*
Hôm nay 135
*
Hôm qua 228
*
Tuần này 135
*
Tháng này 3001
*
Tất cả 1444593

Liên kết tới khoa phòng ban Thư điện tử ĐH Bách khoa Khoa Công Nghệ Vật Liệu Khoa Kỹ thuật xây dựng Khoa Cơ Khí Khoa Địa Chất Dầu Khí Khoa Điện – Điện tử Khoa Công Nghệ Thông Tin Khoa Công Nghệ Hoá Học Khoa Quản Lý Công Nghiệp Khoa Môi Trường Khoa Giao Thông Khoa Khoa Học Ứng Dụng Phòng CTCT – Sinh Viên Phòng Đào Tạo SĐH Cổng thông tin đào tạo ĐHBK

*

*
*
*

NGÀNH KỸ THUẬT VẬT LIỆU

 

Ngành Kỹ thuật Vật liệu thuộc Khoa Công nghệ Vật liệu.

Đang xem: Ngành kỹ thuật vật liệu đại học bách khoa

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng. Kỹ sư Kỹ thuật Vật liệu được trang bị đủ những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học của ngành Kỹ thuật Vật liệu để có thể hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như: vật liệu Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng và các vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh, vật liệu Nano… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây là nền tảng khoa học mà người Kỹ sư Kỹ thuật Vật liệu cần có.

Để người kỹ sư Kỹ thuật Vật liệu có đủ năng lực đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất thực tế, một khối lượng lớn kiến thức kỹ thuật chuyên ngành của 4 lãnh vực vật liệu Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng bắt đầu được cung cấp vào học kỳ 4 của quy trình đào tạo. Đó là các môn học công nghệ và thiết bị, các bài thí nghiệm, đồ án môn học, thực tập kỹ thuật, thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp.

Ngoài ra, chương trình đào tạo rất quan tâm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thông qua các môn học chuyên ngành tự chọn. Vào thời điểm, một ngành nghề nào đó đang có nhu cầu lớn về nhân lực, Khoa sẽ ưu tiên chọn các môn học thích hợp cho ngành này để Sinh Viên ra trường có đủ kiến thức chuyên sâu đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất.

Chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu cũng được thiết kế theo hướng chuẩn bị cho SV tiếp tục học ở trình độ cao hơn (Thạc sĩ và Tiến sĩ) sau này khi có nguyện vọng và nhu cầu. – Triển vọng Nghề nghiệp

Với mục tiêu và nội dung đào tạo vừa rộng vừa chuyên sâu, sau khi tốt nghiệp KS KTVL có khả năng làm việc trong nhiều lãnh vực :

– Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như: các Công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại; các Công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ và các Công ty nhựa, cao su; các Công ty sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời …

– Trong các Công ty chế tạo thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như: các Công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió; các Công ty sản xuất pin, ắc quy, đèn LED…

– Trong các Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.

– Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.

– Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su, vật liệu sản xuất pin, ăc quy, pin mặt trời …

– Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.

– Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.

– Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.

– Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

– Các điểm đặc biệt

Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Vật liệu được thiết kế theo phương pháp tiếp cận CDIO nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình là đào tạo kỹ sư có kiến thức và khả năng lập luận kỹ thuật, có kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp trong nước và mang tính liên thông với các chương trình đào tạo quốc tế giúp sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nước ngoài hay tiếp học lên cao ở trong và ngoài nước.Với hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ, hiện đại giúp sinh viên có các trải nghiệm thực tế ngay từ trong quá trình học thông qua các bài thí nghiệm, đồ án môn học, luận văn tốt nghiệp…Với 39 giảng viên, trong đó 17 tiến sĩ và7 phó giáo sư,phần lớn được đào tạo tại nước ngoài đảm bảo việc giảng dạy đạt chất lượng.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

Cấu trúc chương trình đào tạo

(PROGRAMME SPECIFICATION)

Cấu trúc Chương trình đào tạo c­­ần bao gồm các nội dung sau đây:

PHẦN A: Thông tin về chương trình và đơn vị cấp bằng

(SECTION A: DETAILS OF THE COURSE AND AWARD)

1.Tên chương trình (Programme title)

Kỹ thuật Vật liệu

2.Tên khoa (Faculty)

Công nghệ Vật liệu

3.Trường/ đơn vị cấp bằng (Awarding body/ Institution)

Trường Đại học Bách khoa

4.Cơ sở tổ chức giảng dạy (Teaching Institution)

a) Cơ sở 1: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

b) Cơ sở 2: Khu Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, thuộc quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

5. Tổ chức kiểm định chất lượng chương trình (Accrediting Organization):

Đang thực hiện kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế AUN-QA giai đoạn năm 2016 đến 2020.

6. Tên gọi của văn bằng (Name of the final award)

Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu

7. Chuyên ngành (Major)

– Kỹ thuật vật liệu silicat

– Kỹ thuật vật liệu kim loại

– Kỹ thuật vật liệu polymer

– Kỹ thuật vật liệu năng lượng

8. Tiêu chí tuyển sinh/ các yêu cầu đầu vào (Admission criteria or requirements to the programme)

Theo kế hoạch chung của Trường

9. Kế hoạch học tập (Study scheme)

15 tuần/ 1 học kỳ

10. Thời gian đào tạo (Expected training time)

4 năm

11. Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt (Student advice and support)

– Lực lượng GVCN và cố vấn học tập

– Chương trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên

– Thực tập tại công ty, tham quan thực tế, hội thảo

– Tổ chức ngày hội kỹ thuật sinh viên khoa Công nghệ Vật liệu

– Hệ thống BKeL – Hệ Thống Hỗ Trợ Giảng Dạy và Học Tập http://elearning.thietbihopkhoi.com.edu.vn/

– Site myBKhttp://mybk.thietbihopkhoi.com.edu.vn/cung cấp các công cụ : cập nhật thông tin sinh viên, đăng ký môn học, xem thời khóa biểu, xem lịch kiểm tra/thi, xem điểm, thanh toán học phí BKpay, Q&A, in lại thẻ sinh viên, in bảng điểm, hoạt động ngoại khóa…

 

PHẦN B: Mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá.

(SECTION B: PROGRAMME AIMS, OUTCOMES, TEACHING, LEARNING AND ASSESSMENT METHODS)

12. Mục tiêu của chương trình (Progrmame objectives):

Mục tiêu của chương trình là đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật vật liệu đạt được phẩm chất và năng lực sau:

1. Hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

2. Khả năng làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, viện nghiên cứu hoặc cơ sở đào tạo.

3. Khả năng lập luận, giải quyết các vấn đề kỹ thuật và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực vật liệu.

4. Khả năng giao tiếp, tổ chức và thực hiện các công việc trong các nhóm đa ngành cũng như liên ngành đạt hiệu quả.

5. Khả năng tự nâng cao kiến thức, tiếp cận và thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của lĩnh vực vật liệu trên thế giới trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế tri thức toàn cầu.

13. Chuẩn đầu ra của chương trình (Programme learning outcomes):

Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư kỹ thuật vật liệu sẽ có được:

a. Kiến thức và khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên, cở sở kỹ thuật ngành và chuyên ngành vào lĩnh vực kỹ thuật vật liệu.

b. Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm để nghiên cứu cấu trúc, tính chất và công nghệ chế tạo, gia công vật liệu; khả năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm và khả năng phân tích, đánh giá các kết quả thí nghiệm.

c. Kỹ năng sử dụng các thiết bị, các kỹ thuật và các kỹ năng cần thiết để hành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật vật liệu.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Trường Đại Học Bách Khoa Tp, Điểm Chuẩn Năm 2013: Trường Đh Bách Khoa Hà Nội

d. Khả năng thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ và hệ thống kỹ thuật để chế tạo và gia công vật liệu.

e. Khả năng xác định các vấn đề liên quan đến vật liệu và xây dựng kế hoạch giải quyết những vấn đề đó:

– Nắm vững lý thuyết cơ bản để xác định các vấn đề liên quan đến vật liệu

– Khả năng xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề

f. Kỹ năng làm việc trong các nhóm đa ngành và có khả năng lãnh đạo đối với các vấn đề liên quan đến vật liệu phát sinh trong quá trình làm việc đa ngành.

g. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả:

– Kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình và thảo luận.

– Kỹ năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp. Trình độ Tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450

h. Sự am hiểu về trách nhiệm chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư kỹ thuật vật liệu.

Sự am hiểu về tác động, ảnh hưởng của kỹ thuật vật liệu đối với xã hội và môi trường.Sự am hiểu về các vấn đề đương đại.

k. Hiểu biết nền tảng về khoa học và kỹ thuật vật liệu, cần thiết để tốt nghiệp, để tiếp tục học tập và rèn luyện lâu dài trong ngành kỹ thuật vật liệu.

14. Triển vọng nghề nghiệp (Career prospect): cơ hội việc làm/ các đơn vị (công ty) tuyển dụng

Với mục tiêu và nội dung đào tạo vừa rộng vừa chuyên sâu, sau khi tốt nghiệp KS KTVL có khả năng làm việc trong nhiều lãnh vực:

– Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như: các Công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại; các Công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ và các Công ty nhựa, cao su; các Công ty sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời …

– Trong các Công ty chế tạo thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như: các Công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió; các Công ty sản xuất pin, ắc quy, đèn LED…

– Trong các Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.

– Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.

– Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su, vật liệu sản xuất pin, ăc quy, pin mặt trời …

– Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.

– Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.

– Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.

– Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

15. Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá (Teaching, learning and assessment methods): Liệt kê các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá tương ứng theo nhóm Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Với chương trình đào tạo và phương pháp giảng theo CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng, Design – Thiết kế, Implement – triển khai, Operate – vận hành), trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết của người kỹ sư để làm việc trong các môi trường sản xuất, kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu.

Sinh viên được học tập theo các phương pháp học tập tích hợp, học tập chủ động và học tập trải nghiệm của chương trình đào tạo CDIO. Phương pháp học tập tích hợp giúp sinh viên có thể học các kỹ năng cá nhân và giao tiếp; các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống kỹ thuật trong các môn học sắp xếp theo trình tự xuyên suốt chương trình. Phương pháp học tập chủ động thu hút sinh viên vào việc khám phá, áp dụng, phân tích, đánh giá các ý tưởng nhiều hơn là truyền đạt thông tin một cách thụ động. Phương pháp học tập trải nghiệm thu hút sinh viên bằng cách đặt giảng dạy và học tập trong các bối cảnh mô phỏng vai trò kỹ thuật và thực hành như học dựa trên đồ án, mô phỏng, nghiên cứu tính huống và những trải nghiệm thiết kế – triển khai.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng.Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa.Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TY TIÊU BIỂU MÀ SV KHOA CNVL LÀM VIỆC SAU KHI RA TRƯỜNG:

www.bridgestone.com.vn/vi

www.hyosung.com

c. Công Ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông: Là một trong những doanh nghiệp nhựa đầu tiên, nhập khẩu các thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các loại giả da PVC, PU xốp, khăn trải bàn, màng mỏng PVC, vải tráng PVC, PU, vải dù chống thấm.

rdplastic.com.vn/vi/lien-he.html

d. Công ty Cổ phần Tôn Đông Á là đơn vị chuyên sản xuất thép cán nguội, tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu phục vụ cho ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, hạ tầng giao thông, thiết bị gia dụng.

http://www.tondonga.com.vn/

e. Holcim Việt Nam, tiền thân là Công Ty Xi Măng Sao Mai được thành lập vào tháng 2 năm 1994 là công ty liên doanh giữa tập đoàn Holcim và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, nay là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

http://www.holcim.com.vn

f. Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1: Sản xuất kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm phục vụ xây dựng và công nghiệp. Kinh doanh xuất, nhập khẩu xi măng và nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Xây dựng và kinh doanh bất động sản. Dịch vụ bến cảng, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, đường bộ, đường sắt, đường sông.

http://www.hatien1.com.vn/

g. Công ty Cổ Phần Pin Ắc Quy Miền Nam (PINACO) được thành lập từ năm 1976, cổ phần hóa năm 2004 (Mã chứng khoán: PAC). Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, PINACO tự hào là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm Pin – Ắc quy., xứng đáng với danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia”.

Xem thêm: Khoa Sư Phạm Đại Học Cần Thơ : Khối Sư Phạm Cao Nhất 18,5 Điểm

http://www.pinaco.com/

h. Công ty Năng lượng Mặt trời đỏ là nhà máy sản xuất tấm pin thu năng lượng mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Nhà nước. Thị trường chủ yếu của chúng tôi là trong nước, Lào, Campuchia, Malaysia và USA…

http://redsun-solar.com/

6. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *