Sinh viên ngành Máy tính và Khoa học thông tin được trang bị kiến thức nền tảng mang tính liên ngành, từ toán học và các mô hình thống kê ứng dụng trong lĩnh vực phân tích dữ liệu đến các vấn đề về thuật toán,phương pháp lưu trữ, tổ chức và khai thác thông tin cùng với các mô hình phát triển phần mềm.

Đang xem: Ngành máy tính và khoa học thông tin

Bên cạnh các kĩ năng mềm, sinh viên được trang bị kĩ năng từ cấp độ lập trình, triển khai phần mềm cho đến phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, với những cơ hội thực tập tại doanh nghiệp liên tục từ cuối năm thứ hai cho đến khi ra trường.

Chương trình đào tạo vừa nền tảng vừa gắn kết chặt chẽ với thực tế cho phép sinh viên tốt nghiệp thích nghi ngay với môi trường công việc, đồng thời luôn sẵn sàng tìm hiểu, tiếp thu và ứng dụng các ý tưởng cũng như các công nghệ mới trong lĩnh vực khoa học máy tính và thông tin để có thể phát triển vững vàng trong sự nghiệp.

Liên hệ Khoa Toán – Cơ – Tin học

Số điện thoại: 0243.8581135.

*

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: Máy tính và khoa học thông tin

MÃ SỐ: 52480105

(Ban hành theo Quyết định số 3552 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 28 tháng 09 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

1. Về kiến thức

Ngoài các kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên được trang bị cơ sở toán học và các kiến thức nền tảng của khoa học máy tính, cũng như các kiến thức ứng dụng các mô hình toán học và thống kê để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học thông tin. Các kiến thức về thu thập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin trên máy tính được đặc biệt chú trọng.

1.1. Kiến thức chung trong ĐHQGHN

– Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng đạo đức cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống.

– Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

– Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn. Chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ: tương đương bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

– Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh quốc phòng và có ý thức cảnh giác với những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

– Trang bị cho sinh viên các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.

1.3. Kiến thức của khối ngành

– Vận dụng được các kiến thức về cơ sở vật lí trong việc học tập và nghiên cứu.

1.4. Kiến thức của nhóm ngành

– Ứng dụng các mô hình toán học và thống kê để tối ưu hoá việc giải quyết các vấn đề xử lí thông tin.

1.5. Kiến thức ngành

– Có khả năng ứng dụng tri thức về tính toán và toán học, đặc biệt là toán rời rạc, xác suất và thống kê.

– Có kiến thức về thu thập, tổ chức và lưu trữ thông tin trên máy tính.

– Có khả năng thiết kế và triển khai thực nghiệm, phân tích và diễn giải dữ liệu.

– Có khả năng thiết kế, cài đặt và đánh giá một hệ thống hay một thành phần phần mềm, đáp ứng các ràng buộc về thời gian, bộ nhớ cũng như các ràng buộc kinh tế, xã hội, v.v.

– Có khả năng xác định, mô hình hoá và giải quyết các vấn đề tính toán.

– Có khả năng sử dụng các kĩ thuật, các công cụ hiện đại cho công việc tính toán chuyên nghiệp.

– Có khả năng ứng dụng cơ sở toán học, nguyên lí thuật toán và các lí thuyết tin học trong việc mô hình hoá và thiết kế các hệ thống trên máy tính, có tính tới việc cân bằng các ràng buộc.

– Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích, mô hình hoá, thiết kế và đánh giá một hệ thống thông tin.

2. Về kĩ năng

2.1 Kĩ năng cứng

2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp

– Có đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy.

– Có kĩ năng tổ chức và sắp xếp công việc, có khả năng làm việc độc lập.

– Có kĩ năng tham khảo tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.

– Có hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

– Có kĩ năng lập trình trên các hệ thống máy tính hiện đại.

– Có kĩ năng phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống thông tin.

– Có kĩ năng ứng dụng các mô hình toán học để xử lí thông tin.

– Có kĩ năng xử lí thông tin, phát hiện tri thức bằng các phương pháp dựa vào thống kê.

2.1.2. Kĩ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

– Có kĩ năng phát hiện vấn đề và đánh giá phân tích vấn đề.

– Có kiến thức về các vấn đề hiện đại

– Có kĩ năng giải quyết vấn đề sử dụng kiến thức khoa học máy tính và khoa học thông tin.

– Có kĩ năng đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

– Có khả năng thực hiện các đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.

– Có khả năng đọc hiểu các tài liệu khoa học trong lĩnh vực khoa học thông tin và máy tính.

– Có khả năng triển khai mô hình tính toán, đánh giá được hiệu quả mô hình.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

Có khả năng tư duy logic về toán học và phân tích, tổng hợp, xây dựng thuật toán và hệ thống thông tin.

2.1.5 Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

– Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với xã hội và cơ quan công tác.

– Nắm bắt được nhu cầu xã hội với kiến thức khoa học chuyên ngành.

2.1.6 Bối cảnh tổ chức

– Phân tích được đặc điểm và tình hình đơn vị.

– Xây dựng kế hoạch và phát triển đơn vị.

– Tạo được mối liên hệ với các đối tác chủ yếu.

2.1.7 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

– Có năng lực sư phạm, giảng dạy.

Có năng lực nghiên cứu khoa học.Có kĩ năng tiếp thu công nghệ mới.Có kĩ năng quản lí đề tài và làm đề tài.Có khả năng trình bày hiệu quả với các đối tượng khác nhau.

2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

Có kĩ năng sử dụng kiến thức trong công tác.Có kĩ năng thiết kế dự án chuyên ngành máy tính và khoa học thông tin.Có kĩ năng sáng tạo các phương án, dự án mới.

2.2. Kĩ năng mềm

2.2.1. Các kĩ năng cá nhân

Có kĩ năng học và tự học, chăm chỉ, nhiệt tình, tự tin, sáng tạo và say mê trong công việc.Thích ứng nhanh với công việc và sự thay đổi trong công việc.Có kĩ năng sống hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp.

2.2.2. Làm việc nhóm

Có kĩ năng làm việc theo nhóm.Có khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành.Xây dựng và điều hành nhóm làm việc hiệu quả.Liên kết được các nhóm.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

Tổ chức phân công công việc trong đơn vị.Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.Liên kết được các đối tác đối thủ.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

– Sắp xếp được nội dung, ý tưởng giao tiếp.

– Khả năng thuyết trình lưu loát.

– Có kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân.

2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: IELTS 4.0

– Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành

2.2.6 Các kĩ năng mềm khác

– Các kĩ năng bổ trợ cần thiết sẽ được lồng ghép nội dung vào trong các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo

3. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

– Sẵn sàng đương đầu với khó khăn.

– Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, sáng tạo.

– Lễ độ, khiêm tốn, chí công vô tư.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

– Trung thực, có trách nhiệm trong công việc.

Xem thêm: Cần Thuê Gia Sư Đại Học Bách Khoa Dạy Giỏi Cho Con, Trung Tâm Gia Sư Đại Học Bách Khoa Tphcm

– Đáng tin cậy trong công việc.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

– Tuân thủ luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

– Có ý thức phục vụ cao, nhiệt tình tham gia các hoạt động.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

– Làm nghiên cứu và phát triển tại các Viện nghiên cứu.

– Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có hệ thống thông tin và nhu cầu khai thác thông tin hiệu quả.

– Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông trong lĩnh vực khoa học máy tính và khoa học thông tin.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên đủ điều kiện và có nhu cầu học tập nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ có thể học tiếp ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ.

STT

học phần

Học phần

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

(Không tính các học phần từ số 10 đến số 12)

29

PHI1004

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2

24

6

PHI1005

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3

36

9

PHI1004

POL1001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology

2

20

10

PHI1005

HIS1002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

The Revolutionary line of the Communist Party of Vietnam

3

42

3

POL1001

INT1003

Tin học cơ sở 1

Introduction to Informatics 1

2

10

20

INT1006

Tin học cơ sở 4

Introduction to Informatics 4

3

20

23

2

INT1003

FLF2101

Tiếng Anh cơ sở 1

General English 1

4

16

40

4

FLF2102

Tiếng Anh cơ sở 2

General English 2

5

20

50

5

FLF2101

FLF2103

Tiếng Anh cơ sở 3

General English 3

5

20

50

5

FLF2102

Giáo dục Thể chất

Physical Education

4

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

National Defence Education

8

Kỹ năng bổ trợ

Soft Skills

3

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

6

HIS1056

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Fundamentals of Vietnamese Culture

3

42

3

GEO1050

Khoa học trái đất và sự sống

Earth and Life Sciences

3

30

10

5

III

Khối kiến thức theo khối ngành

6

PHY1100

Cơ- Nhiệt

Mechanics – Thermodynamics

3

30

15

MAT2401

PHY1103

Điện- Quang

Electricity – Optics

3

30

15

MAT2401

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

32

MAT2400

Đại số tuyến tính

Linear Algebra

5

50

25

MAT2401

Giải tích 1

Analysis 1

5

60

15

MAT2402

Giải tích 2

Analysis 2

5

60

15

MAT2401

MAT2400

MAT2403

Phương trình vi phân

Differential Equations

3

30

15

MAT2401

MAT2400

MAT2404

Giải tích số

Numerical Analysis

4

45

15

MAT2402

MAT2403

INT1006

MAT2405

Xác suất

Probability

3

30

15

MAT2402

MAT2406

Thống kê ứng dụng

Applied Statistics

4

45

15

MAT2405

MAT2407

Tối ưu hóa

Optimization

3

30

15

MAT2402

V

Khối kiến thức ngành

66

V.1

Các học phần bắt buộc

41

MAT3500

Toán rời rạc

Discrete Mathematics

4

45

15

MAT2400MAT2401

MAT3501

Nguyên lý hệ điều hành

Principles of Operating Systems

3

30

15

INT1006

MAT3514

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Data Structures and Algorithms

4

40

20

INT1006

MAT3503

Lập trình hướng đối tượng

Object–Oriented Programming

3

20

25

INT1006

MAT3504

Thiết kế đánh giá thuật toán

Algorithm Design and Analysis

3

30

15

MAT2402

INT1006

MAT3505

Kiến trúc máy tính

Computer Architecture

3

30

15

INT1006

MAT3506

Mạng máy tính

Computer Networks

3

40

5

INT1006

MAT3507

Cơ sở dữ liệu

Databases

4

50

10

INT1006

MAT3508

Nhập môn Trí tuệ nhân tạo

Introduction to Artificial Intelligence

3

30

15

INT1006

MAT3509

Ngôn ngữ hình thức và ôtômat

Formal Languages and Automata

3

40

5

INT1006

MAT3500

MAT3510

Đồ án phần mềm

Software Development Project

3

10

35

MAT3503

MAT3507

MAT3515

Tiểu luận khoa học

Mini project

2

15

15

MAT3543

Công nghệ phần mềm

Software Engineering

3

30

15

MAT3510

MAT3504

V.2

Các học phần tự chọn

18

V.2.1

Tự chọn về kỹ năng phần mềm

(Sinh viên chỉ được chọn tối đa 1 học phần ngôn ngữ lập trình MAT3520, 3521, 3522, 3523)

6/14

MAT3520

Lập trình C/C++

Progamming in C/C++

2

10

20

MAT3503

MAT3521

Lập trình C#

Programming in C#

2

10

20

MAT3503

MAT3522

Lập trình Python

Programming in Python

2

12

15

3

MAT3503

MAT3523

Lập trình Perl

Programming in Perl

2

10

20

INT1006

MAT3524

Linux

Linux

2

15

15

INT1006

MAT3525

Thực hành tính toán

Practicum in Computing

2

20

10

MAT2402

MAT3516

Thực hành hệ thống trợ giúp quyết định

Decision Support Systems

2

15

15

MAT3507

V.2.2

Tự chọn về khoa học máy tính và thông tin

12/43

MAT3531

Tính toán phân tán

Distributed Computing

3

35

10

MAT3501

MAT3503

MAT3533

Học máy

Machine Learning

3

24

16

5

MAT3508

MAT2406

MAT3534

Khai phá dữ liệu

Data Mining

3

30

15

MAT3507

MAT2406

MAT3535

Tìm kiếm thông tin

Information retrieval

3

24

16

5

MAT3514

MAT2406

MAT3536

Ngôn ngữ học tính toán

Computational Linguistics

3

35

10

MAT3509

MAT3508

MAT3537

Xử lí ảnh

Image Processing

3

35

10

MAT2402

INT1006

MAT3538

Các hệ thống tri thức

Knowledge-Based Systems

3

30

15

MAT3508

MAT3514

MAT3503

MAT3539

Mật mã và an toàn dữ liệu

Cryptography and Data Security

3

30

15

INT1006

MAT3540

Cơ sở dữ liệu đa phương tiện

Multimedia Database

3

30

15

MAT3507

MAT3541

Nguyên lý các ngôn ngữ lập trình

Principles of Programming Languages

3

45

INT1006

MAT3542

Phát triển ứng dụng web

Web Applications Development

3

20

20

5

INT1006

MAT3510

MAT3544

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

Analysis and Design of Information Systems

4

20

40

MAT3510

MAT3504

MAT3452

Phân tích thống kê nhiều chiều

Multivariate Statistical Analysis

3

30

15

MAT2406

MAT3453

Phương pháp chọn mẫu dữ liệu

Sampling Methods

3

30

12

3

MAT2406

V.3

Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

MAT4080

Khóa luận tốt nghiệp

Undergraduate Thesis

7

Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp: chọn các học phần chưa học trong khối V.2.2

7

Tổng cộng

139

Thống kê tình hình việc làm năm 2017 của Trường ĐHKHTN cho thấy 100% sinh viên ngành Máy tính và Khoa học thông tin có việc làm đúng ngành sau tối đa 6 tháng tốt nghiệp.

Sinh viên được Khoa giới thiệu, đảm bảo sắp xếp vị trí trong 02 kì thực tập tại các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin: học kì hè năm thứ hai để thực tập kĩ năng xây dựng phần mềm, học kì II năm thứ tư để thực tập tốt nghiệp. Quá trình thực tập có sự phối hợp sát sao giữa Nhà trường và đơn vị đối tác, đảm bảo chất lượng kì thực tập của sinh viên.

Với kiến thức và năng lực được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phát triển trong các lĩnh vực Khoa học máy tính và Khoa học thông tin. Cơ hội việc làm đa dạng ở hàng trăm doanh nghiệp Công nghệ thông tin trong nước và quốc tế có trụ sở tại Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu/phát triển Công nghệ thông tin thuộc các cơ quan Nhà nước, các trường phổ thông và đại học.Các công việc cụ thể như:

Lập trình viên

Quản trị dự án

Chuyên gia phân tích thiết kế hệ thống

Chuyên gia phân tích dữ liệu

Chuyên gia trí tuệ nhân tạo

Nghiên cứu viên

Giảng viên

Định hướng chuyên sâu, phát triển lâu dài: Sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập chuyên sâu ở bậc sau đại học các chuyên ngành của Công nghệ thông tin và Khoa học dữ liệu.

*

Nhiều doanh nghiệp trực tiếp tới Trường để tư vấn và tuyển dụng sinh viên Khoa Toán – Cơ – Tin học

Học bổng khuyến khích học tập theo quy định của ĐHQGHN.

Các học bổng tài trợ: Honda, BIDV, Misubishi,…

Học bổng phát triển ngành Toán học.

Học bổng của cựu sinh viên Khoa Toán – Cơ – Tin học.

3. Môi trường học tập

Cơ sở vật chất: Hệ thống phòng máy tính hiện đại, Phòng thí nghiệm về khoa học dữ liệu hỗ trợ việc học tập của sinh viên.

Thư viện: Sinh viên được sử dụng thư viện của ĐHQGHN với hệ thống tài liệu phong phú.

Giảng viên: Đội ngũ giảng viên của Khoa có 6 Giáo sư, 11 Phó Giáo sư và 41 Tiến sĩ.

Nhiều câu lạc bộ giải trí và học thuật: Guitar, Khiêu vũ, Toán – Tin,…

*

Tân sinh viên Khoa Toán – Cơ – Tin trong ngày gặp mặt đầu năm học 2017-2018

*

Câu lạc bộ HAMIC – Nơi dành cho các bạn sinh viên đam mê Toán Tin

No.

Hướng nghiên cứu

Ứng dụng

1.

Sử dụng các kĩ thuật lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn kết hợp tri thức ngành để tạo khác biệt và đổi mới, tăng chất lượng, và tính hiệu quả của các mô hình kinh doanh.

Ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp quảng cáo và khuyến nghị.

2.

Sử dụng các công nghệ học tự động, xử lí ngôn ngữ tự nhiên, tìm kiếm thông tin để tăng cường độ chính xác tìm kiếm, đáp ứng yêu cầu cao của người dùng.

Ứng dụng trong các doanh nghiệp thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến.

3.

Sử dụng các công nghệ học tự động, xác suất thống kê ứng dụng, xử lí đa ngôn ngữ và phân tích ý kiến của khách hàng để tìm các khía cạnh tích cực, tiêu cực trong những bình luận, phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.

Ứng dụng giải các bài toán khảo sát thị trường và dịch vụ khách hàng của nhiều doanh nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực như hàng không, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lữ hành, phân tích mạng xã hội.

4.

Sử dụng các công nghệ học tự động, phân tích ngôn ngữ để xây dựng các hệ hỏi đáp tự động, cá nhân hoá, sinh ngôn ngữ tự nhiên.

Ứng dụng xây dựng các hệ thống hỏi đáp thông minh trong trí tuệ nhân tạo.

5.

Sử dụng các công nghệ nhận dạng ảnh và video để bóc tách tự động các đối tượng trong ảnh và video.

Ứng dụng xây dựng các hệ thống xử lí ảnh thông minh, điều khiển xe tự lái và robot.

6.

Sử dụng các công nghệ khai phá dữ liệu và học tự động tiên tiến để phân tích các giao dịch tài chính, phát hiện giao dịch giả mạo, tìm các mẫu hoạt động phổ biến. Nghiên cứu các công nghệ phân tích định lượng và dự báo.

Ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp thuộc ngành bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, các quỹ bảo hiểm và đầu cơ.

7.

Sử dụng các thuật toán sinh số ngẫu nhiên mật mã và các kĩ thuật mã hoá dữ liệu để xác thực danh tính của người dùng, chống giả mạo.

Ứng dụng trong các giao dịch thương mại điện tử, xác thực và chữ kí số, công nghệ chuỗi khối.

8.

Sử dụng các lí thuyết dàn và đường cong elliptic để giải quyết một số bài toán quan trọng trong ngành mật mã học và phá mã.

Ứng dụng trong các ngành mật mã và cơ mật, trọng yếu, yêu cầu an ninh, an toàn cao.

9.

Sử dụng các thuật toán tối ưu và quy hoạch tiên tiến để giải quyết các bài toán trong các ngành kho vận, quy hoạch giao thông, dẫn đường bay cho máy bay, công nghiệp sản xuất.

Ứng dụng trong các ngành giao thông vận tải, kho vận, xí nghiệp, nhà máy công nghiệp.

10.

Sử dụng các kĩ thuật mô phỏng và các mô hình xác suất thống kê tiên tiến để dự báo biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí tượng và thuỷ văn.

Ứng dụng trong các ngành dự báo thời tiết, biến đổi khí hậu, thuỷ văn, hải dương học.

Đối tác và khách hàng của các hướng nghiên cứu khoa học dữ liệu của Khoa gồm những doanh nghiệp lớn trong nước (Viettel, FPT, VinGroup, Vietnam Airlines,…) và nhiều doanh nghiệp nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,…).

*

Doanh nghiệp tư vấn và tuyển dụng trực tiếp sinh viên Khoa Toán – Cơ – Tin học tại Trường

*

Giải bóng đá sinh viên nữ

*

Thầy cô bất ngờ trước lời chúc của sinh viên trong Ngày Nhà giáo Việt Nam

*

Giải bóng đá dành cho sinh viênKhoa Toán – Cơ – Tin học

Chia sẻ của cựu sinh viên K58 (tốt nghiệp năm 2017) Ngành Máy tính và Khoa học thông tin:

Cơ hội việc làm ngay từ năm thứ 2

Qua giới thiệu của thầy chủ nhiệm, Nguyễn Duy Anh bắt đầu đi làm tại Ban Cơ yếu Chính phủ và “chân trong chân ngoài” tại Công ty BĐS An Dương Thảo Điền trước khi tốt nghiệp khoảng 1 năm. Em đáp ứng tốt công việc chuyên ngành, liên quan lĩnh vực tài chính nhờ các kiến thức về Toán và công nghệ do các thầy cô truyền đạt.

Duy Anh khẳng định, HUS đã cho em một đời sinh viên trọn vẹn tới 90%, 10% còn lại là do em kiếp “vô địch bộ môn FA đường trường”. “HUS cho em có cảm xúc học thật thi thật, mà các bạn bè em ở trường khác nói rằng khó được trải nghiệm; cho em đầy đủ bạn bè thân thiện, thầy cô nhiệt huyết; trang bị cho em sự tự tin và nền tảng kiến thức để em bước vào xã hội tự tin hơn, bình tĩnh và kiên nhẫn hơn. Với em, Máy tính và Khoa học thông tin là một chuyên ngành tuyệt vời, tuy hơi khó nhưng kiến thức chuyên sâu, em vận dụng được toàn bộ kiến thức học được cả về lý thuyết và thực hành, đặc biệt, vận dụng vào thực tế ở tầm vĩ mô rất hiệu quả. “4 năm đại học của em thực sự rất giá trị, đem lại sự tự tin cho em trong mọi lĩnh vực em tham gia. Em cảm ơn các thầy cô đã tận tâm chỉ dạy, ngoài kiến thức chuyên môn sâu sắc còn truyền cho em những kiến thức xã hội, khơi dậy sự cố gắng, nỗ lực, giúp em đạt những mục tiêu tốt đẹp hơn”.

Với các “hậu duệ”, Duy Anh gửi gắm: “Mọi thứ luôn hợp lý theo cách của nó, các em đang hay sẽ học ở KHTN, đôi lúc sẽ thấy tự ti vì những viễn cảnh hay sự huy hoàng của bạn bè ở một trường nào đó. Anh từng vậy. Nhưng tin anh đi, khi các em rời trường, bước ra xã hội, thêm chút tự tin, các em sẽ cảm nhận được giá trị vàng của việc học thật thi thật ở trường mình cùng sự tận tâm của thầy cô nơi đây. Được cái lọ mất cái chai, tận dụng điểm mạnh của mình, các em sẽ sớm hạnh phúc với nó. Lo lắng cũng được nhưng không việc gì phải tự ti. Em thích là em mất tích, nhưng em đã sẵn sàng thì chấp đời phũ phàng. Sau này, khi ra trường, hay trong một thời điểm khó khăn đen tối nào đó, biết đâu những ngày tháng tươi đẹp ở HUS sẽ là điểm tựa tinh thần cho các em. Để khi gặp lại, không cần nhìn nhau bằng tiền bạc sự nghiệp hay địa vị mà tất cả các em sẽ đều tự hào rằng chúng ta đã làm thế giới này tốt đẹp lên như thế nào. Vì các em là HUSer, các em tự nhiên, các em tự tin”.

Đặng Bình thực tập và sớm được FPT giữ lại khoảng 1 năm trước khi ra trường. Em cho biết công việc hiện tại khá tốt đối với một sinh viên ra trường, môi trường làm việc thoải mái, đồng nghiệp vui vẻ và tận tâm.

Thầy Vũ Tiến Dũng từng nói: “Tôi luôn chờ các em tới liên hệ với tôi để nói với tôi những mong muốn của các em, để xin tôi lời khuyên giúp các em có được các cơ hội làm việc tại công ty mà các em mong muốn vì nhỡ đâu tôi có thể giúp các em. Nhưng đợi mãi mà chẳng có một em nào tìm đến tôi”. Ngay sau khi nghe câu nói ấy, Bình đã liên hệ với thầy và được nhận vào công ty mình mong muốn. Ngoài Bình, Duy Anh, hầu hết sinh viên lớp Máy tính và Khoa học thông tin ra trường có việc làm luôn đều là nhờ có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa.

“Em cảm thấy rất may mắn khi đã lựa chọn ngành Máy tính và khoa học thông tin – một ngành đang rất hot hiện nay với nhu cầu tuyển dụng rất cao của các công ty. Các thầy cô đã vất vả rất nhiều để liên hệ đến các công ty công nghệ khác nhau giúp chúng em có thể làm quen với môi trường làm việc thật từ rất sớm là năm 2. Em biết ơn vô cùng!”, Developer này chia sẻ.

Xem thêm: Danh Sách Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Văn Hóa Rất Hay, Những Đề Tài Nghiên Cứu Văn Hóa Rất Hay

Thực tập một vài công ty từ năm thứ 3 đại học, Nguyễn Văn Hoànnhận tháng lương đầu tiên từ trước khi ra trường gần 1 năm. Tháng 3/2017, Hoàn chuyển tới thực tập tại Framgia Việt Nam và gắn bó cho đến na y. Hoàn muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, không chỉ dạy tri thức mà còn truyền cho sinh viên cả tâm thế. Hoàn nhớ mãi chia sẻ của thầy Lê Hồng Phương trong tiết học cuối khóa: “Dùng tri thức trước tiên là phục vụ bản thân, sau đó rộng ra là đóng góp cho công ty, doanh nghiệp và xã hội”. Em nhớ cái bắt tay nồng ấm của thầy Hiệu trưởng hôm trao bằng tốt nghiệp, rấ từ tốn, ân cần kèm theo lời chúc mừng. Em trân quý những buổi hướng nghiệp, thầy cô mời nhà tuyển dụng về trường đã giúp sinh viên tiếp cận tốt hơn với doanh nghiệp và giảm bỡ ngỡ khi chuẩn bị ra trường. “Đời sinh viên thời gian trôi qua nhanh lắm, hãy tranh thủ tích lũy tri thức, kĩ năng mềm, kinh nghiệm sống, va vấp để ra ngoài tự tin hơn”, Hoàn gửi gắm tới các em sinh viên.

Không thua kém các chàng trai cùng lớp, Trần Thị Hậu được thầy cô trong khoa giới thiệu đến Công ty Cổ phần Công nghệ và Giải pháp Simax thực tập từ kỳ I năm 4, làm cộng tác viên part-time từ đầu kỳ 2, ký hợp đồng chính thức từ tháng 6 ngay sau khi ra trường. Hậu chia sẻ: “Trường ĐHKHTN chính là nơi giúp em chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống tự lập hiện tại. Em thật sự quý trọng và biết ơn mọi thứ nơi đây. Em hy vọng các thầy cô giáo luôn nhiều sức khoẻ, nhiệt huyết với công việc giảng dạy, nhà trường sẽ đào tạo ra nhiều hơn nữa các khoá sinh viên tài năng, thành công”. Sau 1 năm đi làm, Hậu khẳng định tiếng Anh và kỹ năng mềm là 2 thứ rất hữu ích cho trong cả công việc lẫn cuộc sống. Vì thế các tân sinh viên cũng như các em năm 2, 3, 4 hãy khởi động quá trình tích lũy càng sớm càng tốt nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *