*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*
*
*
*

Chi tiếtĐược viết ngày Thứ ba, 25 Tháng 8 2020 15:53 Viết bởi Trợ lý Sinh viênChuyên mục: Tuyển sinh Đại họcLượt xem: 4570

1/Sự khác nhau giữa ngành hóa học và ngành CNKT Hóa học ? 

Ở nước ta hiện nay có 3 ngành đào tạo về lĩnh vực Hóa học, bao gồm:

– Hóa học (thietbihopkhoi.com)

– Kỹ thuật Hóa học (Chemical Engineering)

– Công nghệ Kỹ thuật Hóa học (Chemical Technology)

Giữa 3 ngành này có sự khác biệt đáng kể.

Đang xem: Ngành hóa học đại học khoa học tự nhiên

– Ngành Hóa học: chủ yếu đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu cơ bản, mang tính hàn lâm. Thích hợp cho những ai đam mê nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực hóa học.

– Ngành Kỹ thuật Hóa học: đào tạo về thiết kế, vận hành các hệ thống, quá trình hóa học trong sản xuất;

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học: đào tạo nhân lực có khả năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản và công nghệ để nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm cụ thể (R&D).

Hiện nay tại trường ĐH KHTN, Khoa Hóa học đang đào tạo 2 ngành:

Ngành Hóa học: có 4 chương trình, bao gồn chương trình đại trà, chương trình Cử nhân tài năng, chương trình chất lượng cao, chương trình văn bằng đôi Việt Pháp.

+ Chương trình đại trà: chương trình được xây dựng theo 2 định hướng gồm hướng nghiên cứu và hướng ứng dụng. Hướng nghiên cứu giúp cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu, phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. Hướng ứng dụng giúp sinh viên tiếp cận các quy trình, quy mô sản xuất trong công nghiệp và thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Chương trình Cử nhân tài năng: sinh viên được học tập trải nghiệm trong môi trường đặc biệt nhằm đạt được trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, năng lực sáng tạo và nghiên cứu khoa học cao, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp truyền thông tốt, sử dụng ngoại ngữ chuyên môn thành thạo, có đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình được tăng cường tiếng Anh chuyên ngành, 30 sinh viên/lớp.

+ Chương trình chất lượng cao: sinh viên được học tập trải nghiệm trong môi trường đặc biệt nhằm đạt được các kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, phương pháp luận để phân tích tổng thể và giải quyết các vấn đề trong môi trường hoạt động liên ngành; có khả năng tích lũy phẩm chất cá nhân và hiểu biết tốt về xã hội để trở thành cán bộ quản lý, điều hành cơ quan, doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu và những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Chương trình được tăng cường tiếng Anh chuyên ngành, 40 sinh viên/lớp.

+ Chương trình văn bằng đôi Việt Pháp (liên kết với ĐH Le Mans của Pháp): chương trình được xây dựng dựa trên chương trình chính quy đại trà, tăng cường tiếng Pháp tổng quát và chuyên ngành, giúp sinh viên hòa nhập vào hệ thống đào tạo tiên tiến của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp trên thế giới. Chương trình được giảng dạy kết hợp giữa giảng viên Việt Nam và Pháp, 30 sinh viên/lớp

Ngành CNKTHH: chỉ đào tạo chương trình Chất lượng cao. SV vừa được cung cấp kiến thức nền tảng Hóa học, vừa được cung cấp các kiến thức về công nghệ thực tế, tăng cường ngoại ngữ, kỹ năng nhằm tạo ra nguồn nhân lực vừa có khả năng nghiên cứu cơ bản tốt, vừa có khả năng phát triển các kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm hóa học cụ thể, có khả năng hòa nhập với tri thức thế giới và khả năng tự tin của sinh viên của trong giao tiếp để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Chương trình được tăng cường tiếng Anh chuyên ngành, 40 sinh viên/lớp.

2/ Cơ hội làm việc của hai ngành trên như thế nào?

Cả 2 ngành Hóa học và CNKTHH đều có cơ hội việc làm như nhau trong lĩnh vực hóa học và các lĩnh vực liên quan. Nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực Hóa học trong nước hiện rất cao, trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp, có khoảng 70-90% sinh viên của Khoa có việc làm ngay tại các đơn vị có liên quan đến hóa học như hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, môi trường, y tế, vật liệu, viện nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm, đơn vị sản xuất, công ty kinh doanh khoa học kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng và trung học với vai trò như nhà nghiên cứu và phát triển, kiểm nghiệm, kinh doanh, quản lý, giảng viên,…

Khoảng 20% sinh viên còn lại tiếp tục học tập sau đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng du học bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua sự giới thiệu từ các giảng viên và cựu sinh viên của Khoa.

Xem thêm: Phương Pháp Điều Tra Trong Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục, Phương Pháp Điều Tra Trong Nckh Giáo Dục

Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Hóa học của trường ĐH KHTN luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đơn vị tuyển dụng và các giáo sư quốc tế bởi sự tin tưởng về chất lượng đào tạo của Khoa vốn có truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm.

3/ Nếu đăng kí xét tuyển ngành CNKT hóa học thì có cần bằng tiếng Anh hay phỏng vấn không?

Đầu vào của ngành CNKTHH không yêu cầu thí sinh phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tuy nhiên, sau khi trở thành SV của trường, tân SV sẽ thực hiện bài kiểm tra tiếng Anh đầu khóa làm căn cứ để Khoa có kế hoạch giảng dạy phù hợp theo năng lực tiếng Anh phù hợp.

Trong quá trình đào tạo, SV phải hoàn thành 04 học phần Anh văn chuyên ngành (là những kiến thức Anh văn chuyên sâu được dùng trong nghiên cứu về lĩnh vực Hóa học)

Để đạt yêu cầu xét tốt nghiệp, SV phải Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ: Sinh viên khi nộp hồ sơ xét tốt nghiệp phải đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 4/6, một số chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh được công nhận tương đương bậc 4/6 như sau:

Chứng chỉ VNU-EPT đạt tối thiểu 251 do ĐHQG-HCM cấp.

Chứng chỉ IELTS 5.0 do British Council hoặc IDP Australia cấp.

Chứng chỉ TOEFL(iBT) 45 do ETS cấp.

TOEIC 4 kỹ năng: 600 Nghe-Đọc và 200 Nói-Viết do ETS cấp (hoặc 220 Nói- Viết do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM cấp).

Chứng chỉ BULATS 60 do Cambridge Assessment cấp.

4/ Lộ trình học của hai ngành Hóa học và CNKT hóa học ?

Thời gian đào tạo: 4 năm

Tổng số tín chỉ: 131

* Ngành Hóa học (chương trình đại trà & Cử nhân tài năng): 2 học kỳ/ năm, chia làm 3 giai đoạn

+ Giai đoạn đại cương: 50 tín chỉ

+ Giai đoạn cơ sở ngành: 48 tín chỉ

+ Giai đoạn chuyên ngành: 33 tín chỉ

* Ngành Hóa học (chương trình chất lượng cao): 3 học kỳ/ năm, chia làm 3 giai đoạn

+ Giai đoạn đại cương: 50 tín chỉ

+ Giai đoạn cơ sở ngành: 48 tín chỉ

+ Giai đoạn chuyên ngành: 33 tín chỉ

* Ngành Hóa học (chương trình văn bằng đôi Việt – Pháp): 3 học kỳ/ năm, chia làm 3 giai đoạn

+ Giai đoạn đại cương: 50 tín chỉ

+ Giai đoạn cơ sở ngành: 48 tín chỉ

+ Giai đoạn chuyên ngành: 33 tín chỉ

* Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học: 3 học kỳ/ năm, chia làm 3 giai đoạn

+ Giai đoạn đại cương: 50 tín chỉ

+ Giai đoạn cơ sở ngành: 38 tín chỉ

+ Giai đoạn chuyên ngành: 33 tín chỉ

5/ Phương thức tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM?

Từ năm 2016, ngành CNKTHH của Khoa Hóa học được phép xét tuyển riêng theo đề án tuyển sinh chung của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của Bộ GD&ĐT tối đa 4% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành (thông báo đính kèm).Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM tối đa 20% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành (thông báo đính kèm).Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tối thiểu 35% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành (thông báo đính kèm).Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức tối đa 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành (thông đính kèm).Phương thức 5: tối đa 1% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành, gồm hai đối tượng như sau:

– Đối với thí sinh người Việt Nam học Trường nước ngoài tại Việt Nam với chương trình đào tạo được công nhận tại nước sở tại, xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung bình GPA của 03 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học phổ thông hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học phổ thông) kết hợp điều kiện là có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT.

Xem thêm: Khóa Học Bơi Cho Trẻ Em Dưới 7 Tuổi, Lớp Học Bơi Trẻ Em

– Đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài, xét tuyển dựa trên điểm học bạ tích lũy GPA của GPA của 03 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học phổ thông hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học phổ thông) kết hợp điều kiện là có chứng chỉ năng lực tiếng Việt đối với thí sinh đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT hay có quốc tịch là nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *