A.HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNGHoạt động 1. Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong giáo dục 1.Mục tiêu: Sau hoạt động này học viên sẽ:

*

– Hiểu rõ bản chất của phương pháp NCKHSPƯD, biết quy trình và cách thức tiến hành một NCKHSPƯD.

Đang xem: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mầm non

– Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm hiện vẫn đang thực hiện với NCKHSPƯD.

– Có kỹ năng thực hiện được các NCKHSPƯD

– Có kỹ năng tập huấn lại cho đồng nghiệp và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện các NCKHSPƯD.

– Có ý thức phổ biến và tổ chức triển khai NCKHSPƯD.

2.Nhiệm vụ

Cá nhân tự nghiên cứu thông tin nguồn cho hoạt động 1 để trả lời các câu hỏi:

1. NCKHSPƯD là gì? Ví dụ.

2. Tại sao giáo viên và CBQLGD phải thực hiện các NCKHSPƯD trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình?

3. Sự khác nhau giữa nghiên cứu khoa học (sáng kiến kinh nghiệm) vẫn thường thực hiện tại các trường và Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Lấy ví dụ minh họa.

Hoạt động 2: Quy trình tổ chức 1 đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

1.Mục tiêu

Sau hoạt động này, học viên sẽ:

-Hiểu được vai trò của nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

-Nắm được quy trình tổ chức 1 đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong giáo đục mầm non

2.Nhiệm vụ

Từ tri thức cá nhân kết hợp nghiên cứu tài liệu, học viên thảo luận và trả lời các câu hỏi sau đây:

-Trong giáo dục mầm non, nghiên cứu sư phạm ứng dụng có vai trò như thế nào?

-Theo anh chị, những bước cơ bản để thực hiện 1 đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong trường mầm non?

Hoạt động 3: Thiết kế 1 đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong trường mầm non

1.Mục tiêu

Thông qua làm việc nhóm, học viên sẽ:

Thiết kế và trình bày được 1 hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại trường mầm non của mình

2.Nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận và xây dựng đề tài của mình

Các nhóm báo cáo

Hiệu chỉnh

B.HỌC LIỆU THAM KHẢO

1.Đinh Văn Vang, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, Modul bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, Bộ GD & ĐT, Hà Nội

2.Bộ GD& ĐT, Dự án Việt Bỉ (2009), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Hà Nội.

3.Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2016), Đinh Văn Vang, Lê Thị Kim Anh, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

C. THÔNG TIN PHẢN HỒI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong giáo dục

1.Khái niệm

NCKHSPƯD là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục. Nghiên cứu để thực hiện và đánh giá một tác động/can thiệp sư phạm. Tác động/can thiệp đó có thể là việc kiểm chứng tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học khác, sử dụng sách giáo khoa theo kiểu riêng, áp dụng phương pháp quản lý khác, triển khai chính sách mới, sử dụng công cụ mới vv… do giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện. Người thực hiện NCKHSPƯD vừa phải tiến hành thực nghiệm, đồng thời kiểm chứng kết quả và đánh giá ảnh hưởng của tác động/can thiệp đó một cách khoa học để quyết định xem có nên sử dụng và phổ biến can thiệp/tác động đó hay không.

NCKHSPUD là một công cụ để từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong mỗi nhà trường, đảm bảo hiệu quả, ứng dụng được các thành tựu của công nghệ thông tin, khoa học máy tính, dễ thực hiện, được giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang thực hiện.

Ở Việt Nam, lý thuyết này được Dự án Việt Bỉ tiếp cận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phổ biến từ năm 2009. Kết quả cho thấy: Đây là một cách làm mới, thú vị, hấp dẫn, phù hợp với giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học phổ thông. Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục coi đây là hành trang cần thiết của mình. Nó giúp cho giáo viên cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh của mình một cách thường xuyên. Nó giúp cho cán bộ quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý nhà trường.

Xu hướng hiện nay trên thế giới, NCKHSPƯD là một phần trong phát triển chuyên môn của giáo viên trong thế kỷ 21. Khi thực hiện NCKHSPƯD, giáo viên sẽ lĩnh hội các kỹ năng mới về tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề, nhìn lại quá trình, giao tiếp và hợp tác.

“Nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) là cách tốt nhất để xác định và điều tra những vấn đề giáo dục tại chính nơi mà vấn đề đó xuất hiện: tại lớp học – tại trường học. Thông qua việc tích hợp nghiên cứu tác động (NCKHSPƯD) vào các bối cảnh này và để những người đang hoạt động trong môi trường đó tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn” (Guskey, 2000).

2.Vai trò

NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì:

a) Tạo cho giáo viên biết cách tư duy mang tính hệ thống nhằm giải quyết những vấn đề trong hoạt động chuyên môn và quản lý để hướng tới sự phát triển của nhà trường;

b) Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định chuyên môn;

c) Hỗ trợ giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá;

d) Hình thành, phát huy ý thức tiến bộ về nghề nghiệp của mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời, giúp họ vững tin để cam kết sự tiến bộ trong suốt quá trình thực hiện các công việc nghề nghiệp của mình;

đ) Tác động trực tiếp lên việc dạy – học và quản lý;

g) Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tự tin khi tiếp nhận các lý thuyết mới, luôn có ý thức sáng tạo và đảm bảo việc dạy học theo chương trình với thái độ tích cực

NCKHSPƯD gắn với một tác động hoặc can thiệp. Trong rất nhiều tình huống, người thực hiện NCKHSPƯD sẽ đánh giá hiệu quả của một hành động hoặc can thiệp được thực hiện trong lớp học hoặc trường học. Khi giáo viên, cán bộ quản lý tiến hành nghiên cứu hệ thống để đánh giá và đưa ra các kết luận chính xác về kết quả của các hoạt động này, nó được gọi là NCKHSPƯD. NCKHSPƯD là việc thực hiện các nghiên cứu nhỏ, dễ thực hiện, dễ kiểm chứng và có thể thực hiện liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn, nhiều kết quả nhỏ sẽ đưa đến hiệu quả lớn. Các nghiên cứu tác động quy mô nhỏ này đang dần chiếm ưu thế trong các trường học để tăng cường hiệu quả của việc dạy học và quản lý.

Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, dạy học và giáo dục của mình luôn đứng trước những tình huống, những vấn đề cần phải giải quyết.

3. Chu trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Chu trình NCKHSPƯD bao gồm: Suy nghĩ, Thử nghiệmKiểm chứng.

*

. Suy nghĩ: Phát hiện vấn đề và đề xuất giải pháp thay thế.

. Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học/ trường học/….

. Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không.

4.Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

1. Hiện trạng

– Phát hiện những hạn chế của hiện trạng trong dạy học, QLGD và các hoạt động khác của trường học/ lĩnh vực GD ở địa phương.

– Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế.

– Lựa chọn một nguyên nhân để tác động.

Xem thêm: # Điểm Chuẩn Đại Học Y Khoa Vinh 2019, Điểm Chuẩn 2019 Đại Học Y Khoa Vinh

2. Giải pháp thay thế

Suy nghĩ tìm các giải pháp thay thế để cải thiện hiện trạng. (Tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được triển khai thành công)

3. Vấn đề nghiên cứu

Xác định vấn đề NC (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết NC.

4. Thiết kế

Lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.

5. Đo lường

Xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế NC.

6. Phân tích

Phân tích các dữ liệu thu thập được và giải thích để trả lời các câu hỏi NC. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.

7. Kết quả

Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi NC, đưa ra các kết luận và khuyến nghị.

5.So sánh nghiên cứu KHSPƯD với sáng kiến kinh nghiệm

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm

NCKHSPƯD

Mục đích

Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao

Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao

Căn cứ

Xuất phát từ thực tiễn, được lí giải bằng lí lẽ mang tính chủ quan cá nhân

Xuất phát từ thực tiễn, được lí giải bằng lí lẽ mang tính khoa học

Quy trình

Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân

Quy trình đơn giản mang tính khoa học, tính phổ biến quốc tế, áp dụng cho mọi giáo viên, cán bộ quản lý

Kết quả

Mang tính định tính chủ quan

Mang tính định tính, định lượng khách quan

Hoạt động 2: Quy trình tổ chức một đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong giáo dục mầm non

1.Xác định đề tài nghiên cứu

Tìm hiểu hiện trạng.

* Suy ngẫm về tình hình hiện tại ( Nhìn lại các vấn đề trong dạy học/QLGD ở mầm non). Vấn đề thường được GV đưa ra:

+ Vì sao nội dung/bài học này không thu hút học sinh tham gia?

+ Vì sao hoạt động quản lý nhóm lớp còn hạn chế?

+ Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh mầm non hay không?

+ Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh về giáo dục trong nhà trường mầm non không?

+ Vì sao GV không thực hiện đổi mới PPDH?

+ Vì sao chất lượng bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH ở địa phương chưa hiệu quả?

Từ những câu hỏi này Giáo viên bắt đầu tập trung vào vấn đề cụ thể để tiến hành NCKHSPƯD:

* Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng.

* Chọn một nguyên nhân có thể tác động.

Đưa ra các giải pháp thay thế: với một vấn đề NC cụ thể, giáo viên suy nghĩ và tìm các giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng.

Lưu ý:

– Tính khả thi của giải pháp.

– Tần suất xuất hiện của giải pháp.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải phấp thay thể cho tình huống hiện tại sẽ giúp giáo viên hình thành các vấn đề nghiên cứu

Một đề tài NCKHSPƯD thường có từ 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được kiểm chứng bằng dữ liệu. Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:

– Giả thuyết không có nghĩa (Ho ): Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không mang lại kết quả.

– Giả thuyết có nghĩa (Ha ): Dự đoán hoặc hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có hoặc không có định hướng.

Xem thêm: Cntt: Khoa Công Nghệ Thông Tin Đại Học Bách Khoa Đhqg, Học Viện Công Nghệ Bkacad

Giả thuyết có định hướng sẽ dự đoán định hướng của kết quả nghiên cứu

Giả thuyết không có định hướng chỉ dự đoán sự thay đổi.

*

2.Lựa chọn thiết kế nghiên cứu( bước 4 của quá trình nghiên cứu)

Thiết kế nghiên cứu sẽ cho phép người nghiên cứu thu thập dữ liệu liên quan một cách chính xác đề chứng minh giả thuyết nghiên cứu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *