫm về thực trạng, các câu hỏi chính là các vấn đề cần nghiên cứu. Trong rất nhiều vấn đề GV/CBQL lựa chọn một vấn đề để tìm nguyên nhân dẫn đến/ gây ra thực trạng/vấn đề đó.

Ví dụ: Vấn đề học sinh không thích học môn Lịch sử có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân: Do Phương pháp dạy học không phù hợp; Thiếu đồ dùng trực quan; Môi trường học tập không an toàn, thiếu thân thiện… Từ các nguyên nhân này GV/CBQL chọn một nguyên nhân để tìm biện pháp/ tác động thay thế. Các nguyên nhân khác có thể dùng cho các nghiên cứu tiếp theo (kết thúc nghiên cứu này sẽ là khởi đầu của nghiên cứu tiếp theo). Ví dụ: Lý do Phương pháp dạy học không phù hợp được chọn cho NCKHSPƯD này. Lý do thiếu đồ dùng trực quan sẽ được lựa chọn cho NCKHSPƯD tiếp theo…

Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 2Tìm các giải pháp thay thế

Từ vấn đề nghiên cứu, sau khi chọn nguyên nhân của vấn đề, GV/ CBQL cần suy nghĩ tìm giải pháp/tác động nhằm thay đổi thực trạng đây là bước thứ hai của NCKHSPƯD. Trong quá trình tìm kiếm và xây dựng các giải pháp thay thế, cần sử dụng tư duy sáng tạo, có thể tìm giải pháp thay thế từ nhiều nguồn khác nhau.

Ví dụ :

– Tìm Giải pháp đã được triển khai thành công ở nơi khác

– Điều chỉnh Giải pháp từ các mô hình khác

– Tìm Giải pháp mới do chính GV/ CBQL nghĩ ra…

Trong quá trình tìm kiếm, xây dựng các giải pháp thay thế, GV/ CBQL cần tìm đọc nhiều bài nghiên cứu giáo dục, các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình được đăng tải trên tạp chí, sách báo, trên mạng Internet trong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu ghi chép lại các thông tin từ các tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giải pháp thay thế. Người nghiên cứu có thêm hiểu biết kinh nghiệm của người khác về vấn đề nghiên cứu tương tự, từ đó có thể học tập, áp dụng, điều chỉnh giải pháp đã được nghiên cứu làm giải pháp cho nghiên cứu của mình. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu có luận cứ vững chắc cho giải pháp thay thế trong nghiên cứu của mình.

Quá trình tìm kiếm nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan được gọi là quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong quá trình này, người nghiên cứu cần đọc và tóm tắt các thông tin hữu ích như:

Nội dung bàn luận về các vấn đề tương tự; Cách thực hiện giải pháp cho vấn đề; Bối cảnh thực hiện giải pháp; Cách đánh giá hiệu quả của giải pháp; Các số liệu và dữ liệu có liên quan; Hạn chế của giải pháp … Với những thông tin thu được, người nghiên cứu xây dựng và mô tả giải pháp thay thế cho nghiên cứu của mình. Lúc này có thể bước đầu xác định tên đề tài nghiên cứu.

Ví dụ:

Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập Lịch sử của HS lớp 11 trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh.

Hoặc

Tăng cường sử dụng kênh hình trong các buổi ngoại khóa về giáo dục giới tính nhằm tăng kết quả học tập về giáo dục giới tính cho học sinh lớp 11 ở trường THPT Phạm Văn Đồng tỉnh Gia Lai.Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 3. Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu là bước thứ ba của NCKHSPƯD. Một đề tài NCKHSPƯD thường có 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.

Ví dụ : Xác định vấn đề nghiên cứu.

Đề tài Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Lịch sử của HS lớp 11 trường THPT X, thành phố Y thông qua việc sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy.
Vấn đề nghiên cứu 1. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử lớp 11 THPTcó làm tăng hứng thú học tập của học sinh không?

2. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử lớp 11 THPT có làm tăng kết quả học tập của HS sinh không?

Trong NCKHSPƯD vấn đề nghiên cứu phải là vấn đề có thể nghiên cứu được, muốn vậy, vấn đề nghiên cứu cần đáp ứng các điều kiện: Không đưa ra đánh giá về giá trị Có thể kiểm chứng bằng dữ liệu Ví dụ: Phương pháp dạy học tốt nhất đối với môn Lịch sử lớp 11 là gì ? “Tốt nhất”: nhận định về giá trị mamg tính cá nhân chủ quan (không nghiên cứu được), Hoạt động tham quan di tích lịch sử liệu có ích cho việc tăng hứng thú học tập môn học Lịch sử không? “ Có ích không’’ không có nhận định về giá trị và có thể kiểm chứng bằng dữ liệu. Do vậy, đây là vấn đề có thể nghiên cứu được. Có nên bắt buộc giáo viên sử dụng Phương pháp hợp tác nhóm trong dạy học môn Lịch sử hay không? “Nên” thể hiện sự chủ quan, mang tính cá nhân vì vậy không nghiên cứu được Học theo nhóm có giúp học sinh học tốt hơn không? Có thể nghiên cứu được vì có thể kiểm chứng được bằng các dữ liệu liên quan.

Khi xác định vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu cần tránh sử dụng các từ ngữ hàm chỉ việc đánh giá như: “phải”, “tốt nhất”, “nên”, “bắt buộc”, “duy nhất”, tuyệt đối”…

Xác định vấn đề nghiên cứu, cần chú ý đến khả năng kiểm chứng bằng dữ liệu. Người nghiên cứu cần suy nghĩ xem cần thu thập loại dữ liệu nào và tính khả thi của việc thu thập loại dữ liệu đó.Ví dụ minh họa

Vấn đề nghiên cứu 1. Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử lớp 11 THPT có làm tăng hứng thú học tập của học sinh không?

2. Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử lớp 11 THPT có làm tăng kết quả học tập của học sinh không?

Dữ liệu sẽ được thu thập 1. Bảng điều tra hứng thú của học sinh

2. Kết quả các bài kiểm tra trên lớp của học sinh.

Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Đồng thời với việc xây dựng vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu cần lập ra giả thuyết nghiên cứu tương ứng. Gỉả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được chứng minh bằng dữ liệu.

Xem thêm: Khoa Kế Toán Học Viện Ngân Hàng 2020 Chính Xác, Đội Ngũ Giảng Viên Bộ Môn Kế Toán Tài Chính

Ví dụ:

Vấnđề nghiên cứu 1. Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử lớp 11 THPT có làm tăng hứng thú học tập của học sinh không?

2. Sử dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy trong DH môn Lịch sử lớp 11THPT có làm tăng kết quả học tập của học sinh không?

Giả thuyết 1. Có, nó sẽ làm thay đổi hứng thú học tập của học sinh

2. Có, nó sẽ làm tăng kết quả học tập của học sinh

Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:

Giả thuyết không có nghĩa (Ho) Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không tạo nên sự thay đổi.

(không có sự khác biệt giữa các nhóm)

Giả thuyết có nghĩa (Ha) Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có hoặc không có định hướng

Quan hệ của hai dạng giả thuyết3 Sơ đồ các dạng giả thuyết nghiên cứu cưucứu

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *